Dầu dừa, thịt quả dừa, nuớc cốt dừa… từ lâu đã là những món ăn truyền thống của các dân tộc ở Nam Thái Bình Dương trải qua nhiều thời đại.
Đã được rửa sạch “vết nhơ” là chất béo có hại (bad fat), dầu dừa hiện đang được “trọng dụng” hơn so với những “đồng nghiệp” chất béo khác.
Dừa từ rất lâu cũng đã được dùng rộng rãi trong y học cổ truyền, Đông y… Dầu dừa dùng trong để điều trị các bệnh về tiêu hóa, nhiễm ký sinh trùng; dùng ngoài để điều trị các rối loạn về da bao gồm: nấm da, khô da, ngứa da…
Tuy nhiên, xét về khía cạnh dinh dưỡng, dầu dừa có lúc bị mang tiếng là “kẻ hung ác” do trong thành phần chứa quá nhiều chất béo bão hòa (saturated fats). Sau này, các nhà nghiên cứu chợt nhận thấy rằng dầu dừa không phải là vấn đề cốt lõi của cholesterol. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất thực phẩm đang bị áp lực phải từ bỏ loại dầu ăn công nghiệp đầy tai tiếng “trans fat”, dầu dừa chỉ “ngủ một đêm” đã trở thành một ứng viên sáng giá.
Vì sao dầu dừa bị nghi oan?
Chỉ vì trong thành phần của dầu dừa có quá nhiều chất béo bão hòa vốn cho là thủ phạm gây ra các rối loạn tim mạch. Tuy nhiên, đây chỉ là “chuyện nhỏ” vì các nhà khoa học nhận thấy rằng không phải tất cả các chất béo bảo hòa đều gây hại cho sức khỏe. Một số chất béo bão hòa được tạo thành từ chuỗi dài riglycerides (long chain triglyceridea -LCTs) vốn là chất không tan trong nước, có nghĩa là cơ thể sẽ rất khó khăn để xử lý và tiêu hóa loại chất béo này, cuối cùng, chúng sẽ được giữ lại trong cơ thể dưới dạng mỡ và sẽ bám vào hệ thống mạch m.áu, bụng và đùi. Chất béo hiện diện trong dầu dừa dù là chất béo bão hòa nhưng không phải là LCTs mà chúng được tạo thành từ chuỗi trung bình triglycerids (medium chain triglycerids- MCTs) vốn tan từng phần trong nước. Vì vậy, thay vì biến thành các phần tử mỡ được tích tụ trong cơ thể, chúng sẽ dược vận chuyển tới gan và được chuyển hóa một cách khá hiệu quả, giúp tạo ra năng lượng cho cơ thể. Hỗ trợ cho các chức năng cơ thể, thậm chí tim mạch và chống lại sự tăng cân, một điểm hay khác là MCTs không tạo ra những gốc tự do trong quá trình tiêu hóa và đồng hóa.
Nghịch lý của dầu dừa – chống béo phì
Có vẻ như nghịch lý nhưng lại vô cùng hữu lý, dầu dừa có khả năng hỗ trợ cho sự giảm cân. Tác động giảm cân của dầu dừa hoạt động theo 3 cách:
Hỗ trợ chuyển hóa:
Chuỗi trung gian triglycerides của dầu dừa sẽ làm tăng sự sinh nhiệt, làm gia tăng tốc độ chuyển hóa cho dù ngay cả lúc chúng ta ngồi yên. Có nghĩa là cơ thể chúng ta sẽ đốt cháy nhiều calories mà không cần những hoạt động gắng sức.
Giúp khống chế sự thèm ăn
Khống chế sự thèm ăn:
Dầu dừa giúp cơ thể chúng ta cảm thấy không muốn ăn nữa sau khi đã ăn, có nghĩa là chúng ta sẽ ăn ít hơn và khỏang cách giửa 2 lần ăn lâu hơn. Tất cả các loại chất béo đều gây cho ta cảm giác chán ăn, tuy nhiên, dầu dừa lạicó calories thấp hơn những loại dầu khác do đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng.
Không có cảm giác đói:
Dầu dừa làm tăng sản sinh một loại hoóc-môn có tên là leptin, loại hoóc-môn này phát tín hiệu bảo chúng ta ngừng ăn. Trong một nghiên cứu tại ĐH Johs Hopkins, những phụ nữ không ăn kiêng nếu được bổ sung dầu dừa sẽ ăn ít lại. Để có được điều này, chỉ cần một lượng nhỏ dầu dừa, khoảng 15ml mỗi ngày.
Gần đây, một nhóm sinh viên dược khoa tại ĐH Curtin (Úc) đang nghiên cứu dầu dừa để chế tạo ra những loại viên nang có tác dụng hỗ trợ việc giảm cân.
Dầu dừa có khả năng hỗ trợ cho sự giảm cân.
DS. NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG (Australia)
Theo SK&ĐS
Bác sĩ ơi: 2 năm bị ngứa, phải làm sao?
Tôi bị ngứa hơn 2 năm nay sau 1 lần uống paracetamol (vì bị sốt). Sau đó đi khám và uống thuốc thì đỡ, nhưng cứ hết thuốc thì lại ngứa.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Ngứa kèm theo mẩn đỏ nếu gãi (sau đó mẩn đỏ lặn mất). Tôi đã đi xét nghiệm về gan nhưng không sao, đã xét nghiệm giun sán dù không bị vẫn uống phòng… đến nay vẫn không hết bệnh. Một bác sĩ da liễu nói tôi phải sống chung với nó và khi nào ngứa thì uống thuốc. Xin bác sĩ tư vấn thêm về trường hợp của tôi. ( Trần Vân C., gmail)
Ngứa là vấn đề thường gặp, khi kéo dài thì gây khó chịu và giảm chất lượng sống rất nhiều. Ngứa chủ yếu gặp trong các bệnh ngoài da như: viêm da cơ địa, mề đay, viêm da dị ứng, do nấm… Ngứa cũng có thể do các bệnh nội tạng như: suy thận, suy gan, nhiễm ký sinh trùng…
Một số thuốc cũng gây ngứa như thuốc chữa cao huyết áp (captopril, clonidin), chữa đái tháo đường (metformin), thuốc kháng sinh (amoxicillin, ofloxacine), thuốc chữa rối loạn mỡ m.áu… Bạn có nhắc đến paracetamol, nhưng thường thì thuốc này không gây ngứa.
Theo mô tả, ngứa có kèm mẩn đỏ và sau đó mẩn lặn mất, thì thường là do mề đay. Mề đay là một bệnh dị ứng, do cơ thể phản ứng với một chất lạ (dị nguyên). Chất lạ đó có thể là thức ăn (thịt bò, gà, hải sản, trứng…), phấn hoa, bụi nhà, côn trùng, cây cỏ… Mề đay cũng có thể do lạnh quá, hoặc nóng quá (nhất là sau khi tập thể dục), mặc quần áo chật quá…
Có rất nhiều lý do gây ra mề đay, mà nhiều khi người ta không tìm được nguyên nhân chính xác nên kết luận là mề đay vô căn, và rất khó chữa, vì mình chẳng biết nguyên nhân để phòng tránh.
Như vậy, những việc bạn cần làm là theo dõi kỹ sinh hoạt cá nhân của mình, xem ngứa xuất hiện lúc nào, ở đâu, sau khi ăn hoặc uống gì, mặc quần áo gì… Ngứa có kèm những dấu hiệu khác không như mẩn đỏ, khô da, mụn nước ở tay chân… Những thông tin này rất cần để bác sĩ chẩn đoán bệnh.
Ngoài ra, phải đi khám tổng quát, làm thêm xét nghiệm về m.áu, gan, thận, tuyến giáp…
Vài điều sau đây có thể giúp bạn là: bớt căng thẳng, tránh các chất kích thích như rượu, thức ăn cay nóng, tránh làm khô da (phòng lạnh quá, quạt gió nhiều quá, tắm nước nóng quá…). Nên tắm bằng xà phòng dịu nhẹ, giữ ẩm da. Không mặc quần áo có sợi len hoặc ni lông.
Khi ngứa đừng nên gãi (thật khó nhưng hãy ráng!), vì gãi thì sẽ làm cơ thể tiết nhiều chất histamin gây ngứa nhiều hơn. Nên xoa hoặc vỗ nhẹ tại chỗ, hoặc chườm khăn ấm hoặc lạnh (để qua cơn ngứa); có thể thoa các loại kem có chứa menthol, urea, camphor hoặc trà xanh. Thuốc có corticoid thoa tại chỗ rất hiệu nghiệm nhưng phải theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ngứa có thể kéo dài lâu, nhưng thường thì không ai bị suốt đời. Rồi sẽ đến một ngày bạn không còn ngứa!
Theo Thanh niên