Các bác sĩ BVĐK tỉnh Kon Tum vừa phẫu thuật thành công đưa toàn bộ đường tiêu hóa trở lại khoang bụng cho bệnh nhi nặng 2.5 kg bị dị tật hở thành bụng hiếm gặp.
Trước đó, lúc 18h00 ngày 2/1/2021 sản phụ Y.L (ở Đăk Cấm, Kon Tum) sinh thường tại nhà, sau khi sinh gia đình phát hiện ruột của bệnh nhi nằm ngoài ổ bụng qua lỗ hở cạnh bên phải rốn nên gia đình đã đến BVĐK tỉnh Kon Tum cấp cứu.
Qua thăm khám các bác sĩ khoa Nhi, BVĐK tỉnh Kon Tum xác định bệnh nhi bị thoát vị dạ dày, toàn bộ ruột bị lộ ra ngoài, đe dọa đến tính mạng.
Trước tình hình khẩn cấp, các bác sĩ Khoa Nhi đã hội chẩn với Khoa Ngoại Tổng hợp, Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức đi đến quyết định phẫu thuật khẩn cấp cho bệnh nhi.
Trong quá trình phẫu thuật cấp cứu các bác sĩ phát hiện toàn bộ ruột non, một phần đại tràng và dạ dày nằm ngoài ổ bụng. Lỗ hở thành bụng bên phải cuống rốn có kích thước 5×5 cm.
BS đang chăm sóc sức khoẻ cho bé tại BVĐK tỉnh Kon Tum
BS CKII. Trần Văn Hiền, Phó khoa Ngoại tổng hợp chuyên khoa ngoại nhi, phẫu thuật viên chính cho biết, với trường hợp này, nếu không mổ kịp thời và được các bác sĩ Khoa Nhi xử trí ban đầu tốt thì ruột bé sẽ bị n.hiễm t.rùng, phù nề, khó đưa vào bụng có thể đe dọa tính mạng bé.
BS. Hiền cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai nên siêu âm tối thiểu 3 lần trong 3 giai đoạn thai kỳ. Đặc biệt, không nên sinh tại nhà phải đến cơ sở y tế để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Cũng theo BS. Hiền, hở thành bụng xảy ra sớm trong thời kỳ mang thai, khi các cơ trong thành bụng được hình thành không bình thường và tạo ra lỗ cho phép ruột và các cơ quan khác chạy ra bên ngoài cơ thể, thường lỗ này ở phía bên phải của rốn.
Do ruột không được bọc trong túi bảo vệ và tiếp xúc với nước ối, nên ruột có thể bị kích thích, khiến chúng bị rút ngắn, xoắn hoặc sưng. Tỉ lệ 1/15.000 – 30.000 trẻ sinh sống. Hở thành bụng hiếm kết hợp dị tật bẩm sinh khác, tỉ lệ 5 – 10%.
Thai phụ 33 tuần nhập viện cấp cứu vì ruột thừa vỡ mủ
Một phụ nữ mang thai 33 tuần bị viêm ruột thừa vỡ mủ hưởng đến tính mạng cả mẹ lẫn thai nhi vừa được Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum phẫu thuật nội soi thành công.
Thai phụ N.T.V. (trú tại xã Đăk Pék, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng hố chậu phải, vị trí không xác định, không có dấu hiệu sốt.
Qua thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán: Viêm ruột thừa vỡ mủ và được các bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp hội chẩn phẫu thuật cấp cứu bằng phương pháp nội soi.
Trong quá trình phẫu thuật cấp cứu, các bác sĩ phát hiện tử cung lớn đè lên ruột thừa, ruột thừa nung mủ. Sau 1 giời tiến hành phẫu thuật, ca phẫu thuật đã diễn ra thuận lợi, cả thai phụ và thai nhi đều an toàn.
Bác sĩ Đặng Văn Long, Khoa Ngoại tổng hợp cho biết: Viêm ruột thừa ở phụ nữ mang thai lớn (trên 30 tuần t.uổi) có chuyển biến nhanh và nguy hiểm. Biểu hiện lâm sàng ở đa số các trường hợp viêm ruột thừa chính là những cơn đau bụng dữ dội ở vùng hố chậu phải, nhưng cũng có thể đau vùng thượng vị (dễ bị nhầm với đau dạ dày) hoặc đau quanh rốn (dễ nhầm với rối loạn tiêu hóa) và những vị trí khác.
Trường hợp trên, thai phụ bị viêm ruột thừa gây co và đau tử cung nên dễ nhầm lẫn với biểu hiện của sinh non hoặc chuyển dạ. Đồng thời, tử cung to cũng đẩy ruột thừa ra khỏi vị trí bình thường khiến các bác sĩ gặp nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân. Nếu để lâu, một số hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra cho sản phụ và thai nhi như dọa sinh non hoặc sinh non, nguy cơ xa hơn là viêm phúc mạc, choáng n.hiễm t.rùng, nhiễm độc dẫn đến t.ử v.ong.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo: Thai phụ khi có bất thường ở bụng hay đau bụng, tức bụng, ói, sốt, tiêu lỏng… nên đến khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị chính xác, hiệu quả nhằm tránh các biến chứng khó lường cho mẹ và thai nhi.