Đài Channel News Asia cho biết mồ hôi tuy gây khó chịu nhưng là chất làm mát quan trọng của cơ thể.
Nếu không đổ mồ hôi và để quá trình bay hơi giữ thân nhiệt ở mức an toàn, con người sẽ hôn mê vì nóng.
Vậy một người bình thường đổ bao nhiêu mồ hôi? Vì sao có người đổ mồ hôi nhiều hơn người khác? Thứ gì trong mồ hôi gây ra cảm giác dính khó chịu trên da? Đổ mồ hôi có giúp loại bỏ độc tố hay không? Tắm lúc mồ hôi nhiều có hại không?
Lượng mồ hôi trong một ngày
Lượng mồ hôi trong một ngày tùy thuộc mức độ vận động và môi trường xung quanh. Bác sĩ da liễu Kok Wai Leong (trung tâm y tế StarMed) cho biết thông thường một người khỏe mạnh dáng người trung bình đổ 500 ml mồ hôi mỗi giờ khi vận động cường độ thấp chẳng hạn như tập yoga hoặc đi bộ. Lượng mồ hôi tăng lên 1 lít nếu vận động cường độ cao.
Vận động viên hoặc người nặng cân có thể đổ 2 lít mồ hôi mỗi giờ, trong một ngày tổng lượng mồ hôi có thể lên đến 10 lít đặc biệt dưới điều kiện thời tiết nóng ẩm, theo bác sĩ Kok.
Vì sao có người đổ mồ hôi nhiều hơn người khác?
Chuyên gia tư vấn Wang Ding Yuan (Trung tâm Da liễu quốc gia Singapore) cho biết đổ mồ hôi nhiều hay ít tùy thuộc nhiều yếu tố. Nhìn chung người nặng cân hơn, thể lực tốt hơn, thích nghi tốt hơn với thời tiết nóng bức sẽ đổ nhiều mồ hôi hơn. Một yếu tố khác là t.uổi tác: người lớn t.uổi đổ ít mồ hôi hơn người trẻ t.uổi.
“Ngoài ra còn có lý do bệnh lý làm đổ mồ hôi ít hoặc nhiều hơn, bao gồm sử dụng một số loại thuốc, bệnh thần kinh, nghiện rượu, rối loạn hệ thống (vấn đề về tuyến giáp, suy tim, ung thư hạch) và rối loạn di truyền hiếm gặp”, theo Wang. Ông nói thêm rằng đôi lúc con người đổ mồ hôi nhiều hơn dù chẳng có lý do gì.
Đổ mồ hôi có giúp loại bỏ độc tố hay không?
Mục đích chính của đổ mồ hôi là giúp hạ thân nhiệt chứ không phải loại bỏ độc tố. Chỉ một lượng nhỏ chất thải như ure hay ammoniac được bài tiết qua mồ hôi, còn lại đều bài tiết qua nước tiểu.
Một giọt mồ hôi chứa khoảng 99% nước và 1% ure, ammoniac cùng chất thải khác. Trong khi đó nước tiểu chứa 95% nước, 2,5% urê và 2,5% chất thải khác.
Chuyên gia Wang giải thích vì sao nhiều người xem mồ hôi là chất lỏng có thể bài tiết được của cơ thể giống nước tiểu nên nghĩ rằng đổ mồ hôi giúp loại bỏ độc tố. Một quan niệm sai lầm khác là đổ mồ hôi giúp bớt say rượu cũng xuất phát từ suy nghĩ này.
Theo bác sĩ Kok, độc tố thường được loại bỏ qua thận và gan thay vì tuyến mồ hôi.
Vệt trắng trên quần áo
Mỗi giọt mồ hôi có chút ít khoáng chất sẽ biến thành vệt trắng trên quần áo. Chuyên gia Wang cho biết chúng gồm kali, canxi, magie với nồng độ lần lượt là 2 – 8 mmol/lít, 0,2 – 2 mmol/lít và 0,02 – 0,4 mmol/lít. Mồ hôi có vị mặn vì chúng cũng chứa natri clorua nồng độ 10 – 90 mmol/lít.
Nhưng vết ố quần áo không hoàn toàn chỉ do mồ hôi. Chính sự tương tác giữa mồ hôi với hóa chất trong sản phẩm khử mùi hoặc vi sinh vật khiến vải ngả vàng, theo bác sĩ Kok. Ông còn lưu ý đến khả năng mắc một hội chứng rối loạn hiếm gặp mang tên “mồ hôi màu” (chromhidrosis) – tuyến mồ hôi tạo ra hợp chất sắc tố.
Cảm giác dính khó chịu trên da
Chuyên gia Wang cho biết mồ hôi ( chứa nước, khoáng chất, ít thải) lúc tiết ra sẽ trộn lẫn với lipid hoặc dầu trên bề mặt da. Khi nước trong mồ hôi bay hơi, các thành phần sót lại gây ra cảm giác dính.
Bác sĩ Kok nói thêm rằng đôi khi lỗ chân lông bị tắc hay mụn trứng cá cũng có thể xảy ra do mồ hôi trộn lẫn với tế bào da c.hết.
Quần áo hút mồ hôi có gây vấn đề về da không?
Nhìn chung không có vấn đề gì khi mặc quần áo hút mồ hôi sau khi vận động, nhưng bác sĩ Kok khuyến nghị mặc trang phục rộng rãi may bằng vải thoáng khí thay vì trang phục bó sát để tránh rôm sảy.
“Dưới điều kiện cực kỳ ẩm ướt, tốc độ bay hơi của mồ hôi chậm lại dẫn đến mồ hôi tích tụ trên da. Vì vậy bạn sẽ muốn thay quần áo rộng rãi và sạch sẽ sau khi vận động”, theo bác sĩ Kok.
Ông cũng khuyên nên thận trọng nếu bị chàm hoặc dị ứng tiếp xúc, do vải hút mồ hôi có thể chứa chất gây kích ứng chẳng hạn như phthalates. Ngoài ra một số loại vải tạo cảm giác thô ráp, gây kích ứng dẫn đến rôm sảy.
Tắm lúc mồ hôi nhiều có hại không?
Bác sĩ Kok cho biết tắm sẽ giúp da giảm nhiệt độ, ngăn ngừa phát ban. Chuyên gia Wang cũng không ghi nhận tắm lúc mồ nhiều gây hại, ông khuyên nên dùng sữa tắm dịu nhẹ, tắm tối đa 2 lần một ngày và mỗi lần 10 đến 15 phút, tắm nước ấm thay vì nước nóng.
Trên thực tế, tắm càng sớm sẽ càng tốt vì natri clorua sót lại có thể gây kích ứng. Nếu chưa thể tắm thì hãy lau khô người bằng khăn sạch.
Người Việt đầu tiên được phát hiện mắc bệnh mồ hôi m.áu giờ ra sao?
Sau buổi đi ăn trưa cùng đồng nghiệp, anh N.T.A, quê Đông Anh, Hà Nội, phát hiện chiếc khăn ướt của quán anh dùng để lau mặt bỗng chuyển sang màu hồng.
Hoảng hốt, anh lên mạng tìm hiểu về triệu chứng lạ. Thời điểm năm 2017, thông tin về hiện tượng này rất ít ỏi. Anh đến 2-3 nơi nhưng không tìm ra nguyên nhân chính xác.
“Lo lắng, hoang mang, liệu có điều trị được hay không, căng thẳng lại thêm căng thẳng?”, anh T.A chia sẻ câu chuyện xảy ra năm 2017, khi đó anh 24 t.uổi.
Người đàn ông này đến Bệnh viện Da liễu Trung ương, gặp GS.TS Trần Hậu Khang, nguyên Giám đốc Bệnh viện. “Bệnh nhân đến viện với chiếc áo trắng thấm màu đỏ, đôi dép và tấm khăn lau mặt đều có màu hồng nhạt”, Giáo sư Khang nhớ lại.
Khai thác bệnh sử, biết bệnh nhân mắc bệnh lạ sau khi gặp cú sốc rất lớn về kinh tế khiến anh suy sụp tinh thần, Giáo sư Khang hướng suy nghĩ đến hiện tượng “mồ hôi máu” rất hiếm gặp. Y văn thế giới đến nay chỉ ghi nhận khoảng 200 ca, riêng Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào.
“Đầu tiên, tôi được lấy mẫu dưới da, bác sĩ cũng yêu cầu tôi chạy vã mồ hôi, lấy mồ hôi đã thấm từ bông rồi đem đi xét nghiệm”, anh kể. Hai xét nghiệm đặc hiệu (gồm phản ứng Benzidin và Hemochromogen) giúp thầy thuốc phát hiện hồng cầu trong tuyến mồ hôi và sinh thiết da để xác định sự lưu thông giữa tuyến mồ hôi và các mao mạch.
Giáo sư Khang chia sẻ ông mất một tuần để chẩn đoán chính xác và tìm ra cơ chế gây bệnh. Đó là một đợt căng thẳng rất nặng có thể gây rối loạn thần kinh vận mạch tại chỗ làm tổn hại mao mạch, da và tuyến mồ hôi…
Đơn thuốc được kê kèm theo lời khuyên, thậm chí là yêu cầu phải giảm stress, giúp nam thanh niên dần khỏi bệnh. Đầu năm 2018, bệnh tái phát một lần nữa nhưng mức độ nhẹ hơn. Từ đó đến nay, triệu chứng từng khiến anh hốt hoảng không còn quay lại.
“Hiểu được căn bệnh của mình khiến tôi không phải lo lắng nữa. Cuộc sống tốt hơn, yên tâm hơn”, anh kể.
Anh T.A chia sẻ về căn bệnh hiếm gặp xảy ra với anh cách đây 7 năm. Ảnh: BTC
Ca bệnh này là trường hợp mắc mồ hôi m.áu (ở thể nhẹ) đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam, người tìm ra nó là GS.TS Trần Hậu Khang, trở thành ca điển hình được ghi vào y văn thế giới.
Chiếc dép anh T.A đi bị nhuộm màu đỏ nhạt sau khi tiếp xúc với mồ hôi tiết ra từ bàn chân. Ảnh: BSCC
Sau khi Giáo sư Khang công bố ca bệnh này năm 2018, thêm một trường hợp mồ hôi m.áu được ghi nhận tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, đó là b.é g.ái 7 t.uổi ở Hưng Yên. B.é g.ái này tên D., mắc bệnh ở thể nặng. Ở mức độ này, bệnh nhân có các triệu chứng như m.áu pha trộn mồ hôi chảy trên một số vùng da cơ thể, đặc biệt là bàn tay.
Một số trường hợp mắc mồ hôi m.áu thể nặng còn “chảy máu” từ mặt, lỗ mũi, miệng, mắt… Năm 2018, Bệnh viện Phong và da liễu Trung ương Quy Hòa điều trị cho b.é g.ái tên Q.N, thời điểm đó 11 t.uổi, quê ở tỉnh Gia Lai. Triệu chứng lạ được gia đình phát hiện ở thời kỳ bé tập trung ôn thi kiểm tra cuối năm học. Mồ hôi tiết qua da ở vùng mắt, mặt, bàn tay có màu đỏ tươi của m.áu, có ngày bé bị tới 3-4 lần. Những lúc ấy, bé hay bé kêu mệt, đau đầu, cảm giác da vùng mặt căng ra.
Mồ hôi m.áu là một trong các loại bệnh da hiếm gặp do rối loạn thần kinh/tâm thần, rất hiếm gặp. Biểu hiện lâm sàng của hiện tượng này là mồ hôi tiết ra có lẫn m.áu. Tùy lượng m.áu nhiều hay ít mà mồ hôi tiết ra có màu sắc thay đổi như đỏ tươi, hồng, hay hồng nhạt.
Y văn thế giới từng mô tả một số trường hợp mồ hôi m.áu đặc biệt như tử tù, thủy thủ gặp bão tố trên biển, sợ c.hết vì mắc trọng bệnh hay căng thẳng trong gia đình. Đa số trường hợp này đều liên quan đến rối loạn tinh thần tột độ như lo âu, sợ hãi, sợ c.hết, bị stress triền miên.
Theo Giáo sư Khang, tới nay không một phương pháp đặc hiệu nào điều trị khỏi hiện tượng này. Quan trọng nhất là phát hiện và xử lý các bệnh kèm theo, đồng thời giảm stress, lo âu, căng thẳng bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý.