Đau nhiều, sưng nề vùng cổ chân phải, cậu thiếu niên quê Hà Giang đi khám thì phát hiện nhiều khối u sụn các kích cỡ khác nhau trong khớp.
Cách đây hơn 2 năm cậu thiếu niên H.V.K, 15 t.uổi, ở Quang Bình, Hà Giang bị ngã tại đầu dưới xương chày phải. Cho rằng chấn thương nhẹ, bệnh nhân không đi khám mà đắp thuốc nam, sau đó thấy có khối mặt trong cổ chân phải nhưng vẫn đi lại bình thường.
Cách đây 2 tuần, trẻ có biểu hiện đau nhiều, sưng nề vùng cổ chân phải. Gia đình đưa em đến khám tại một bệnh viện tư nhân của Phú Thọ.
Tại đây, bệnh nhân được chỉ định chụp X-quang, siêu âm. Kết quả cho thấy mặt trong khớp cổ chân phải giữa gân achilles và mắt cá trong có khối u kích thước 0,5×05 cm ấn đau nhiều có tiếng lạo xạo, xung quanh khối ấn mềm, đỉnh khối cứng chắc.
Hình ảnh u sụn được dựng 3D trên máy CT scaner.
Bệnh nhân được chẩn đoán bị chứng u sụn màng hoạt dịch. Trong ổ khớp các khối u nhỏ mọc chồi lên bề mặt, phát triển cuống và trở thành các khối u sụn. Một số rơi vào ổ khớp làm ảnh hưởng đến sự vận động của khớp và gây các triệu chứng như đau, viêm…
Bệnh nhân đã được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật mổ mở lấy bỏ các khối u. Sau một giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã lấy ra khoảng gần 20 hạt sụn các kích cỡ khác nhau trong khớp cổ chân của bệnh nhân.
U sụn được các bác sĩ lấy ra từ khớp cổ chân của bệnh nhân.
Sau ra viện bệnh nhân cần tập phục hồi chức năng tích cực để lấy lại biên độ vận động khớp cổ chân.
Bác sĩ Ngô Hữu Hùng trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật cho biết, để tránh các u sụn màng hoạt dịch, cần chú ý các chấn thương nhỏ tại khớp cổ chân, do vận động lặp lại một động tác quá nhiều hay thực hiện các động tác quá tầm vận động của khớp. Đồng thời tăng cường tập luyện thể dục thể thao, vận động khớp nhẹ nhàng, đảm bảo chế độ ăn đủ dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và chất khoáng.
Đắp thuốc nam chữa bỏng, hai chân bé 17 tháng n.hiễm t.rùng nặng
Bé 17 tháng bị bỏng nước sôi nhưng gia đình không đưa tới bệnh viện mà tự điều trị tại nhà bằng thuốc nam.
Ngày 23-11, thông tin từ Khoa Chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện (BV) Đa khoa Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) cho biết nơi đây vừa tiếp nhận b.é t.rai 17 tháng t.uổi bị n.hiễm t.rùng nặng hai chân.
Bệnh nhi được người nhà đưa đến viện trong tình trạng quấy khóc, vùng bỏng 2 bàn chân sưng nề chảy dịch đục, trợt da, nhựa lá cây dính bết vào vết bỏng, hai bàn chân n.hiễm t.rùng nặng, cử động cổ chân hạn chế.
Người nhà bệnh nhi cho biết cách đây 1 tuần bé không may bị bỏng nước sôi và được đắp thuốc nam tại nhà. Tuy nhiên, sau 6 ngày đắp thuốc, vết thương không đỡ, bé quấy khóc, sốt, bỏ ăn, vết bỏng chảy dịch, bàn chân sưng nề, nóng… nên được gia đình đưa tới BV.
Tại BV, bệnh nhi được sát khuẩn chuyển phẫu thuật làm sạch vết thương, dùng thuốc giảm đau, chống sốc với chẩn đoán bỏng mức độ II, III. Nguyên nhân làm cho tình trạng trở nặng hơn là do không được điều trị đúng cách khiến bệnh nhi bị n.hiễm t.rùng.
Theo các bác sĩ, với các trường hợp trẻ bị bỏng trước hết cần cách ly trẻ xa tác nhân gây bỏng, băng nhẹ hoặc che phủ vết thương bằng gạc, vải sạch rồi nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không tin vào các biện pháp như bôi kem đ.ánh răng, đắp thuốc nam, đắp các loại lá…