Khoai tây chứa chất glycoalkaloid với đặc tính chống ung thư và giúp bệnh nhân đối phó với tác dụng phụ khi điều trị.
Tỷ lệ t.ử v.ong do ung thư trên thế giới đã giảm trong những thập kỷ gần đây nhưng tổng số ca mắc lại tăng lên.
Giải trình tự bộ gene ung thư đã giúp các nhà khoa học xác định các cách tiềm năng để điều trị căn bệnh này. Tuy nhiên, nhiều đột biến và cơ chế gây ung thư đã áp đảo số lượng phương pháp điều trị hiện có.
Trong khoai tây có chất chống ung thư. (Ảnh: DSM)
Theo Medical News Today, một số phương pháp điều trị mới có liên quan tới các hợp chất thực vật. Một nhóm các hợp chất glycoalkaloid đang là tâm điểm của nhiều nghiên cứu.
Ngày 9/12, Tiến sĩ Magdalena Winkiel (Đại học Adam Mickiewicz, Ba Lan) tuyên bố một phương pháp điều trị ung thư hiệu quả có thể bắt nguồn từ khoai tây. Các tác giả cho rằng glycoalkaloid – hóa chất tự nhiên có trong khoai tây – có một số đặc tính chống ung thư và giúp bệnh nhân đối phó với tác dụng phụ khi điều trị.
Hóa trị có thể t.iêu d.iệt tế bào ung thư nhưng đi kèm với một loạt các tác dụng phụ nặng nề như buồn nôn, rụng tóc và mệt mỏi. Các loại thuốc có nguy cơ t.iêu d.iệt cả tế bào khỏe mạnh trong khi nhắm vào tế bào ung thư.
Điều này đã khiến Tiến sĩ Winkiel và các đồng nghiệp đi tìm các hợp chất mới có tiềm năng hóa trị liệu.
“Các nhà khoa học trên khắp thế giới vẫn đang tìm kiếm các loại thuốc có thể t.iêu d.iệt các tế bào ung thư đồng thời lại an toàn cho các tế bào khỏe mạnh. Điều đó không hề dễ dàng dù y học đã có những tiến bộ và sự phát triển mạnh mẽ của các kỹ thuật hiện đại. Đó là lý do chúng ta nên quay trở lại với những cây thuốc đã điều trị thành công các bệnh khác nhau từ nhiều năm trước”, Tiến sĩ Winkiel nói.
Các nhà khoa học tập trung vào 5 loại glycoalkaloid mà họ tin rằng có thể phát triển thuốc – solanine, chaconine, solasonine, solamargine và tomatine.
Với liều lượng nhỏ, solanine đã t.iêu d.iệt được tế bào ung thư bạch cầu. Chaconine có khả năng điều trị n.hiễm t.rùng huyết do đặc tính chống viêm…
Mặc dù vậy vẫn cần thêm nghiên cứu để xác định loại nào đủ an toàn để thử nghiệm trên người.
Thực vật thường được sử dụng để chống ung thư, bao gồm cả thuốc hóa trị Paclitaxel, được làm từ vỏ cây. Tiến sĩ Winkiel đ.ánh giá nếu những hóa chất tự nhiên này chưa thể thay thế các loại thuốc hiện có thì liệu pháp kết hợp sẽ làm tăng hiệu quả điều trị.
Mặc dù các hóa chất tìm thấy trong khoai tây có đặc tính chống lại ung thư nhưng không có bằng chứng nào ghi nhận việc ăn một lượng nhất định mỗi ngày sẽ t.iêu d.iệt tế bào ung thư.
Nhóm tác giả cho hay: “Cần tiến hành nhiều nghiên cứu hơn để khám phá các liệu pháp điều trị ung thư mới, chọn lọc và ít độc hại. Đồng thời cải thiện hiệu quả của các phương pháp đang áp dụng vì ung thư vẫn là một trong những nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu trên thế giới”.
2 nguyên tắc vàng khi ăn giúp giảm 73% tình trạng đường huyết tăng vọt
Bệnh tiểu đường là bệnh dai dẳng suốt đời. Mặc dù có thể uống thuốc, nhưng vẫn có những cách khác để giúp kiểm soát bệnh.
Vì bệnh tiểu đường dẫn đến mức đường trong m.áu trở nên quá cao, nên thực phẩm đóng vai trò rất lớn trong việc kiểm soát bệnh.
Và người bệnh tiểu đường thường được khuyên ăn một chế độ ăn cân bằng tốt cho mức đường huyết.
Nhưng điều quan trọng không kém là cách ăn. Thứ tự ăn rất quan trong, điều này có thể ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng tăng vọt đường huyết sau khi ăn.
Một chuyên gia đã chia sẻ 2 nguyên tắc vàng rất đơn giản trong bữa ăn để giảm nguy cơ tăng vọt lượng đường trong m.áu, theo nhật báo Anh Express.
Nguyên tắc 1: Luôn ăn kèm tinh bột với thứ khác
Nguyên tắc 1: Luôn ăn kèm tinh bột với thứ khác. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ Naomi Brosnahan, chuyên gia dinh dưỡng từ Dịch vụ chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới Counterweight (Anh), cho biết: Luôn “ăn kèm” carb với thứ khác, theo Express.
Nghĩa là hễ ăn những thứ có chứa tinh bột (carbohydrate viết tắt là carb) – như bánh mì, mì sợi, cơm, khoai tây hoặc thức ăn ngọt, hãy ăn kèm với những thứ sau:
Chất đạm: Gồm thịt, sữa, hải sản, các loại đậu, đậu phụ.
Chất béo: Gồm các loại hạt, dầu ô liu
Chất xơ: Gồm rau và ngũ cốc nguyên hạt.
Điều này sẽ làm chậm quá trình hấp thụ carb vào m.áu và giúp tránh mức đường huyết tăng vọt có thể xảy ra khi ăn một mình tinh bột hoặc đồ ngọt.
Nguyên tắc 2: Thứ tự ăn rất quan trọng
Tiến sĩ Brosnahan cũng giải thích thứ tự ăn có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn.
Cô Brosnahan nói: Đối với các chất dinh dưỡng đa lượng, như chất xơ, protein, chất béo và carbohydrate, ăn theo đúng thứ tự có thể làm giảm 73% tình trạng đường huyết tăng vọt sau bữa ăn, theo Express.
Thứ tự ăn nên như sau:
1. Ăn rau đầu tiên
2. Tiếp đến là đạm và chất béo
3. Cuối cùng mới ăn tinh bột và đường.
Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi thưởng thức món bít tết thơm ngon với khoai tây và rau.
Theo lời khuyên này, bạn nên ăn rau trước, sau đó là bít tết, và cuối cùng mới ăn khoai tây.
Chất xơ, đạm và chất béo giúp giảm tình trạng đường huyết tăng vọt.
Ăn theo đúng thứ tự có thể làm giảm 73% tình trạng đường huyết tăng vọt sau bữa ăn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Sự khác biệt của mức đường huyết trước và sau khi ăn
Đối với người khỏe mạnh
Mức đường huyết trước khi ăn là từ 4,0 – 5,4 mmol/L
Mức này thường tăng lên đến 7,8 mmol/L trong 2 giờ sau khi ăn.
Đối với người mắc bệnh tiểu đường
Mức đường huyết trước khi ăn mục tiêu là 4 – 7 mmol/L
Và mức đường huyết sau khi ăn phải dưới 8,5 mmol/L, theo Express.