Xì hơi là một việc bình thường của mỗi người, nó thuộc về sinh lý và không có hại. Tuy nhiên, xì hơi thường xuyên lại không phải là chuyện nhỏ, kiến nghị mọi người nên chú ý.
Hiểu Mẫn 27 t.uổi, là nhân viên văn phòng (Quảng Đông, Trung Quốc) gần đây bất luận cô ăn thứ gì thì cô cũng xì hơi rất nhiều, thậm chí trong thang máy cô cũng không thể kiềm chế được, khiến cô rất xấu hổ. Gần đây, Hiểu Mẫn phát hiện ngoài việc xì hơi nhiều, cô còn thường xuyên bị tiêu chảy và đau bụng.
Thế nhưng Hiểu Mẫn cho rằng bản thân ăn quá nhiều thực phẩm cay, dẫn đến dạ dày không thoải mái, nên không chú ý. Khi cha mẹ phát hiện sự bất thường của Hiểu Mẫn, họ lập tức đưa cô đến Bệnh viện nhân dân trung ương Huệ Châu.
Hiểu Mẫn 27 t.uổi, là nhân viên văn phòng (Quảng Đông, Trung Quốc) gần đây bất luận cô ăn thứ gì thì cô cũng xì hơi rất nhiều.
Sau khi nội soi và chụp CT, kết quả bệnh lý cho thấy: ung thư ruột giai đoạn 3. Hiểu Mẫn vừa khóc vừa hỏi bác sĩ: “Gần đây, tôi chỉ có dấu hiệu xì hơi nhiều hơn, tại sao lại bị ung thư ruột?”. Bác sĩ giải thích: Trong thói quen ăn uống tốt, thực phẩm sẽ được tiêu hóa và hấp thụ, thông qua ruột non đến ruột già, protein và chất béo còn sót lại rất ít, lượng ít chất dư thừa này dưới tác dụng của các vi khuẩn trong đường ruột sẽ tiếp tục hợp thành các chất thiết yếu trong cơ thể.
Tuy nhiên, vì Hiểu Mẫn thường ăn các loại thực phẩm như canh cay, protein động vật và lượng chất béo quá nhiều, vượt quá khả năng tiêu hóa hấp thụ của ruột non, khi tiến vào ruột già sẽ không phải là sót lại lượng nhỏ.
Trong “các chất lên men” ở ruột già, quá nhiều chất dinh dưỡng sẽ khiến các vi khuẩn mất cân bằng, lượng lớn dinh dưỡng dư thừa hợp thành các loại amin, thời gian dài kích thích, sẽ làm tăng tỉ lệ phát triển các khối u ở đường tiêu hóa, và các khối u phát triển sẽ dấn đến ung thư ruột.
Khi chúng ta ăn uống, đều bất giác sẽ nuốt rất nhiều không khí.
Xì hơi sản sinh như thế nào trong cơ thể?
Khi chúng ta ăn uống, đều bất giác sẽ nuốt rất nhiều không khí. Không khí bình thường có 2 cách để bài tiết ra ngoài: một là ngáy, hai là xì hơi. Sau khi không khí đi vào dạ dày, có thể kích thích các dây thần kinh tụ tập ở dạ dày và dây thần kinh ở cơ hoành, gây ra ngáy và đẩy không khí từ dạ dày ra ngoài.
Tuy nhiên, ngáy cũng có thể xả ra một phần khí, phần còn lại sẽ lưu ở trong dạ dày. Ngoài ra còn có một phần khí thể đi vào đường ruột, tạo thành khí đường ruột, “xì hơi” chính là phần khí ở đường ruột.
Trong đường ruột của con người, có một số lượng lớn vi khuẩn có thể phá vỡ protein trong thức ăn mà chúng ta đã ăn thành axit amin, sau đó p.hân h.ủy axit amin thành một loại chất gọi là “amin”, những chất này có mùi hôi thối. Vì vậy, chúng tự nhiên hình thành mùi của “rắm”.
Mối quan hệ giữa ung thư ruột và xì hơi là gì?
Nếu một người chỉ là tăng số lần xì hơi, cơ thể không có phản ứng bất thường nào khác, như vậy là tình trạng bình thường, không phải là ung thư đường ruột, nhưng nếu xuất hiện xì hơi thường xuyên, đồng thời còn có các triệu chứng như m.áu trong phân, đau bụng, vậy cần phải chú ý, đây rất có thể là những biểu hiện chính của ung thư đại tràng.
Chế độ ăn uống có thể phòng ngừa ung thư ruột
1. Giảm các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bao gồm mỡ động vật và dầu thực vật. Sử dụng cá, thịt gia cầm, thịt nạc, các sản phẩm từ sữa ít béo thay thế cho các loại thịt chứa quá nhiều dầu động vật, sử dụng thực phẩm luộc hấp thay thế các thực phẩm chiên rán.
Giảm các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bao gồm mỡ động vật và dầu thực vật giúp phòng ngừa ung thư ruột.
2. Tăng lượng rau lá xanh và các loại rau củ, hoa quả.
3. Ăn nhiều thực phẩm nhiều tinh bột và chất xơ.
4. Duy trì cân nặng phù hợp.
5. Lượng muối hàng ngày ăn vào cơ thể dưới 5 gram.
6. Ăn nhiều thực phẩm tươi, ăn ít thức ăn mặn và không ăn thức ăn bị mốc. Uống ít rượu.
Nguồn: Sohu/baodansinh
N.ữ s.inh 18 t.uổi mắc ung thư ruột, thủ phạm là thực phẩm mọi người vẫn vô tư ăn hàng ngày
Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện có một khối u ở đường ruột, cũng chính là ung thư ruột, kết quả khiến cả Tiểu Lệ và bố mẹ đều sốc. Tiểu Lệ vẫn còn rất trẻ, tại sao đã mắc ung thư?
Ngày nay, thực phẩm đa dạng phong phú, hấp dẫn mọi người từ hình thức đến hương vị. Ngoài những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, có rất nhiều loại thực phẩm đem lại bệnh tật cho con người, nhưng mọi người vẫn “vô tư” ăn.
Gần đây, cô gái Tiểu Lệ mới 18 t.uổi, đột nhiên phát hiện cân nặng của mình không ngừng giảm xuống, mặc dù đã từng có thời gian Tiểu Lệ bị mập và cô gái rất muốn giảm cân. Tuy nhiên, lần giảm cân đột ngột này khiến cô rất khó chịu, còn kèm theo tình trạng thường xuyên phải vào nhà vệ sinh và đau bụng.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện có một khối u ở đường ruột, cũng chính là ung thư ruột, kết quả khiến cả Tiểu Lệ và bố mẹ đều sốc.
Bố mẹ Tiểu Lệ lo lắng, nên đã đưa cô đến Bệnh viện nhân dân số 1 Giang Phục thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) để kiểm tra. Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện có một khối u ở đường ruột, cũng chính là ung thư ruột, kết quả khiến cả Tiểu Lệ và bố mẹ đều sốc. Tiểu Lệ vẫn còn rất trẻ, tại sao đã mắc ung thư?
Sau khi tìm hiều về chế độ ăn uống hàng ngày của Tiểu Lệ được biết, Tiểu Lệ sống nội trú ở trường học, gần 3 năm học cấp III, Tiểu Lệ rất ít khi ăn cơm. Về cơ bản, Tiểu Lệ không ăn sáng, buổi trưa ăn bánh mì kẹp thịt, đồ chiên và các loại đồ ăn vặt khác, bữa tối các món ăn phong phú hơn, chủ yếu là các món chua cay, hầu như không có một bữa ăn đúng nghĩa. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến Tiểu Lệ bị ung thư ruột.
Tiểu Lệ còn nói, có rất nhiều người ăn như cô, nhưng tại sao lại không vấn đề gì? Bác sĩ giải thích, trên thực tế, thể chất của mỗi người khác nhau, khả năng phát bệnh ung thư khác nhau. Giống như rất nhiều người hút thuốc, nhưng không phải ai cũng mắc bệnh ung thư phổi.
Bác sĩ cho rằng, ăn uống không có quy luật, ăn quá nhiều đồ ăn vặt, đặc biệt là 2 loại dưới đây, khả năng ung thư ruột tương đối cao.
1. Thực phẩm chiên rán
Đặc biệt là những thực phẩm chiên bán trên đường phố, nguyên liệu không những không sạch, dầu sử dụng cũng không phải là loại tốt, hơn nữa dầu còn được chiên đi chiên lại nhiều lần. Nguyên liệu và dầu sau khi được chiên nhiều lần, sẽ sản sinh ra rất nhiều chất gây ung thư, đặc biệt là axit béo trans, vô cùng có hại đối với cơ thể con người.
Thậm chí một số thực phẩm còn chứa lượng kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn, có ảnh hưởng lớn đến chức năng trao đổi chất của gan, nghiêm trọng có thể khiến các mạch m.áu bị vỡ, và gánh nặng lên đường ruột sẽ tăng cao, dễ gây ung thư đường ruột.
2. Thực phẩm cay
Mặc dù các loại thực phẩm cay rất phổ biến, các món ăn có chút chua cay mặn ngọt sẽ hấp dẫn rất nhiều người, nhưng rất ít các quán hàng sử dụng chất phụ gia đúng tiêu chuẩn, thậm chí còn sử dụng kiềm công nghiệp, formalin để giữ cho rau tươi, giúp các loại hải sản không bị hỏng, formalin gây hại rất lớn đối với sức khỏe con người, không chỉ khiến vùng cổ họng, miệng bị tổn thương, còn làm gia tăng các bệnh thực quản và đường ruột.
Ăn quá nhiều thực phẩm cay, khiến cơ thể không chịu nổi, ảnh hưởng lớn chất kết dính dạ dày khiến niêm mạc đường đường ruột bị tổn thương, ảnh hưởng đến chức năng đường tiêu hóa, gây viêm ruột cấp tính, táo bón… thậm chí gây loét trực tràng, cuối cùng làm tăng nguy cơ ung thư.
Ăn quá nhiều thực phẩm cay, khiến cơ thể không chịu nổi, ảnh hưởng lớn chất kết dính dạ dày khiến niêm mạc đường đường ruột bị tổn thương.
Những người này cũng rất dễ bị ung thư ruột
– Ít vận động:Đặc biệt những người làm ở văn phòng, làm may… phải ngồi trong một thời gian dài, ít vận động, sẽ khiến các chất độc lưu lại trong đường ruột, rất dễ gây ung thư.
– Thích ăn thịt.
– Bệnh nhân có t.iền sử gia đình có người bị ung thư ruột
– Polyp đại trực tràng.
Vậy làm thế nào để tránh những căn bệnh ung thư này?
– Ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, ăn đúng giờ, ăn nhiều ngũ cốc thô, rau củ quả giàu chất xơ.
– Uống đủ nước, nên uống nước ấm, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, làm sạch đường ruột.
– Thường xuyên vận động, chỉ có di chuyển mới giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa nhiều loại bệnh tật nguy hiểm.
(Nguồn: Sohu)
Theo afamily