Ngày 15/3, Bệnh viện (BV) đa khoa tỉnh Tuyên Quang đã tiếp nhận một bệnh nhi Nguyễn N. H. 6 t.uổi (trú tại phường An Tường, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) nhập viện trong tình trạng lo sợ, hoảng loạn sau khi bị chó cắn.
Gia đình của bệnh nhi cho biết, sự việc xảy ra khi bé đang nô đùa cùng con chó nhà nuôi thì bất ngờ con chó tấn công.
Ảnh minh họa
BS Đặng Quang Tuấn – Khoa Tai Mũi họng, BV đa khoa tỉnh Tuyên Quang (BS tiếp nhận bệnh nhân H.) cho biết: Bệnh nhi H. nhập viện với vết thương phức tạp ở vùng mặt. Các y bác sĩ đã t.iền hành xử trí vết thương, băng ép và cho đi chụp chiếu kiểm tra toàn trạng. Hiện tại, bệnh nhi đã được nhập viện điều trị, chăm sóc và theo dõi nội trú tại Bệnh viện.
Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp trẻ bị chó cắn là do vật nuôi trong nhà hoặc vật nuôi của nhà hàng xóm. Các em thường trong độ t.uổi từ 2 đến 6 t.uổi, chưa có kỹ năng phòng vệ cho bản thân. Đáng chú ý, hầu hết các trường hợp trẻ bị tấn công là bởi chó thả rông, không có rọ mõm và không có các biện pháp bảo hộ. Nhưng đáng buồn hơn là trường hợp trẻ t.ử v.ong vì gia đình chủ quan, không quan tâm, chú ý đưa bé tiêm phòng dại sau khi bị chó cắn, cho rằng đó chỉ là một vết cắn nhỏ không đáng ngại.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh dại thường gia tăng vào mùa hè, thời gian ủ bệnh kéo dài, sớm nhất là nửa tháng, đa số là vài ba tháng, có người đến vài năm. Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm do virus dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật. Thời gian phát bệnh phụ thuộc vào vị trí bị chó cắn. Đặc biệt, chỗ bị chó cắn càng gần thần kinh trung ương thì nạn nhân càng phát bệnh nhanh. Chính vì vậy, khi bị chó cắn ở những vị trí như đầu, mặt, cổ thì cần phải tiêm huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt trong vòng 12 giờ sau khi bị chó cắn. Nếu đến cơ sở y tế muộn sau khi bị chó cắn thì việc tiêm huyết thanh kháng dại sẽ không còn tác dụng.
Các BS khuyến cáo, tốt hơn hết nên tiêm vắc xin ngay sau khi bị chó cắn. Cùng với đó, phải tiêm phòng đủ liều theo quy định, đúng liều lượng, kỹ thuật và tiêm đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn. Khi bị chó, mèo cắn cần rửa kỹ vết thương bằng xà phòng trong vòng 15 phút, nếu không có xà phòng thì rửa bằng nước sạch; sau đó rửa bằng cồn 70% hoặc cồn Iod, Povidone, Iodine. Hạn chế làm dập vết thương, không được băng kín vết thương và đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời.
Đức Trân
Theo daidoanket.vn
Bé 6 t.uổi chấn thương nghiêm trọng vùng mặt do bị chó nhà cắn
Khi đang nô đùa, cháu H. bất ngờ bị chú chó tấn công vào vùng mặt gây tổn thương nghiêm trọng.
Ngày 15/3, Bệnh viện Đa khoa tình Tuyên Quang tiếp nhận trường hợp cháu bé Nguyễn N. H. (nữ, 6 t.uổi, trú tại phường An Tường, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) nhập viện trong tình trạng lo sợ, hoảng loạn sau khi bị chó cắn.
Gia đình của bệnh nhi cho biết, trước đó, bé đang nô đùa cùng con chó nhà nuôi, bất ngờ bị con vật tấn công.
Hình minh họa: vietnaminsider.vn
Bác sĩ Đặng Quang Tuấn – Khoa Tai Mũi họng, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang, người tiếp nhận bệnh nhi H. cho biết, cháu bé nhập viện với vết thương phức tạp ở vùng mặt.
Các bác sĩ đã lập tức tiến hành xử trí vết thương cho cháu bé. Hiện tại, bệnh nhi đã được nhập viện điều trị, chăm sóc và theo dõi nội trú tại bệnh viện.
Bác sĩ Đặng Quang Tuấn nhấn mạnh, trên thực tế, rất nhiều trường hợp trẻ bị chó cắn đều là do vật nuôi trong nhà hoặc vật nuôi của nhà hàng xóm. Các trẻ bị chó tấn công chủ yếu trong độ t.uổi từ 2 đến 6 t.uổi, chưa có kỹ năng phòng vệ cho bản thân.
Hầu hết các trường hợp là chó thả rông, không có rọ mõm và không có các biện pháp bảo hộ. Đáng buồn hơn, bệnh nhi có thể t.ử v.ong nếu con chó tấn công mắc bệnh dại và trẻ không được đưa đi tiêm phòng kịp thời.
Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết, đã có những trường hợp trẻ t.ử v.ong vì gia đình chủ quan, không đưa bé tiêm phòng dại sau khi bị chó cắn do cho rằng đó chỉ là vết thương nhỏ, không đáng ngại.
“Chỗ bị chó cắn càng gần thần kinh trung ương thì nạn nhân càng phát bệnh nhanh. Chính vì vậy, khi bị chó cắn ở những vị trí như đầu, mặt, cổ thì cần phải tiêm huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt trong vòng 12 giờ sau khi bị cắn. Nếu đến cơ sở y tế muộn thì việc tiêm huyết thanh kháng dại sẽ không còn tác dụng”, bác sĩ Tuấn cho biết.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi bị chó, mèo cắn, cần rửa kỹ vết thương bằng xà phòng trong vòng 15 phút, nếu không có xà phòng thì rửa bằng nước sạch; sau đó rửa bằng cồn 70% hoặc cồn Iod, Povidone, Iodine.
Hạn chế làm dập vết thương, không được băng kín vết thương và đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới tránh nguy cơ mắc bệnh dại.
Đặc biệt, người dân tuyệt đối không được dùng thuốc nam, nhờ thầy lang hoặc tự chữa khi bị chó cắn.
Nguyễn Liên (vietnamnet.vn)