Mớm cơm cho cháu ăn, bà vô tình khiến cháu bị viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày

Những tưởng thói quen mớm cơm cho trẻ đã không còn tồn tại, nhưng thực tế cho thấy, vẫn có trẻ phải lĩnh hậu quả vì hành vi này.

Theo thông tin chia sẻ trên trang cá nhân của bác sĩ nhi Tô Quang Huy (Hà Nội), một b.é t.rai tên là M.N (sinh năm 2013 ở Hoàng Mai, Hà Nội) mới đây đã được chẩn đoán viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày, hành tá tràng, dương tính với vi khuẩn HP. Điều đáng nói là nguyên nhân sâu xa khiến bé rơi vào tình trạng này lại xuất phát từ một thói quen không tốt nhưng vẫn còn phổ biến trong nhiều gia đình đó là: mớm cơm cho con cháu.

Cụ thể, bác sĩ Tô Quang Huy chia sẻ: “ Bà nội có t.iền sử viêm loét dạ dày đã đỡ, tưởng khỏi, mớm cơm, cháo cho bé. Hậu quả đây: Một bé 6 t.uổi, HP( ), xung huyết và viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày, sần hạt toàn bộ dạ dày – chỉ định sinh thiết. Một đ.ứa b.é 6 t.uổi đang thời kỳ tươi đẹp có đáng bị không? Vì thói quen yêu thương phản khoa học của người lớn. Liệu những ngày sau bé lớn sao, nếu kết quả sinh thiết không an toàn thì tính sao?“.

Chia sẻ thu hút hàng nghìn lượt tương tác của bác sĩ Tô Quang Huy.

Lý giải thêm về thắc mắc nhiều người lớn chép miệng bảo rằng: “Ngày xưa tao mớm cơm cho mày suốt có sao đâu?”, bác sĩ Tô Quang Huy cho biết: “ Cũng có thể mẹ bạn mớm cơm cho bạn ngày bé không bị HP nên bạn an toàn. Nhưng nếu người đó HP dương tính, chắc chắn bạn bị“.

Theo thống kê cho thấy tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, 60 – 80% t.rẻ e.m dưới 10 t.uổi bị nhiễm vi khuẩn HP. Đây là một con số đáng báo động!

Kết quả nội soi của bé M.N (6 t.uổi).

HP là một loại xoắn khuẩn gram âm, sống trên lớp nhày niêm mạc dạ dày, có thể tìm thấy qua dịch miệng họng những người viêm loét dạ dày do HP. Có tới 50% dân số trên thế giới bị nhiễm vi khuẩn này, nhưng chỉ ở 15% số người bị nhiễm HP có thể trở thành viêm loét dạ dày, tá tràng và chỉ 1% chuyển sang ung thư dạ dày. Còn lại 85% trong số họ vẫn khỏe mạnh hoàn toàn mà không bị viêm. Vi khuẩn HP rất dễ lây qua dịch tiết họng nếu chúng truyền qua nước bọt sang t.rẻ e.m.

Có một thói quen cực kỳ xấu của người lớn đó là hôn trực tiếp lên môi trẻ nhỏ, mớm cơmcho bé đang độ t.uổi ăn dặm. Những hành động này có thể khiến trẻ nhỏ trở thành nạn nhân nhiễm vi khuẩn HP và mắc bệnh.

Mớm cơm, nhai cơm cho trẻ – tưởng yêu thương nhưng gây hại khôn lường

Ăn cơm mớm (cơm nhai) là người lớn xúc một thìa cơm cho vào miệng nhai, khi cơm đã được nghiền nát thì lấy thêm thức ăn và nhai tiếp cho thức ăn nghiền nát cùng với cơm rồi bón cho trẻ ăn. Người lớn thường nhai cơm cho trẻ, vì trẻ chưa có răng hoặc đã có răng nhưng khả năng ăn thô còn kém.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang khuyến cáo 8 điều không nên làm khi chăm sóc trẻ nhỏ.

Cách ăn này nhiều người thành phố nghe cảm thấy lạ lùng và ngỡ ngàng, nhưng điều đó vẫn xẩy ra khá phổ biến ở một số vùng nông thôn, vùng núi. Khi trẻ ăn cơm mớm, cơm nhai, trẻ có nguy cơ cao bị lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm của người nhai cơm qua con đường ăn uống, đường hô hấp.

Rất nhiều bác sĩ, chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo về hành vi mớm thức ăn cho trẻ nhỏ nhưng do thói quen từ những người ở thế hệ trước nên hành vi này vẫn tồn tại trong không ít gia đình. Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang – Đại học Y dược TP.HCM từng cảnh báo: “ Đơn thuần mớm thức ăn cho bé, bạn “gửi” thêm 100 triệu vi khuẩn/ml nước bọt và gần chục loại có khả năng gây ung thư khác nhau“.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ, tốt nhất là bố mẹ không nên cho trẻ ăn cơm mớm, cơm nhai mà cho trẻ ăn các thức ăn chế biến phù hợp với từng nhóm t.uổi, lứa t.uổi sao cho dễ tiêu hoá và hấp thu. Ngoài ra, bố mẹ, người chăm sóc trẻ cần bỏ ngay thói quen:

– Hôn môi bé.

– Cho bé dùng chung cốc, bát , với người có t.iền sử viêm loét dạ dày.

Theo toquoc

Ba thói quen nhiều người trẻ Việt đang ‘bức tử’ dạ dày

Theo các bác sĩ, bệnh viêm loét dạ dày đang ngày càng phổ biến và nhất là ở người trẻ. Nhiều học sinh mới chỉ 14, 15 t.uổi cũng mắc viêm loét dạ dày nặng.

Ảnh minh họa.

Tới khám tại Bệnh viện Bạch Mai vì cả tháng thường xuyên đau bụng kèm theo ợ chua, Nguyễn Mai Anh 21 t.uổi, sinh viên năm thứ 3 ở Hà Nội được bác sĩ chẩn đoán viêm loét dạ dày nặng. Dịch dạ dày đục và không có vi khuẩn HP. Khi hỏi ra, Mai Anh cho biết cô thường xuyên ăn uống thất thường. Buổi sáng đi học không ăn uống gì, đi học tới 12h trưa thì ăn vội vàng rồi đi ngủ, chiều lại đi học tiếp.

Buổi tối Mai Anh lúc ăn chỗ này, chỗ kia có lúc ăn sớm có khi đi làm gia sư đến 10h khuya mới về để ăn tối. Thói quen này chính là cách khiến dạ dày hoạt động lỗi nhịp và gây ra viêm loét dạ dày.

GS Mai Trọng Khoa – Nguyên Giám đốc Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết hiện nay tình trạng viêm loét dạ dày ở người trẻ khá phổ biến thậm chí ở học sinh cấp 2 đã bị viêm loét dạ dày. Thói quen này được chỉ ra thủ phạm đó là cách ăn uống.

Hiện nay thực phẩm ăn nhanh đa dạng nên bạn trẻ cũng ăn uống đa dạng hơn mà quên rằng thói quen này có thể gây hại cho dạ dày của mình. Nhiều bạn trẻ ăn sáng bằng nước ngọt có gas, hay ăn những thức ăn khó tiêu hóa làm gia tăng áp lực lên dạ dày nên lâu ngày gây viêm loét dạ dày.

GS Nguyễn Khánh Trạch.

GS Nguyễn Khánh Trạch – Bệnh viện An Việt – Nguyên trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, dạ dày đang là bệnh phổ biến ở nước ta. Có nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày nhưng hiện nay, bác sĩ cho biết nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày – hành tá tràng thì rất nhiều, nhưng có thể tổng kết lại trong một số nguyên nhân chính như sau:

Thứ nhất: Ăn quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng thói quen này khá phổ biến đặc biệt là giới trẻ. Sử dụng các thực phẩm cay, các chất kích thích dạ dày như rượu bia sẽ gây ức chế sự tạo thành của chất nhầy niêm mạc, hơn nữa rượu bia còn kích thích tiết ra nhiều acid dịch vị có khả năng làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Vậy nên tốt nhất hãy tránh xa rượu bia, thực phẩm cay nhiều ớt, tiêu để dạ dày được bảo vệ tốt hơn.

Sở thích ăn nhiều đồ chua, ăn ngay cả khi còn đối bụng là thói quen có thể nhanh chóng phá hủy niêm mạc dạ dày của bạn vì các đồ ăn, đồ uống có vị chua là môi trường acid. Nếu ăn quá nhiều đồ chua sẽ làm tăng acid dịch vị dạ dày gây phá hủy niêm mạc, tổn hại dạ dày.

Thứ hai: Ăn vội vàng, nhai không kỹ là thói quen của mỗi người và theo GS Trạch thói quen này nên sửa dần để không khiến dạ dày vất vả. Khi ăn quá nhanh thì thức ăn sẽ không được xử lý kỹ và dễ gây hại tới niêm mạc dạ dày, gây rối loạn tiêu hóa hoặc bệnh đau dạ dày nguy hiểm cho sức khỏe. Khi ăn nên nhai thật kỹ để vừa tốt cho dạ dày, vừa đảm bảo việc tiêu hóa diễn ra thuận lợi, trơn tru.

Thứ ba: Rối loạn giờ giấc ăn uống thường xuyên: ăn không đúng bữa, không đúng giờ, ăn quá khuya, lúc ăn thì quá no, lúc thì nhịn đói quá lâu. Công việc bận rộn khiến bạn quên ăn uống, thói quen bỏ bữa, ăn uống không đúng giờ giấc sẽ làm hại tới dạ dày. Lý do được cho là dạ dày tự hình thành cơ chế tiết dịch dạ dày để tiêu hóa thức ăn theo đúng giờ, nếu bỏ bữa hoặc ăn uống không đúng giờ làm acid dịch vị tiết ra nhiều nhưng không có thức ăn để tiêu hóa, hàm lượng acid dịch vị càng nhiều sẽ phá hủy niêm mạc dạ dày gây viêm loét, nguy cơ hình thành biến chứng về sau.

Ngoài ra, Giáo sư Nguyễn Khánh Trạch , cho biết nguyên nhân nữa gây viêm loét dạ dày mãn tính đó là do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP), đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm dạ dày và các biến chứng loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày.

Theo infonet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *