Thói quen ăn uống thất thường, kém lành mạnh vào ngày Tết có thể gây đầy bụng, rối loạn tiêu hóa.
Bạn có thể chuẩn bị sẵn những thực phẩm sau để phòng ngừa khi gặp phải.
Gừng: Theo Business Insider, đây là loại gia vị phổ biến có chứa các hợp chất tự nhiên giúp chống đầy hơi ở dạ dày và ruột. Gừng cũng được sử dụng để điều trị chứng đầy hơi, buồn nôn, ợ chua và các vấn đề về tiêu hóa.
Tính nóng của gừng giúp cơ thể đốt cháy chất béo, tăng khả năng trao đổi chất, từ đó sản sinh ra năng lượng và không làm bụng khó chịu. Bạn có thể sử dụng gừng dưới dạng kẹo, trà hoặc thêm gừng vào các món ăn.
Dưa chuột: Loại trái cây xanh này có hàm lượng nước cao (96%), nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất, đặc biệt là chất xơ. Ăn dưa chuột thường xuyên có thể giúp đường tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn do nó loại bỏ chất thải trong hệ thống tiêu hóa và giảm đầy hơi do khí đường ruột.
Dưa bắp cải: Món bắp cải lên men này là một trong những thực phẩm tốt nhất cho đường ruột của bạn. Dưa bắp cải giúp vi khuẩn có lợi phát triển trong dạ dày và đường ruột. Chúng được gọi là men vi sinh, giúp cơ thể bạn p.hân h.ủy chất xơ nhanh chóng, giảm đầy hơi tự nhiên.
Chanh: Thực phẩm này chứa axit citric giúp dạ dày p.hân h.ủy thức ăn và ngăn ngừa tích tụ khí. Bạn có thể thêm 2 thìa cà phê nước cốt chanh mới vắt vào một cốc nước và uống trong bữa ăn. Điều này làm dịu hệ thống tiêu hóa và giúp loại bỏ tình trạng đầy hơi hiệu quả.
Đu đủ: Enzyme tiêu hóa papain trong đu đủ có chức năng phá vỡ thức ăn và tiêu hóa hết protein, giải phóng khí và hơi trong bụng. Papain cũng có tác dụng nhuận tràng tốt và làm giảm sự khó chịu do đầy bụng gây ra.
Sữa chua: Theo tạp chí Shape, bản chất của vi khuẩn lactobacillus acidophilus có trong sữa chua có thể giảm triệu chứng đầy hơi, cải thiện quá trình tiêu hóa trơn tru hơn. Cho thêm một chút dưa hoặc chuối để tăng hương vị khi ăn cùng sữa chua.
Chuối: Kali có trong chuối điều chỉnh lượng nước và chất điện giải trong cơ thể, về cơ bản chống lại tác động tiêu cực của thực phẩm chế biến quá mức. Điều này có thể làm giảm các triệu chứng đầy hơi do muối gây ra. Chuối cũng chứa các chất xơ hòa tan, làm giảm hoặc ngăn ngừa táo bón.
Bạc hà: Hơi thở dễ chịu không phải là lợi ích duy nhất mà bạc hà mang lại. Loại thảo dược này có thể hoạt động như thuốc chống co thắt, làm dịu các cơn co thắt cơ của đường tiêu hóa và giảm bớt cơn đau do đầy hơi. Bạn có thể ăn sống hoặc thêm vào trà để cải thiện tiêu hóa.
Măng tây: Thực phẩm này chứa hàm lượng asparagine cao, đây là loại axit amin hoạt động như thuốc lợi tiểu tự nhiên. Ngoài ra, prebiotic trong măng tây giúp thúc đẩy vi khuẩn khỏe mạnh hoạt động và phát triển, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
Phật thủ chữa bệnh gì?
Không chỉ làm đẹp ban thờ và mang nhiều ý nghĩa tâm linh, quả phật thủ có thể dùng làm thuốc chữa đầy bụng, vùng gan và dạ dày đau tức, ho nhiều đờm và giải say rượu.
Không có quả thì dùng rễ và lá thay thế.
1.Đặc điểm và công dụng chữa bệnh của phật thủ
Phật thủ là loài cây nhỏ hay cây nhỡ, thẳng, có gai ngắn và cứng ở dưới lá. Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc hình trứng; gốc hơi thuôn, đầu tù, mép có răng cưa, hai mặt nhẵn và cuống lá không có cánh. Hoa mọc riêng lẻ hay chùm 2 -3 hoa; đài và tràng 5, nhị nhiều, bầu hình trứng.
Quả có noãn rời nhau ở gần gốc, cong và cụp vào trong ở phía trên, nom như bàn tay nhiều ngón; vỏ ngoài sần sùi, khi chín màu vàng, ruột trắng xốp.
Bộ phận dùng làm thuốc là lá, rễ và quả (quả để nguyên, chưng hoặc thái phiến dày 3mm, phơi âm can cho khô).
Phật thủ chữa chứng ăn không tiêu, đầy bụng.
Theo Đông y, dược liệu có vị đắng, cay, thơm, tính ấm; lợi về kinh can, vị, phế. Có tác dụng sơ can giải uất, lý khí hóa đờm, hòa vị chỉ thống.
Dùng cho các trường hợp đau tức vùng liên sườn, vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, viêm họng, hen phế quản nhiều đờm, khó thở.Tuy nhiên người âm hư hỏa vượng cần thận trọng.
Theo kết quả nghiên cứu của y học hiện đại: Phật thủ có tác dụng giải trừ sự co thắt cơ trơn, hạ huyết áp, cắt cơn suyễn và tăng cường chức năng tiêu hóa.
2. Một số cách dùng phật thủ để chữa bệnh:
Trị ăn không tiêu, vùng gan và dạ dày đau tức:
Cách 1: Phật thủ tươi 12-15g (khô 6g); hãm nước sôi uống thay trà trong ngày.
Cách 2: Phật thủ khô, huyền hồ sách – mỗi thứ 6g; sắc với nước, chia 2-3 lần, uống trong ngày.
Cách 3: Phật thủ khô 6g, thanh bì 9g, xuyên luyện tử 6g; sắc với nước, chia 2-3 lần, uống trong ngày.
Chữa đau dạ dày do lạnh:
Phật thủ khô 15g, gạo tẻ sao vàng 30g; sắc nước uống ngày 3 lần. Hoặc nấu cháo ăn.
Chữa ho có đờm:
Phật thủ tươi 40g (khô 15g), đường phèn 15g, hấp cách thủy khoảng nửa giờ; chia 2-3 lần ăn trong ngày. Cũng có thể chỉ cần nhai cùi liền cả vỏ, nuốt dần nước, đờm sẽ tan dần và khí đỡ xông ngược lên, nhờ vậy mà hết ho.
Phật thủ chữa ho nhiều đờm.
Chữa đau bụng do tỳ vị hư hàn:
Phật thủ và thanh yên tươi – mỗi thứ 100g (khô 40g), rượu trắng 2 lít; thanh yên và phật thủ thái nhỏ, ngâm với rượu, khoảng 15 ngày sau là có thể dùng; hàng ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 5-10ml.
Chữa nấc, phiên vị (ăn vào nôn ngược trở ra):
Vỏ quả phật thủ tươi, cắt nhỏ, trộn đều với đường; ăn ngày 3-4 lần, mỗi lần vài miếng (nhai, nuốt dần).
Giải say rượu:
Phật thủ tươi 30g (khô 10g); sắc nước uống.
Lưu ý: Đối với các chứng kể trên, nếu không có quả, có thể thay thế bằng lá, vẫn có tác dụng tương đối tốt.