Dù được đ.ánh giá cao về tính giáo dục, nhưng những viên bi nam châm lại suýt lấy mạng b.é g.ái 4 t.uổi do vô tình nuốt phải hàng chục viên.
Các bác sĩ ở miền đông Trung Quốc đã tiến hành phẫu thuật suốt 3 tiếng đồng hồ để loại bỏ 61 viên bi nam châm ra khỏi ruột của bệnh nhi (4 t.uổi). Cô bé còn phải hứng chịu những cơn đau vì có hàng chục lỗ thủng trong dạ dày sau hành động dại dột nuốt bi nam châm.
Những viên bi nam châm chỉ nhỏ bằng hạt đậu nành hiện là món đồ chơi mang tính giáo dục khá phổ biến đối với t.rẻ e.m ở Trung Quốc. Tuy nhiên, trong lúc chơi đùa, cô bé Xiaoyou đã vô tình nuốt phải hàng chục viên bi. Người nhà bệnh nhi chỉ hay biết về sự việc khi đưa con gái nhỏ tới bệnh viện khám và tiến hành chụp X-quang ổ bụng tại một bệnh viện ở thành phố Hàng Châu thuộc tỉnh Chiết Giang vào cuối tuần qua.
B.é g.ái đau bụng suốt 1 tháng vì có 61 viên bi sắt nằm trong bụng. (Ảnh: SCMP)
Theo City Express, b.é g.ái đã liên tục kêu đau bụng trong suốt tháng 11, và sau đó bố mẹ mới cho đi khám.
Do số lượng lớn bi nam châm bị nuốt vào bụng và dính kết vào nhau do lực hút đã khiến bệnh nhi phải trải qua ca phẫu thuật kéo dài 3 tiếng đồng hồ. Theo bác sĩ Chen Qingjiang tại Bệnh viện Nhi thuộc Trường Y Đại học Chiết Giang, các biện pháp tránh xâm lấn không có hiệu quả trong quá trình điều trị cho bệnh nhi, nên các bác sĩ buộc phải làm phẫu thuật.
Các bác sĩ nghi ngờ trong lúc chơi đùa, b.é g.ái đã nhiều lần nuốt bi nam châm vào bụng. Khi nằm trong ruột, những viên bi này kết dính lại với nhau và gây ra nhiều vết thủng dạ dày.
“Sau khi lấy được toàn bộ dị vật, chúng tôi phát hiện có 14 lỗ thủng. Chúng tôi đã chữa trị từng vết thủng một và mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Nhưng đối với bệnh nhi, quá trình phẫu thuật sẽ để lại tổn thương tinh thần lớn”, bác sĩ Chen nhấn mạnh.
Cô bé (4 t.uổi) đang dần hồi phục, nhưng vẫn đối mặt với nguy cơ cơ bị tắc và dính ruột trong tương lai sau ca phẫu thuật, ông Chen nói thêm.
Bố mẹ của Xiaoyou cho hay họ không hay biết gì về chuyện con gái nuốt bi nam châm, và đã vô cùng sốc khi nhìn kết quả chụp X-quang. Bố mẹ b.é g.ái chỉ thấy con hay nói bị đau bụng trong khoảng một tháng trước khi đưa tới viện kiểm tra.
Bi nam châm được đ.ánh giá cao về tính giáo dục nhưng vấn đề an toàn vẫn đang gây tranh cãi. (Ảnh: Weibo)
Bi nam châm có thể dễ dàng mua trên mạng hoặc tại các cửa hàng, bởi món đồ chơi này được đ.ánh giá cao về khả năng kích thích sự sáng tạo và giúp trẻ tạo ra nhiều hình thù khác nhau.
Tuy nhiên, mức độ an toàn của món đồ chơi giáo dục này lại đang gây tranh cãi sau hàng loạt vụ việc trẻ nhỏ không may nuốt phải.
Bác sĩ Chen cho biết Bệnh viện Nhi thuộc Trường Y Đại học Chiết Giang đã xử lý 87 trường hợp tương tự tính tới cuối năm ngoái.
“Vào năm 2020, khi bi nam châm trở thành món đồ chơi phổ biến nhất, chúng tôi tiếp nhận vài ca nuốt phải bi đồ chơi mỗi tháng”, ông Chen tâm sự.
Cũng trong năm 2020, các bác sĩ ở thành phố Tế Nam thuộc tỉnh Sơn Đông đã không khỏi bất ngờ khi phát hiện 190 viên bi nam châm nằm trong bụng b.é g.ái mới 5 t.uổi. Gia đình cô bé biết chuyện con mình thỉnh thoảng nuốt phải bi nam châm, nhưng họ chỉ đưa con tới bệnh viện kiểm tra sau khi đọc thông tin cảnh báo trên món đồ chơi.
Hải Phòng phẫu thuật thành công ca chấn thương ngực hở
Nhập viện trong tình trạng sốc chấn thương với vết thương mở toang lồng ngực, bệnh nhân T.V.T, 21 t.uổi đã được kip mổ BVĐK Kiến An, Hải Phòng phẫu thuật thành công .
Bệnh viện Kiến An, Hải Phòng vừa cho biết, đơn vị vừa cấp cứu và phẫu thuật thành công ca bệnh bị chấn thương ngực hở.
Kip mổ BVĐK Kiến An tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân bị chấn thương ngực hở. Ảnh: BVKA
Cụ thể, vào hồi 16 giờ 5 phút ngày 21/10, Khoa Cấp cứu của bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân T.V.T, 21 t.uổi, ở phường Đồng Hòa (quận Kiến An) vào viện trong tình trạng sốc chấn thương với vết thương mở toang lồng ngực do bị vật sắc nhọn đ.âm vào ngực trái, đầu chảy nhiều m.áu.
Qua thăm khám, bệnh nhân T.V.T nhanh chóng được các bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng như: chụp CT, chụp X-quang và siêu âm tim, phổi, ổ bụng…, và chuyển thẳng vào phòng mổ tiến hành phẫu thuật cấp cứu.
Sau 2 giờ phẫu thuật, bệnh nhân đã được kíp mổ bệnh viện khâu cố định dẫn lưu m.áu, đóng kín khoang liên sườn.
Hiện, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và đang tiếp tục được theo dõi tại phòng cấp cứu Khoa Ngoại Thần kinh-Lồng ngực của bệnh viện.
Vết thương ngực hở là một nhóm các cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Tùy theo các thương tổn giải phẫu trong lồng ngực mà vết thương ngực hở có nhiều thể bệnh với tên gọi, mức độ nặng – nhẹ và cách điều trị, cấp cứu khác nhau.
Nguyên nhân gây vết thương ngực hở thường là do các vật nhọn (dao, kéo, que sắt) đ.âm vào ngực. Đôi khi, lỗ vào vết thương không nằm trên thành ngực mà từ cổ xuống hoặc bụng lên. Vết thương ngực hở thường gặp ở nam giới, độ t.uổi 20 – 40.
Về điều trị vết thương ngực hở, tùy thuộc vào các mức độ thương tổn, nhưng chủ yếu là: Can thiệp giúp bệnh nhân phục hồi sinh lý hô hấp (dẫn lưu màng phổi, khâu vết thương thành ngực) và can thiệp cầm m.áu.