Thói quen ăn đồ sống, tái khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ nhiễm các loại ký sinh trùng nguy hiểm. Không chỉ hệ tiêu hóa, mà lá gan cũng trở thành mục tiêu bị tấn công.
Theo BSCK II Nguyễn Nguyên Huyền, Trưởng khoa Khám bệnh cơ sở Kim Chung, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), người Việt có nhiều thói quen ăn uống chưa khoa học khiến gan bị tổn thương.
Trong đó, lạm dụng rượu bia vẫn là tác nhân hàng đầu tàn phá lá gan. Tuy nhiên, còn nhiều thủ phạm gây hại cho gan khác tiềm ẩn trong những đồ ăn, thức uống mà chúng ta chưa thực sự nhận thức đúng về sự nguy hiểm.
BSCK II Nguyễn Nguyên Huyền, Trưởng khoa Khám bệnh cơ sở Kim Chung, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thăm khám cho bệnh nhân
“Điển hình, có thể kể đến sở thích ăn đồ sống, tái của nhiều người Việt, đặc biệt là dân nhậu. Các món ăn này hoàn toàn có thể chứa sán lá gan lớn và nhỏ. Đây là ký sinh trùng có thể trực tiếp gây tổn thương cho gan”, BS Huyền cho hay.
Đáng chú ý, theo BS Huyền, các bệnh nhân nhiễm sán lá gan nhỏ chủ yếu do ăn cá, ốc chứa ấu trùng sán lá gan nhỏ chưa được nấu chín, điển hình như món gỏi cá. Sau khi ăn, ấu trùng sán lá gan nhỏ sẽ vào dạ dày, xuống tá tràng rồi theo đường mật lên gan. Tại đây, ấu trùng sẽ phát triển thành sán lá gan trưởng thành ký sinh và gây bệnh.
Món gỏi cá khoái khẩu của dân nhậu tiềm ẩn nguy cơ chứa sán lá gan nhỏ
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, ở Việt Nam đã xác định bệnh sán lá gan nhỏ ở ít nhất 21 tỉnh/thành phố. Tỷ lệ nhiễm tùy theo từng vùng, có nơi tỷ lệ nhiễm cao từ 15-37% như Ninh Bình, Nam Định, Phú Yên và Bình Định.
Đáng chú ý, những địa phương có tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ cao hầu như đều có chung đặc điểm là có phong tục ăn gỏi cá, các món chế biến từ cá sống hoặc chưa chín hoàn toàn.
BS Huyền phân tích về sự nguy hiểm của sán lá gan nhỏ: “Trong quá trình ký sinh, sán lá gan nhỏ có thể gây những tổn thương nghiêm trọng như: tắc mật, xơ cứng ống dẫn mật. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sán lá gan nhỏ có thể tiến triển đến xơ gan, áp xe gan, ung thư đường mật. Đây là những bệnh lý có nguy cơ t.ử v.ong cao”.
Cũng theo chuyên gia này, một đặc điểm rất nguy hiểm khác của bệnh sán lá gan nhỏ chính là khó phát hiện ở giai đoạn sớm, vì triệu chứng cảnh báo mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với bệnh khác.
“Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sán lá gan nhỏ có thể tiến triển đến xơ gan, áp xe gan, ung thư đường mật”, BS Huyền phân tích
“Trong trường hợp nhiễm ít sán, bệnh thường tiến triển thầm lặng, gần như không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt. Khi nhiễm sán với số lượng nhiều, người bệnh có thể thấy rõ các triệu chứng cảnh báo như: đau tức vùng gan (vùng hạ sườn phải); ậm ạch, khó tiêu, kém ăn, thường có rối loạn tiêu hóa; đôi khi có sạm da, vàng da, thiếu m.áu; có thể có dấu hiệu gan to hay xơ gan tùy mức độ và thời gian mắc bệnh”, BS Huyền phân tích.
Để phòng ngừa bệnh sán lá gan nhỏ, theo BS Huyền trước hết cần tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, quan trọng là ăn chín, uống sôi. Thói quen này không chỉ giúp bảo vệ chúng ta khỏi sán lá gan, mà còn nhiều mầm bệnh nguy hiểm khác.
Bên cạnh đó, khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ kể trên, cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám, từ đó có biện pháp điều trị bệnh kịp thời.
5 kiểu ăn lẩu dễ phá hỏng dạ dày, càng ăn nhiều sức khỏe càng bị nguy hại nghiêm trọng
Lẩu là món ngon ngày lạnh được nhiều người yêu thích. Tuy ngon nhưng nếu không biết cách ăn sẽ khiến bạn phải đối mặt với nhiều nguy cơ nhất là phá hỏng dạ dày.
Ăn lẩu vị quá cay hoặc quá chua
Các loại lẩu chua cay mang lại hương vị kích thích, giúp người ăn cảm thấy ngon miệng hơn. Tuy nhiên, ăn quá chua hay quá cay đều làm ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa.
Nước lẩu quá chua/cay sẽ làm niêm mạc dạ dày bị kích thích. Trường hợp nhẹ thì gây ra đau dạ dày, nặng hơn có thể sinh ra phù nề, xung huyết, viêm loét dạ dày.
Ăn quá lâu, quá nhiều
Ăn lẩu thường kéo dài trong 1 – 2 giờ đồng hồ và thói quen này bị liệt vào danh sách đen.
Việc ăn lẩu quá lâu, quá nhiều sẽ khiến dạ dày của bạn phải làm việc quá sức, dễ gây nên tình trạng đau bụng, rối loạn tiêu hóa…
Ngoài ra, ăn lẩu trong 1 thời gian dài còn có thể gây tăng lượng cholesterol trong m.áu. Khuyến cáo, chỉ nên ăn lẩu tối đa 1 lần/tuần.
Ăn lẩu tái
Nhiều người cho rằng, thịt nhúng lẩu phải chín tái mới thơm ngon, giữ được ví ngọt nên chỉ nhứng qua loa trong nước sôi. Tuy nhiên, thời gian nấu quá ngắn sẽ không thể t.iêu d.iệt hết các loại vi khuẩn, ký sinh trùng trên bám trên thực phẩm. Như vậy người ăn có thể sẽ mắc phải các căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Ngoài ra, trong quá trình ăn, chúng ta cũng nên phân biệt rõ đồ chín và đồ sống. Không dùng đũa gắp đồ sống để gắp đồ chín, tránh nhiễm khuẩn chéo.
Vội vàng cho thức ăn vào miệng khi còn quá nóng
Đồ ăn vừa gắp từ nồi lẩu nóng đang sôi sùng sục không chỉ gây tổn thương niêm mạc khoang miệng mà còn làm hại thực quản, dạ dày.
Đồ ăn nóng sẽ kích thích đường tiêu hóa, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Khi ăn lẩu, bạn nên gắp đồ ăn chín ra rát để nguội bớt rồi mới từ từ sử dụng.
Lạm dụng nhiều viên nhúng lẩu như tôm viên, bò viên, cá viên…
Các loại thịt viên là đồ nhúng lẩu yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, dù chúng có hương vị béo ngậy và thơm ngon, bạn cũng không nên ăn nhiều. Chúng rất khó kiểm định về nguyên liệu, quy trình sản xuất của các loại thịt viên này. Nó có thể được làm từ các loại thịt vụn trộn với nhau, cho thêm các phụ gia thực phẩm. Khâu chế biến, vận chuyển cũng rất khó để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.