Món khoái khẩu của nhiều người làm tăng nguy cơ nhiễm hóa chất vĩnh cửu

Những người thường xuyên ăn hải sản có thể tăng nguy cơ phơi nhiễm hóa chất vĩnh cửu.

Đầu tháng 4, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) đã đưa ra các hạn chế về mức hóa chất vĩnh cửu (PFAS) trong nước uống. Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng những hóa chất độc hại đó – phổ biến trong đất, nước và không khí – cũng có thể có trong hải sản.

“Chúng tôi không khuyến nghị các bạn dừng ăn hải sản bởi đây là nguồn cung cấp protein nạc và axit béo omega tuyệt vời. Nhưng hải sản cũng có khả năng là nguồn phơi nhiễm PFAS chưa được đ.ánh giá đúng mức”, tác giả nghiên cứu Megan Romano, Phó giáo sư Dịch tễ học tại Trường Y Geisel (Mỹ), giải thích. Nhìn chung, hải sản có liên quan đến một số lợi ích, bao gồm sức khỏe tim, não và mắt.


Hải sản là thực phẩm được nhiều người yêu thích. Ảnh minh họa: Angsarap

Kathryn Crawford, Phó giáo sư nghiên cứu môi trường tại Đại học Middlebury, cũng khẳng định: “Những người áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng với lượng hải sản vừa phải có thể thu được những lợi ích của hải sản mà không có nguy cơ tiếp xúc quá nhiều với PFAS”.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Exposure and Health dựa trên khảo sát về thói quen ăn uống ở bang New Hampshire và phân tích nồng độ PFAS trong hải sản tươi sống. Tiểu bang trên là nơi tiêu thụ hải sản hàng đầu của Mỹ.

Các tác giả đã xem xét nồng độ 26 loại hóa chất vĩnh cửu trong những hải sản phổ biến như tôm, cá hồi, sò điệp, cá ngừ…. Tôm nhỏ và tôm hùm đứng ở mức cao nhất, lần lượt là 1,74 và 3,3ng/g thịt. Các loại cá và hải sản khác được xét nghiệm có mức dưới 1ng.

Theo New York Post, nhóm nghiên cứu nghi ngờ tôm hùm và các loại tôm khác đều ăn sinh vật dưới đáy biển, sống gần bờ dễ bị tổn thương hơn các loài cá lớn như cá ngừ bơi trong đại dương rộng lớn. Tuy nhiên, những loài cá lớn hơn chưa chắc an toàn vì chúng có thể ăn những sinh vật nhỏ chứa hóa chất vĩnh cửu ở nồng độ cao.

Hơn 95% những người tham gia khảo sát cho biết họ đã ăn hải sản trong năm qua. Hơn 2/3 nói họ đã ăn cá hoặc động vật có vỏ trong tuần qua. Trẻ nhỏ cũng thường ăn tôm.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng hiện đã có những hướng dẫn về tiêu thụ hải sản an toàn liên quan tới các chất gây ô nhiễm như thủy ngân nhưng không nhắc tới PFAS.

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, các hóa chất vĩnh cửu (PFAS) được phát triển vào những năm 1940 và sử dụng trong quá trình sản xuất từ đồ nội thất chống bẩn đến dụng cụ nấu nướng chống dính. Theo thời gian, những hóa chất đó đã rò rỉ vào đất, nước và không khí. Chúng p.hân h.ủy quá chậm nên hầu hết mọi người đều tiếp xúc với PFAS nhiều lần trong suốt cuộc đời của họ.

Từ năm 1999, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ ghi nhận PFAS có trong m.áu của hầu hết những người được xét nghiệm. PFAS thậm chí được phát hiện trong sữa mẹ. Nói cách khác, việc tiếp xúc với các hóa chất này ở mức độ nào đó có lẽ là điều không thể tránh khỏi.

PFAS có liên quan đến ung thư, dị tật thai nhi, cholesterol cao và thay đổi men gan. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của việc tiếp xúc với PFAS.

Danh sách các loại rau quả có nguy cơ cao nhiễm hóa chất vĩnh cửu

Một nghiên cứu g.ây s.ốc khi tiết lộ có tới 95% rau quả bán ở Anh chứa chất độc hại được cho là gây ung thư và không tốt cho tim.

Một chương trình xét nghiệm của Chính phủ Anh đã kiểm tra các sản phẩm tươi sống được bán ở Anh, một số nhập khẩu từ nước ngoài. Theo đó, 95% dâu tây có chứa hóa chất vĩnh cửu (PFAS). Một số thực phẩm khác chứa chất độc bao gồm nho (61%), cherry (56%), cải bó xôi (42%), cà chua (38%) và đào (38%).

Hóa chất PFAS được sử dụng trong thuốc trừ sâu và đồ gia dụng như chảo chống dính, quần áo, mỹ phẩm, bao bì và bọt chữa cháy.


Kết quả xét nghiệm một số loại rau trái quen thuộc ở Anh. Ảnh: Daily Mail

PFAS là một họ gồm hơn 10.000 hóa chất. Một số có thể không bao giờ p.hân h.ủy khi ở môi trường bình thường hoặc cơ thể chúng ta. Nếu chỉ tồn tại ở lượng nhỏ, PFAS sẽ không hại cho sức khỏe.

Khi dư lượng đủ lớn, PFAS có liên quan đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng bao gồm ung thư, cholesterol cao, giảm chức năng thận, gây bệnh tuyến giáp, suy giảm khả năng sinh sản, ức chế hệ miễn dịch và sinh ra trẻ nhẹ cân. Người ta cũng lo ngại các hóa chất đó sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển hành vi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Nick Mole, từ Mạng lưới Hành động Thuốc trừ sâu Vương quốc Anh (Pan UK), cho biết: “Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy PFAS liên quan các bệnh nghiêm trọng như ung thư. Điều đáng lo ngại là người tiêu dùng Anh không còn lựa chọn nào khác, một số hóa chất có thể còn tồn tại lâu dài trong cơ thể họ”.

Một số bao bì thực phẩm bằng nhựa cũng nhiễm PFAS và PFAS có trong đất, nước uống ở Vương quốc Anh. “Chúng ta cần phải hiểu rõ hơn về những rủi ro sức khỏe khi hấp thụ hóa chất vĩnh cửu này và làm mọi thứ có thể để loại trừ chúng khỏi chuỗi thức ăn”, vị chuyên gia trên chia sẻ.


Dâu tây rất dễ nhiễm các loại hóa chất độc hại. Ảnh minh họa: Fittify

Dấu vết của PFAS được tìm thấy trong hầu hết các nguồn nước. Nghiên cứu của Đại học New South Wales (Austrlia) cho thấy 69% mẫu nước ngầm toàn cầu vượt quá giới hạn an toàn.

Có 25 loại thuốc trừ sâu PFAS đang được sử dụng ở Anh, 6 trong số đó thuộc nhóm “rất nguy hiểm”. Pan UK đang kêu gọi chính phủ cấm những loại đó và hỗ trợ nông dân tìm giải pháp thay thế an toàn hơn.

Năm ngoái, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố PFOA, một loại PFAS, là chất gây ung thư loại một ở người. Các chuyên gia bày tỏ mối lo ngại đặc biệt khi t.rẻ e.m tiếp xúc với các hóa chất trên vì có liên quan đến sự chậm phát triển, thay đổi hành vi và dậy thì nhanh.

Tiến sĩ Shubhi Sharma, thuộc Tổ chức CHEM Trust (bảo vệ con người và thế giới hoang dã khỏi hóa chất độc hại), cho biết: “PFAS là một nhóm hóa chất hoàn toàn do con người tạo ra, không tồn tại trên hành tinh cách đây một thế kỷ nhưng hiện đã làm ô nhiễm mọi ngóc ngách. Giờ chúng ta phải sống với tàn dư độc hại này trong nhiều thập kỷ tới. Điều ít nhất chúng ta có thể làm là cấm sử dụng PFAS”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *