Món ốc chứa nhiều chất lượng dinh dưỡng nhưng lượng purin, natri cao và có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng.
Không chỉ ở Việt Nam mà tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Pháp, Đức và Bồ Đào Nha, ốc được sử dụng làm thực phẩm chế biến nhiều món ngon.
Giá trị dinh dưỡng
Theo Webmd, trong 100g ốc sống có 102 calo, 2g chất béo, 57mg cholesterol, 79g natri, 2g carbohydrate và 18g protein.
Hàm lượng protein trong ốc tương tự như protein trong thịt lợn và thịt bò, nhưng ốc ít chất béo hơn nhiều. Ngoài ra, ốc còn là nguồn cung cấp sắt, canxi, vitamin A và một số khoáng chất khác.
Vitamin A trong ốc giúp hệ miễn dịch chống lại bệnh tật, tăng cường sức khỏe cho đôi mắt, giúp các tế bào trong cơ thể bạn phát triển. Canxi giúp xương chắc khỏe và giảm nguy cơ phát triển các vấn đề liên quan đến xương như loãng xương. Sắt giúp các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đến tất cả bộ phận trong cơ thể, cũng như giữ cho tóc, móng tay và làn da khỏe mạnh.
Ốc cần chế biến chín kỹ trước khi ăn để hạn chế nhiễm ký sinh trùng. Ảnh: BM
Tác dụng tiềm năng
Thời xa xưa, ốc được cho có thể chữa nhiều loại bệnh từ ho thông thường đến bệnh lao. Ngày nay, ốc chủ yếu được dùng để chế biến món ăn chứ không phải dược liệu chữa bệnh. Tuy nhiên, món ốc vẫn có một số lợi ích sức khỏe nhất định.
Cải thiện tình trạng thiếu m.áu
Thiếu m.áu do thiếu sắt có thể gây ra các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, suy nhược, da nhợt nhạt, đau ngực, nhức đầu, chóng mặt và khó thở. Ăn ốc có thể giúp giảm một số triệu chứng này do ốc là nguồn cung cấp sắt phong phú. 100g ốc có thể cung cấp 22% lượng sắt được khuyến nghị hằng ngày.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Không chỉ cá mà ốc cũng là nguồn cung cấp axit béo Omega-3 dồi dào. Omega-3 được chứng minh có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ t.ử v.ong vì bệnh tim. Omega-3 cũng có thể hỗ trợ hạ huyết áp, giảm đông m.áu và giữ nhịp tim ổn định.
Rủi ro tiềm ẩn
Trong một số trường hợp, ăn ốc sống hoặc nấu chưa chín kỹ có thể dẫn đến tình trạng nhiễm ký sinh trùng. Bạn có thể bị nhức đầu, sốt, buồn nôn, nôn mửa. Những ký sinh trùng này làm tổn thương các cơ quan nội tạng như phổi, gan, thận, dẫn đến phản ứng miễn dịch hoạt động quá mức.
Ốc nước ngọt là vật chủ của ký sinh trùng nguy hiểm gây bệnh sán máng. Mỗi năm, hàng triệu người trên thế giới nhiễm ký sinh trùng này qua nguồn nước bẩn.
Bạn có thể ngăn ngừa nguy cơ trên bằng cách nấu ốc chín thật kỹ trước khi ăn.
Ngoài ra, một số nhóm người không nên ăn ốc để tránh gây hại cho sức khỏe. Người mắc bệnh gút nên tránh các món từ ốc do hàm lượng purin cao, hấp thụ quá nhiều sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Không ít người bị dị ứng với hải sản bao gồm ốc dẫn tới nổi mề đay, ngứa, phù nề mặt, đau bụng, tiêu chảy, khó thở. Các bệnh nhân cần đi cấp cứu và tuyệt đối tránh ăn ốc sau này.
Do trong ốc có nhiều natri, nếu hấp thu nhiều sẽ khiến người mắc bệnh tiểu đường, thận, huyết áp cao nặng thêm. Ngoài ra, bà bầu cũng nên tránh món ăn này do ốc sống trong môi trường ao hồ, dễ nhiễm ký sinh trùng, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Lý do nhiều người ở Tuyên Quang đau bụng dai dẳng
Trong một số trường hợp, người bệnh nhiễm ký sinh trùng từ chó mèo có thể xuất hiện hiện tượng đau bụng mãi không khỏi.
Một bệnh nhân đau bụng lâu ngày không khỏi được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: BVCC.
Thời gian gần đây, khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, liên tục tiếp nhận rất nhiều trường hợp đau bụng không rõ nguyên nhân. Các bệnh nhân cho biết đã tự uống thuốc đỡ được vài ngày nhưng tình trạng này vẫn tiếp diễn sau đó.
Sau khi trao đổi riêng với bác sĩ, người bệnh được chỉ định đi làm xét nghiệm giun đũa chó mèo và nhận kết quả dương tính.
Bác sĩ Nguyễn Phạm Minh Trang, khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, khuyến cáo bệnh giun đũa chó mèo (Toxocara) rất phổ biến ở Việt Nam vì nhiều gia đình nuôi chó, mèo nhưng điều kiện vệ sinh, môi trường lại không đảm bảo. Giun đũa chó có thể để lại bệnh ở các nội tạng nhất là ở da, cơ, gan, thận, mắt, não và thần kinh…
Các gia đình có nuôi chó, mèo, cần tẩy giun định kỳ cho chó, mèo để hạn chế lây lan sang người.
Chó, mèo con có thể nhiễm giun từ mẹ trước hoặc sau sinh, qua đường sữa. Riêng chó con thường đào thải trứng nhiều trong môi trường. Do đó, chó, mèo con cần tẩy giun liều đầu tiên ngay khi mới sinh ra 2-3 tuần t.uổi, tẩy 3 lần cách nhau mỗi 2 tuần và sau đó nhắc lại 6 tháng một lần.
Chó mèo trưởng thành cũng cần dùng thuốc chống giun dự phòng định kỳ, kể cả chó con và chó cái mang thai để hạn chế lan truyền bệnh.
Các gia đình cần vệ sinh môi trường, đặc biệt là khu vực có phân chó, phân mèo, khu vực trong nhà và khu vực vui chơi của t.rẻ e.m.
Phân thú cưng cần được thu dọn và loại bỏ ngay để ngăn ngừa lây nhiễm trứng giun, sán.
Mọi người cần rửa sạch tay sau khi sờ hay chơi với vật nuôi trong nhà hoặc sau khi phơi nhiễm với các nơi nguy cơ nhiễm. Gia đình cần xây dựng nếp sống vệ sinh cá nhân tốt: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn, đảm bảo ăn chín, uống chín.
Các trường hợp có t.iền sử dịch tễ tiếp xúc với chó/mèo hoặc các yếu tố nguy cơ, nếu thấy có triệu chứng như sốt, đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, mẩn ngứa, nổi ban… cần đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để có hướng điều trị tốt nhất.