Kể từ khi được đưa vào sử dụng vào năm 1995, opioid tramadol đã được kê đơn rộng rãi, được coi như là thuốc chữa bệnh viêm khớp xương mãn tính và những bệnh gây đau nhức khác.
Nó có khả năng tạo tác dụng phụ thấp hơn các loại opioid khác và ít gây lạm dụng hơn. Loại thuốc này đang đứng top 5 trong số các loại opioid dùng khi kê đơn và top 60 loại thuốc kê đơn trên toàn nước Mỹ.
Nhưng khi tramadol đang càng ngày càng phổ biến, đã xuất hiện những trường hợp xảy ra tác dụng tiêu cực. Các phản ứng được nhận định có liên quan đến tramadol bao gồm buồn ngủ, buồn nôn, đau đầu và táo bón. Các phản ứng ít gặp nhưng nghiêm trọng hơn gồm có hội chứng serotonin và tăng nguy cơ tai biến mạch m.áu não.
Một loại opioid đươc sử dụng phổ biến tác động xấu đến đường huyết
Trong nghiên cứu mới đây tại trường Đại học California San Diego, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng opioid tramadol (tên trên thị trường là ConZip và Ultram) có thể làm tăng nguy cơ sốc isulin hoặc lượng đường trong m.áu thấp một cách bất thường. Theo đó, bệnh nhân sử dụng tramadol dễ mắc bệnh hạ đường huyết hơn.
Hạ đường huyết thường có liên quan tới quá trình điều trị tiểu đường nhưng cũng có thể gặp ở người bình thường. Nếu không được điều trị, hạ đường huyết có thể gây ra những biến chức nguy hiểm như suy giảm nhận thức, suy giảm thị lực, từ đó chất lượng cuộc sống giảm.
Đội ngũ nghiên cứu đã phân tích dựa trên hơn 12 triệu bài báo cáo từ kho dữ liệu của Hệ thống ghi nhận Tác dụng Tiêu cực và Hệ thống ghi nhận Vụ việc Tiêu cực của Cục Quản lí Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), hai hệ thống này tự động ghi chép về các tác dụng tiêu cực khi uống một loại thuốc nào đó. Họ cũng xét tới những loại opioid dùng khi kê đơn khác và các loại thuốc không phải opioid khác, ví dụ như các chất ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine, chất đối kháng thụ thể NDMA (ketamine và memantine).
Các kết quả cho thấy, chỉ tramadol có nguy cơ lớn dẫn tới bệnh hạ đường huyết. Trên thực tế, nguy cơ này ở tramadol gấp 10 lần so với những loại opioid khác. Loại duy nhất có ảnh hưởng tương tự là methadone, thường dùng để giúp bệnh nhân cai nghiên h.eroin hoặc cai những loại thuốc giảm đau khác.
Đội ngũ nghiên cứu cho rằng, các bác sĩ nên chú ý tới khả năng nồng độ đường huyết thấp (hoặc nồng độ isulin cao), nếu như bệnh nhân có khuynh hướng mắc phải bệnh tiểu đường.
Huy Hoang
Theo: knowridge/vietQ
Máy đo đường huyết: Chỉ kẹp trên tai, không cần lấy m.áu
Thiết bị nhỏ kẹp trên dái tai do một nhà khoa học Nga phát triển giúp đo nồng độ đường trong m.áu qua mức độ m.áu đi qua mao mạch hấp thụ ánh sáng, loại trừ việc lấy m.áu gây đau đớn cho bệnh nhân.
Máy đo đường huyết độc đáo nhỏ xíu kẹp trên dái tai – Ảnh : annNIGM
Theo IA REGNUM, Vladimir Kozlov, nhà khoa học trẻ người Nga đã phát triển một máy đo đường huyết độc đáo cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, không cần chọc thủng da, chỉ đeo như một chiếc kẹp trên tai.
Nhà sinh lý học, tốt nghiệp Đại học vật lý và công nghệ Moscow (MIPT) và Đại học y khoa mang tên Sechenov,Vladimir Kozlov đã đề xuất một cách mới để xác định nồng độ glucose trong m.áu qua mức độ m.áu đi qua mao mạch hấp thụ ánh sáng.
Theo đó, nồng độ glucose trong m.áu càng cao, mức độ hấp thụ ánh sáng cũng càng cao. Thiết bị được gắn dưới dạng một chiếc kẹp nhỏ trên tai và đo nồng độ glucose trong m.áu cứ sau 30 giây/lần, khi có tia hồng ngoại với bước sóng nhất định xuyên qua dái tai.
Độ chính xác của phép đo là 80% và khá tương đương với máy đo đường huyết truyền thống đòi hỏi phải chọc thủng da liên tục, làm kiệt sức bệnh nhân và đặc biệt gây ra đau cho t.rẻ e.m. Thiết bị mới này xử lý thông tin nhận được, sau đó chuyển đến điện thoại thông minh trong một ứng dụng đặc biệt, và bệnh nhân nhanh chóng nhận được thông tin về tình trạng của mình.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi