Muối có từ thời xa xưa, nó là một loại gia vị không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên có rất nhiều bệnh liên quan đến việc ăn nhiều muối.
Một nắm muối có thể gây ra 9 loại bệnh sau đây:
1. Huyết áp cao
Ngày nay, số lượng người bị huyết áp cao đang gia tăng, có thể nói nó liên quan rất lớn đến việc ăn nhiều muối. Hấp thụ quá nhiều ion natri trong muối sẽ dẫn đến tuyến thượng thận và mô não sẽ giải phóng một loại nguyên tử, nguyên tử này sẽ khiến huyết áp tăng cao. Huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu của bệnh tim mạch và khoảng 49% người bị bệnh tim mạch chủ yếu là do huyết áp cao.
2. Đột quỵ
Nghiên cứu cho thấy rằng lượng muối ăn hàng ngày vượt quá 4 gram, xác suất đột quỵ cao hơn đáng kể so với người tiêu thụ lượng muối hàng ngày dưới 1,5 gram. Cứ mỗi ngày ăn thêm 0,5g muối, nguy cơ đột quỵ tăng lên 17%.
3. Bệnh tim mạch vành
Tương tự, ăn nhiều muối cũng liên quan mật thiết đến bệnh tim mạch vành. Các nhà nghiên cứu đã đo natri trong 2.436 người Phần Lan, thấy rằng lượng muối ăn hàng ngày vào cơ thể tăng 6gram, số người c.hết vì bệnh tim mạch vành tăng lên 56%, số người c.hết vì bệnh tim tăng 36%.
4. Ung thư dạ dày
Từ năm 1999, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã thực hiện một cuộc khảo sát chế độ ăn uống hàng ngày kéo dài 11 năm với hơn 40.000 người trung niên ở độ t.uổi 40-59 tham gia. Kết quả phát hiện, ăn càng nhiều muối tỉ lệ ung thư càng cao.
Điều này là do thức ăn mặn sẽ làm giảm độ nhớt của chất nhầy bảo vệ trong dạ dày, do đó tác dụng bảo vệ của nó trên thành dạ dày bị giảm, từ đó thúc đẩy sự xuất hiện của ung thư dạ dày.
5. Mạch m.áu trở nên mỏng và giòn
Ăn quá nhiều muối có thể gây tăng huyết áp, cũng sẽ làm tăng cholesterol trong m.áu, làm cho mạch m.áu của chúng ta mỏng và giòn, đồng thời xơ vữa động mạch tăng, sẽ dẫn đến sự xuất hiện của nhồi m.áu cơ tim và bệnh tim mạch vành. Nếu các mạch m.áu não trở nên giòn và mỏng, xuất huyết não và nhồi m.áu não sẽ xảy ra.
6. Loãng xương
Ăn nhiều muối, sẽ khiến lượng caxi trong cơ thể mất đi, điều này dẫn đến xương giòn hơn. Nguyên nhân là vì ion natri trong muối có liên quan đến quá trình chuyển hóa canxi trong cơ thể con người. Khi ion natri được thải ra khỏi cơ thể con người, nó cũng mang một phần của ion canxi, kết quả là canxi bị mất, gây nên bệnh loãng xương.
7. Suy tim
Ăn quá nhiều muối trong một thời gian dài cũng có thể dẫn đến suy tim. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sức khỏe của Mỹ cho thấy hấp thụ lượng muối cao trong thời gian dài có thể gây suy tim.
8. Tổn thương thận
Khi chúng ta ăn quá nhiều muối sẽ dẫn đến sự gia tăng áp lực thẩm thấu trong cơ thể, natri dư thừa sẽ được đào thải qua thận, làm tăng gánh nặng cho thận và làm hỏng thận. Đồng thời, muối sẽ lấy đi canxi trong quá trình bài tiết, làm tăng mức canxi trong nước tiểu và tăng nguy cơ sỏi thận.
9. Tổn thương não
Ăn quá nhiều muối có thể gây hại cho não và gây đau đầu. Rất nhiều người đã phải chịu đựng những cơn đau đầu bất thường sau khi họ ăn uống các món mặn thoải mái.
Nhớ 5 cách để ăn muối không có hại cho cơ thể:
Lượng muối được khuyến nghị trong Hướng dẫn chế độ ăn uống của Trung Quốc (2016) là dưới 6 gram mỗi ngày, càng ăn ít thì càng tốt.
Thông thường muốn ăn ít muối, bạn có thể làm điều này:
1. Dùng muỗng để hạn chế lượng muối: Mỗi gia đình đều nên chuẩn bị một muỗng nhỏ khoảng 2g, mỗi lần nấu ăn nên ước tính số lượng muối thông qua muỗng múc muối, để tránh ăn quá nhiều muối 1 ngày.
2. Tìm một chất thay thế: Ăn ít muối sẽ có cảm giác vô vị? Tuy nhiên chúng ta cũng có thể tìm một số loại hương vị như hạt tiêu, cây hồi, quế, vỏ quýt khô, ớt… để thay thế. Khi làm một số món chua ngọt, bạn cũng có thể sử dụng nước chanh thay cho hương vị chua. Vị chua có thể làm cho vị mặn nổi bật hơn, từ đó làm giảm việc sử dụng muối.
3. Nấu ăn cho muối vào cuối cùng: Khi nấu ăn, tốt nhất là khi món ăn gần xong mới cho muối, làm như vậy mặc dù lượng muối có ít cũng sẽ làm nổi bật vị mặn trong món ăn.
4. Ăn ít thực phẩm chế biến: Nấu ăn có thể được kiểm soát lượng muối, nhưng muối vô hình trong các loại thực phẩm chế biến sẵn chúng ta không kiểm soát được, do đó nên ăn ít thực phẩm chế biến, khi mua thực phầm này nên xem “hàm lượng natri” trong danh sách thành phần.
5. Nấu ăn ở nhà: Hương vị món ăn ở nhà hàng rất hấp dẫn, nhưng lượng muối tương đối nhiều, do đó về nhà tự nấu ăn là một lưa chọn tốt để kiểm soát muối.
Hà Vũ (Dịch theo Aboluowang)
Theo vietnamnet
Các thực phẩm “rẻ bèo” là thần dược làm giảm cholesterol hiệu quả nhưng không phải ai cũng biết
Lượng cholesterol cao có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hãy bổ sung ngay vào thực đơn của bạn 7 loại thực phẩm giảm cholesterol trong m.áu để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh và bảo vệ sức khỏe.
Cholesterol là một chất ở dạng sáp giống như chất béo, được tạo thành một cách tự nhiên trong cơ thể chúng ta. Cơ thể chúng ta cần một lượng cholesterol nhất định để duy trì hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, nếu bạn có quá nhiều hàm lượng chất này trong m.áu thì cholesterol có thể dính vào thành động mạch, tạo thành mảng bám. Mảng bám sẽ khiến động mạch thu hẹp lại hoặc thậm chí làm bít động mạch, khiến cho m.áu không thể lưu thông trong cơ thể.
Sau đây là 7 loại thực phẩm mà bạn nên ưu tiên sử dụng hàng ngày để giảm cholesterol trong m.áu:
1. Lúa mạch
Theo ông Cai Jingmin, giáo sư Cục Công nghệ sinh học thuộc Đại học Chung Yuan cho biết, ăn 50 – 100gr hạt lúa mạch mỗi ngày có thể làm giảm cholesterol một cách hiệu quả. Bởi lúa mạch sở hữu nhiều chất xơ hòa tan – loại chất giúp ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình hấp thu cholesterol hay đường vào m.áu, từ đó điều hòa lượng đường huyết giảm cholesterol trong m.áu.
Lúa mạch được công nhận là có công dụng làm giảm cholesterol trong m.áu tốt hơn cả yến mạch.
Chúng ta thường thấy bột yến mạch được tung hô như một vị thần chuyên trị cholesterol, thế nhưng ông Jingmin nhận định rằng lúa mạch còn tốt hơn gấp nhiều lần so với bột yến mạch. Cho nên nếu có cơ hội, hãy thử xem sao nhé!
2. Nấm
Nấm là một trong những loại thực phẩm yêu thích của người dân Đài Loan, bởi nó cung cấp đến 8 loại axit amin thiết yếu cần thiết cho cơ thể con người. Đặc biệt trong nấm có chứa Linoleic acid – loại axit béo không bão hòa làm giảm cholesterol và điều hòa đường huyết.
Có thể kể đến một ví dụ điển hình như nấm kim châm cũng rất giàu chất xơ hòa tan trong nước có chức năng hấp thụ axit cholic, có thể làm giảm sự hấp thu cholesterol của ruột và giảm mỡ trong m.áu. Và đặc biệt hơn cả là nấm đen, bởi chúng chứa nhiều chất xơ đại tiện, đẩy nhanh bài tiết cholesterol, hỗ trợ tiểu cầu tuần hoàn m.áu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
3. Các loại đậu và hạt
Các loại đậu và hạt như hạnh nhân, đậu phộng, quả óc chó, hạt điều, hạt dẻ… có chứa chất xơ hòa tan cholesterol, tăng độ đàn hồi của động mạch và vô vàn lợi ích khác tốt cho sức khỏe.
Đậu có hàm lượng protein cao và có thể trở thành một thực phẩm thay thế lành mạnh cho một số nguồn protein động vật, chẳng hạn như các loại thịt. Các chuyên gia khuyến nghị cố gắng nên ăn hai lần một tuần bằng cách chế biến các loại súp, salad hoặc dùng dầu đậu nành có nguồn gốc thực vật thay cho các loại dầu hay mỡ động vật.
Tất cả các loại đậu dường như đều giúp sức khỏe cải thiện một cách nhanh chóng, nhất là làm hạ cholesterol.
Một ví dụ nổi bật trong các loại đậu chính là đậu nành, chúng làm giảm cholesterol toàn phần, cholesterol LDL, triglyceride mà không ảnh hưởng đến chỉ số cholesterone trong cơ thể. Các chuyên gia khuyến nghị nên dùng 20 – 50gr protein đậu nành mỗi ngày, hoặc sử dụng dầu đậu nành thay thế cho các loại dầu thông thường.
4. Các loại cá béo
Các loại cá béo như cá thu, cá hồi, mực và các loại cá biển khác có hàm lượng axit béo omega-3 cao làm giảm nồng độ triglyceride, giảm còi xương, làm chậm tốc độ của quá trình đông m.áu để bảo vệ tim mạch và giảm tỷ lệ t.ử v.ong của bệnh tim mạch vành. Tốt nhất hãy nên ăn hai lần một tuần để mang lại lợi ích tốt nhất có thể.
5. Ổi
Các loại ổi đều chứa nhiều dưỡng chất cùng hàm lượng Vitamin C rất cao. Đây cũng là loại trái cây làm giảm cholesterol trong m.áu, giúp m.áu lưu thông trong cơ thể dễ dàng hơn.
Theo phòng thí nghiệm tim mạch tại Ấn Độ, ăn ổi thường xuyên làm các cholesterol xấu sẽ giảm đáng kể và các cholesterol tốt sẽ tăng mạnh. Quả ổi tươi còn chứa lượng cao các chất xơ hòa tan và không hòa tan có thể giúp hạ đường huyết một cách an toàn, ngăn ngừa bệnh cao huyết áp, bảo vệ tim và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
6. Cam
Cam ngoài việc là thức uống ngon lành, bổ dưỡng, nó cũng được chứng minh là có hiệu quả trong việc làm giảm mức cholesterol trong cơ thể. Cam có hàm lượng vitamin C cao, nó còn là loại thực phẩm có chứa hàm lượng chất xơ hòa tan lớn, nên nó rất có ích trong việc làm giảm mỡ m.áu.
Đúng là trái cam có vô vàn lợi ích tốt cho sức khỏe, vậy nên mọi nhà luôn tin dùng.
Bên cạnh đó, cam có thể làm giảm 6 đến 15% lượng cholesterol xấu (LDL) mà không làm ảnh hưởng đến cholesterol tốt (HDL). Hay một nghiên cứu trên 1.000 bệnh nhân ở Đức cho thấy, những bệnh nhân dùng cam thường xuyên có khả năng giảm cholesterol gần tương đương với dùng thuốc.
7. Bột thì là
Thì là chứa phytosterol mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, có thể giúp cơ thể trao đổi chất và ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol của đường ruột, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Bạn có thể thêm một vài muỗng cà phê bột thì là vào các công thức rau củ nướng của bạn (nó đặc biệt hợp với khoai lang, bí đỏ, cà rốt, bí, và súp lơ – theo Ian Hemphill, tác giả của cuốn Kinh Thánh về Gia vị và Thảo mộc). Hay đơn giản hơn là trộn bột thì là cùng với bột ớt, bột tỏi, bột hành tây, ớt bột, hạt tiêu đỏ để dùng làm gia vị nấu nướng.
Theo Ettoday/emdep