Một phụ nữ bị mắc hội chứng sốc độc vì tampon

Người phụ nữ 32 t.uổi đã mắc hội chứng sốc độc ảnh hưởng lớn đến các cơ quan trong cơ thể vì tampon.

Greta Zarate (32 t.uổi) ở Jacksonville, Bắc Carolina, Hoa Kỳ đã phải đối mặt với “tử thần” vì hội chứng sốc độc tố do n.hiễm t.rùng huyết. Theo các bác sỹ tại bệnh viện Onslow Memorial cho biết, khi Zarate nhập viện trong tình trạng sốt và huyết áp tăng cao. Tiến hành chụp X-quang, siêu âm và chụp CT không phát hiện ra nguyên nhân khiến sức khỏe giảm sút.

Greta Zarate phải nằm viện dài ngày để điều trị. Ảnh: Dailymail

Từ những tư vấn bác sĩ phụ khoa và những tiết lộ về chế độ sinh hoạt của bệnh nhân, các bác sỹ đã tìm ra nguyên nhân của tình trạng bệnh là do sản phẩm tampon mà Zarate đã sử dụng gây ra.

Zarate nói: “Tôi đã nghe nói về hội chứng sốc độc nhưng tôi không biết các triệu chứng của nó như thế nào. Vào ngày đầu tiên của kỳ k.inh n.guyệt, tôi cảm thấy hơi khó chịu. Tôi nghĩ rằng mình bị cúm và tự điều trị bằng thuốc không kê đơn. Các triệu chứng gồm buồn nôn và tiêu chảy, chóng mặt, đau cơ. Tôi càng ngày càng ốm, sốt cao, run và yếu”.

“Chị tôi là một y tá và yêu cầu tôi đến ngay bệnh viện. Khi tôi đến bệnh viện, họ không thể hiểu được chuyện gì đã xảy ra với tôi. Huyết áp của tôi rất thấp. Tôi đã rất sợ và vô cùng ốm yếu. Tôi bị đau một bên nghiêm trọng vì lá lách của tôi bị sưng do cố gắng chống lại n.hiễm t.rùng. Thật may các bác sĩ đã phát hiện ra đó là n.hiễm t.rùng tụ cầu khuẩn trong m.áu của tôi sau khi lấy tăm â.m đ.ạo và nó bắt nguồn từ những vết xước siêu nhỏ trong â.m đ.ạo của tôi từ một tampon” – người phụ nữ 32 t.uổi này nói thêm.

Các bác sĩ cho hay các vi khuẩn có khả năng gây t.ử v.ong liên quan đến sự tích tụ m.áu trên tampon, sau đó nó xâm nhập vào m.áu của cô thông qua các vết xước siêu nhỏ trên thành â.m đ.ạo. Zarate được cho uống thuốc kháng sinh, chất lỏng và morphin để chống n.hiễm t.rùng và kiểm soát cơn đau.

Hội chứng sốc độc, ảnh hưởng đến khoảng một trong 100.000 phụ nữ, nó xảy ra khi vi khuẩn Staphylococcus aureus hoặc Streptococcus xâm nhập vào m.áu và sản sinh độc tố nguy hiểm.

Các triệu chứng bao gồm sốt cao, huyết áp thấp, nôn mửa, nhầm lẫn và co giật. Nó thường xảy ra ở phụ nữ sử dụng tampon vì sự tích tụ của m.áu tạo ra môi trường hoàn hảo cho sự phát triển nhanh chóng của vi khuẩn. Các hộp băng vệ sinh thường đưa ra những cảnh báo về việc không nên sử dụng quá 8 tiếng vì sẽ gây tích tụ vi khuẩn dẫn đến n.hiễm t.rùng.

Thanh Vân

Theo Dailymail/vietQ

Ổ bệnh c.hết người từ điện thoại di động

Chiếc điện thoại thông minh (smartphone) ta dùng hàng ngày có thể chứa đến 17.000 loại vi khuẩn, bẩn hơn 10 lần so với bệ ngồi bồn cầu ở hộ gia đình. Vậy có bao giờ bạn lau chùi “dế cưng” của mình?

Lau chùi thường xuyên điện thoại để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn – Chụp màn hình Reviewed

Một nghiên cứu được đăng tải mới đây trên tạp chí Plant Protection and Pathology của Ai Cập cho thấy một chiếc smartphone có thể chứa đến 17.000 loại vi khuẩn, trong đó có những vi khuẩn c.hết người như E. coli (làm hỏng đường ruột, tiêu ra m.áu,…), Streptococcus (gây viêm màng não, viêm phổi,…) hay tụ cầu khuẩn (gây n.hiễm t.rùng huyết, viêm màng não mủ,…), theo trang Reviewed ngày 8.10.

Nghiên cứu khẳng định màn hình điện thoại – nơi người dùng trực tiếp chạm vào, như thỏi nam châm hút và trữ vi khuẩn. Hơn nữa, smartphone dễ dàng được mang đến mọi nơi, từ quán cà phê, phòng tập thể hình đến cả nhà vệ sinh công cộng; nhưng không bao giờ được làm sạch đúng cách khiến nó trở thành ổ bệnh, bẩn hơn bệ ngồi bồn cầu ở hộ gia đình đến 10 lần.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, việc giữ cho điện thoại sạch mầm bệnh là không khó. Người dùng có thể pha loãng một ít rượu với nước, sau đó xịt một lượng vừa đủ lên điện thoại và dùng vải mềm lau khô sẽ giúp nó sạch sẽ trở lại. Không nên thay vải mềm bằng khăn giấy hay các loại vật liệu thô để tránh làm hỏng màn hình điện thoại.

Tiến sĩ Julia MacDougall của Reviewed kêu gọi mọi người hãy chú ý đúng mức đến chiếc điện thoại của mình và khuyên ít nhất bạn nên lau chùi điện thoại của mình mỗi tuần một lần. Điện thoại được dùng càng nhiều thì càng nên vệ sinh lau chùi thường xuyên.

“Nếu bạn có con nhỏ hay nghịch điện thoại hoặc thường cho nhiều người mượn dùng, tôi khuyên bạn nên vệ sinh nó ít nhất 1 lần/tuần. Việc chia sẻ điện thoại là nguy cơ tiềm tàng làm lây lan vi khuẩn”, tiến sĩ MacDougall nói thêm.

Theo Thanh niên

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *