Mùa hanh khô, nghe bác sĩ da liễu tiết lộ loạt mẹo hữu ích giúp da bạn luôn mềm mịn

Tuy là “rào cản” đầu tiên của cơ thể chống lại vi khuẩn, virus nhưng trong thời tiết lạnh, hanh khô của tiết trời mùa đông rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của da, vừa gây ảnh hưởng đến sức khỏe, vừa mất thẩm mỹ.

Làn da rất quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần của mỗi người. Chiếm khoảng 16% tổng trọng lượng cơ thể, da đóng vai trò là rào cản đầu tiên của cơ thể chống lại vi khuẩn và virus, một làn da khỏe mạnh còn duy trì sự cân bằng của các chất và giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể.

Vào những ngày tiết trời lạnh, độ ẩm trong không khí thấp, da con người thường trở nên khô sần, mất nước. Chăm sóc da vào mùa đông là rất cần thiết nhưng không phải ai cũng làm đúng cách.

Để có được làn da mịn màng cả trong những ngày thời tiết khắc nghiệt của mùa đông, bạn hãy tham khỏa 8 lưu ý được ThS. BS. Nguyễn Lan Anh – Khoa Da liễu, Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108 khuyến cáo.

1. Uống đủ nước mỗi ngày

Đây có thể xem là một trong những việc quan trọng nhất để cung cấp độ ẩm cho da từ bên trong. Thời tiết hanh khô, da của chúng ta càng cần nước.

Chính vì thế, bạn hãy uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, có thể tăng thêm một chút vào những ngày hanh khô hơn. Cách này vô cùng hiệu quả và cần thiết trong việc dưỡng ẩm cho da. Tuy nhiên, bạn cần tránh uống nước có ga vì chúng không hề tốt cho làn da.

2. Hạn chế rửa mặt bằng nước nóng

Nước ấm sẽ giúp làm giãn nở lỗ chân lông, từ đó tạo khoảng trống cho làn da được thở và đàn hồi tốt hơn sau một ngày làm việc căng thẳng. Thế nhưng, bạn không nên sử dụng nước quá nóng để rửa mặt. Bởi nhiệt độ cao của nước sẽ làm phá hỏng kết cấu của da, từ đó làm da nhanh khô và có thể nổi mẩn ngứa, ửng đỏ.

Nhiều người thường rửa mặt bằng nước nóng để tạo cảm giác dễ chịu hơn giữa thời tiết hanh khô. Tuy nhiên, nước nóng thường làm da khô hơn, càng dễ nứt nẻ hơn. Vì thế, các bạn nên rửa mặt bằng nước mát. Không nên sử dụng các loại sữa rửa mặt có tính tẩy dầu mạnh.

3. Ăn nhiều rau củ, trái cây

Các loại rau củ, trái cây không chỉ giúp bổ sung nước mà còn cung cấp rất nhiều vitamin cùng các chất khoáng có lợi cho làn da. Nó giúp da không bị khô nẻ, căng mịn hơn, đồng thời khoẻ mạnh hơn để “chiến đấu” với thời tiết hanh khô.

Một số loại vitamin như vitamin A, vitamin B hay vitamin C đều giúp làn da của bạn khỏe mạnh và sáng bóng hơn. Đặc biệt trong đó, vitamin B còn giúp phục hồi những làn da bị khô nẻ. Do vậy, hãy bổ sung thường xuyên hơn một số loại thực phẩm giàu vitamin B từ thịt gà, cá ngừ, ngũ cốc, các loại đậu, bơ, chuối.

4. Bảo vệ da cẩn thận khi ra ngoài

Trời khô hanh làm da khô nhanh hơn, hơn nữa nếu tiếp xúc nhiều với khói bụi thì da sẽ càng dễ nứt nẻ và bị viêm. Vì thế, hãy chắc chắn rằng bạn đã bảo vệ và che chắn cho da cẩn thận khi ra ngoài.

Ánh nắng mặt trời trong mùa hanh khô thường không quá gay gắt nhưng có thể khiến tình trạng da của bạn thêm tồi tệ, xuống sắc. Vì vậy, đừng quên bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài 30 phút.

5. Tẩy da c.hết định kỳ

Một trong những cách giúp làn da của bạn luôn mềm mại, hồng hào, không bị bong tróc, nứt nẻ trong mùa hanh khô là tẩy da c.hết cho làn da định kỳ 2 lần/tuần. Đây là cách làm giúp bạn loại bỏ bụi bẩn, cải thiện sự lưu thông m.áu và giữ cho làn da luôn khỏe đẹp.

6. Xịt khoáng thường xuyên

Nước trên bề mặt da rất dễ bốc hơi trong khí hậu lạnh, đó là lý do khiến làn da của chúng ta nhanh khô hơn trong mùa này.Vì vậy, nên thường xuyên xịt khoáng để cung cấp nước kịp thời, giúp da hạn chế khô nẻ.

7. Thoa kem dưỡng ẩm mỗi tối

Đây là việc không thể thiếu mỗi tối. Trước khi đi ngủ, các bạn nhớ thoa kem dưỡng ẩm cho da, như vậy mới hoàn thành một cách toàn diện các bước dưỡng ẩm cho da. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn đã tẩy trang và rửa mặt thật sạch trước khi thoa kem, nếu không sẽ gây phản tác dụng.

Nên sử dụng các loại kem có chứa ceramide, hyaluronic acid, glycerin ngay lúc da còn ẩm. Ceramide là thành phần tự nhiên trong lớp sừng, lớp ngoài cùng của da, đóng vai trò chính trong việc duy trì làn da khỏe và bảo vệ làn da chống lão hóa, bảo vệ các thành phần dưới da. Một số kem dưỡng có chứa thành phần lipid tương tự với cấu trúc lipid trên da, có tác dụng tăng cường liên kết giữa các tế bào biểu bì, chống khô da.

8. Đắp mặt nạ dưỡng ẩm cho da mùa hanh khô

Dùng mặt nạ để bổ sung độ ẩm cho da vào những ngày hanh khô là điều vô cùng cần thiết. Nên sử dụng các loại mặt nạ có tác dụng cung cấp độ ẩm cho làn da tốt nhất như mặt nạ khoai tây, mặt nạ bơ mật ong, mặt nạ mật ong sữa tươi, mặt nạ nha đam.

Theo Helino

Khi gót chân bị nứt…

Không chỉ ở da mặt, gót chân cũng là một vị trí dễ bị nứt nẻ gây đau đớn và mất thẩm mỹ. Nếu không chữa kịp thời sẽ gây viêm và n.hiễm t.rùng…

Nứt gót chân là một chứng bệnh ngoài da, thường gặp ở da khô và diễn tiến nặng hơn vào mùa hanh khô. Biểu hiện là gót chân bị bong tróc, nứt da, ngứa và c.hảy m.áu từ các vết nứt làm cho vi khuẩn, vi nấm hoặc siêu vi xâm nhập. Nứt gót chân không chỉ gây mất thẩm mỹ cho người bệnh mà còn gây đau đớn khó chịu, ảnh hưởng đến đi lại, sinh hoạt. Đặc biệt khi vùng gót chân nứt nhiều, c.hảy m.áu, tạo thành các khe rãnh sâu rất dễ bị nhiễm khuẩn, có thể dẫn đến biến chứng hoại tử bàn chân nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy, bạn cần phòng ngừa và điều trị nứt gót chân đúng cách và hiệu quả.

Nguyên nhân nào gây nứt gót chân?

Nguyên nhân gây nứt gót chân rất đa dạng, nhưng có 3 điều kiện góp phần làm cho triệu chứng nứt gót chân tiến triển, đó là: Da khô do mất độ ẩm, áp lực quá mức lên phần gót chân trong thời gian dài và nguyên nhân từ bệnh tật. Ngoài ra còn những nguyên nhân sau: Chế độ ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng vitamin và khoáng chất; bị một số bệnh như tiểu đường, bệnh nấm chân, chàm…; làm trong môi trường công việc đòi hỏi phải đứng quá lâu, nền nhà thô ráp, gồ ghề cũng là nguyên nhân gây nứt gót chân và một nguyên nhân mà ít ai nghĩ đến là mang giày, dép không phù hợp với kích cỡ chân.

Cách điều trị

Vệ sinh chân và gót chân sạch sẽ: Khi đã bị nứt gót chân, việc đầu tiên cần làm hàng ngày để chấm dứt tình trạng này đó là vệ sinh chân và gót chân sạch sẽ sau mỗi ngày làm việc. Có nhiều cách làm sạch chân và gót chân nhưng bạn không nên sử dụng xà phòng hay nước tẩy rửa để làm việc này bởi nó sẽ làm gót chân bị nứt trở nên khô hơn và đau hơn nhiều lần. Chính vì thế có thể sử dụng nước muối loãng hoặc nước chè tươi loãng đun sôi để ấm là an toàn nhất để làm sạch những bụi bẩn bám ở chân và gót chân.

Nứt gót chân nếu không chữa dứt điểm sẽ gây viêm, n.hiễm t.rùng rất nguy hiểm.

Bôi thuốc: Sau khi đã làm sạch gót chân hãy tiến hành bôi thuốc nếu vết nứt nghiêm trọng và đau nhói. Nếu vết nứt nhỏ bạn có thể sử dụng các loại thảo dược như cám gạo, dầu dừa để bôi giúp gót chân dần trở nên mềm mại hơn.

Có thể sử dụng nước muối loãng hoặc nước chè tươi loãng đun sôi để ấm là an toàn nhất để làm sạch những bụi bẩn bám ở chân và gót chân.

Trên thị trường có nhiều dòng sản phẩm điều trị nứt gót chân, muốn hiệu quả cần kết hợp chăm sóc da với dùng kem chuyên trị nứt gót. Một sản phẩm tốt trước hết phải làm cho triệu chứng giảm đi một cách nhanh chóng, kết quả có thể thấy rõ trong vòng 5 ngày sử dụng. Sản phẩm đó phải cùng lúc phát huy 3 tác dụng: Tróc da, làm mềm và dưỡng ẩm cho da bằng cách hình thành một lớp bảo vệ để làm giảm đáng kể các triệu chứng da dày lên và nứt. Không tự ý bôi các loại mỡ kháng sinh hoặc thuốc không rõ nguồn gốc khi chưa thăm khám và có ý kiến của bác sĩ.

Sử dụng dụng cụ bảo vệ đôi chân phù hợp: Sau khi đã tiến hành các biện pháp chữa trị vết nứt gót chân thì hãy sắm cho mình dụng cụ bảo hộ lao động như đôi ủng hoặc những đôi giầy, dép cao vừa phải, rộng rãi và êm ái để đi cho đôi chân của mình. Ngay cả khi bạn làm việc hay đến công sở thì bạn cũng cần phải lưu ý điều này bởi nếu bạn tiếp tục để gót chân bị bám bẩn thì tình trạng nứt nẻ sẽ càng tăng hơn.

Và phòng ngừa

Ngâm chân trong nước ấm 15 phút mỗi ngày; uống nhiều nước hàng ngày; giữ bàn chân sạch sẽ và tẩy tế bào c.hết thường xuyên; chế độ ăn uống khoa học, nên bổ sung thêm thực phẩm chứa kẽm và omega 3; không lạm dụng xà phòng và sấy khô chân; không chà chân quá kỹ.

Đối với những người đã tuân thủ chế độ chăm sóc da đúng cách như trên nhưng da vẫn bị nứt nẻ, bong tróc từng mảng… nên đi khám tại các chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

BS. Nguyễn Thị Nhuần

Theo suckhoedoisong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *