Mùa xuân là mùa có nhiều hạt phấn hoa lơ lửng trong không khí và “chạm” vào da, gây dị ứng phấn hoa. Dị ứng phấn hoa là loại viêm da tiếp xúc phổ biến nhất. Mặt nạ và các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da khác thường thêm nhiều thành phần, thậm chí cả các thành phần gây dị ứng khác, sẽ làm tình trạng phát ban trầm trọng hơn.
Khi trên da xuất hiện các triệu chứng như ban đỏ, ngứa, rát,… thì bạn nên dùng nước tinh khiết hoặc nước muối sinh lý để chườm lạnh. Nếu không thuyên giảm thì nên đi khám chuyên khoa da liễu.
Các bác sĩ chuyên khoa da liễu sẽ chỉ định bạn dùng các loại thuốc bôi. Thuốc bôi chủ yếu là thuốc mỡ glucocorticoid nhưng không nên dùng lâu dài nhất là ở những bộ phận nhạy cảm như mặt, nếu không sẽ làm teo da, viêm da do nội tiết tố. Những người có tiền sử dị ứng phấn hoa nên đeo kính bảo vệ mắt hoặc kính bảo hộ.
Mùa xuân đến rồi, “cơn ác mộng” của những người bị dị ứng cũng đến. Ngoài bệnh viêm da dị ứng phấn hoa thì chúng ta phải luôn cảnh giác với 5 căn bệnh dị ứng mùa xuân thường gặp dưới đây.
Nổi ban đỏ
Các nốt phỏng và ban đỏ có kích thước khác nhau đột ngột xuất hiện trên da tay chân hoặc người. Nó biến mất nhanh chóng sau vài giờ, không để lại dấu vết sau khi xẹp lún, tái phát.
Viêm da dị ứng
Vào mùa xuân, tia cực tím nhiều hơn, da nhạy cảm với tia cực tím. Các mao mạch bị giãn ra và sung huyết, gây ban đỏ, sẩn da,… mà người ta thường gọi là “lang ben”.
Viêm mũi dị ứng
Biểu hiện chính của viêm mũi dị ứng là nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi, hắt hơi liên tục. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm mũi dị ứng là do dị ứng phấn hoa và bụi phát tán trong không khí.
Viêm kết mạc dị ứng
Mùa xuân đến, nhiều người thường bị ngứa mắt, kèm theo xung huyết kết mạc và có cảm giác dị vật vướng trong mắt. Sau vài năm, bệnh bị tái phát nhiều lần, các triệu chứng thậm chí có thể nặng dần lên. Ngoài ra, chứng sợ ánh sáng, cảm giác nóng rát và thỉnh thoảng tiết dịch nhầy ở bờ mi mắt là biểu hiện điển hình của bệnh viêm kết mạc dị ứng.
Hen phế quản
Phấn hoa sẽ kích hoạt các triệu chứng hen phế quản ở những người bị sốt vào mùa hè. Khi hít phải chất gây dị ứng người bệnh sẽ ho, thở khò khè, khó thở, tức ngực, khạc ra tiếng.
Để tránh bị dị ứng phấn hoa, bạn nên hạn chế đi ra ngoài và đến những nơi có nhiều phấn hoa như công viên. Những người bị viêm da do ánh nắng mặt trời và viêm da theo mùa nên tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp càng nhiều càng tốt.
Ngoài ra còn có những điểm cần lưu ý sau:
- Làm xét nghiệm chất gây dị ứng, tránh xa chất gây dị ứng. Nếu bạn bị dị ứng với các loại thực phẩm như đậu, sữa, hải sản… thì nên tránh ăn.
- Giặt và phơi khô quần áo và giường chiếu thường xuyên sẽ giảm sự sinh sản của bọ ve. Giữ nhà sạch sẽ và chú ý thông gió trong nhà.
- Sau khi đi ra ngoài và trở về nhà, cẩn thận rửa tay và mặt. Nhớ loại bỏ phấn hoa có thể dính trên cơ thể, tránh dị ứng da khi tay dính phấn hoa chạm vào các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Ngoài ra, cố gắng không sử dụng mỹ phẩm và xà phòng có tính kiềm.
- Bổ sung vitamin C, vitamin E,… thích hợp để giảm viêm do dị ứng.
- Nếu tình trạng dị ứng nghiêm trọng hơn, hãy đến cơ sở y tế kịp thời.
Ngọc Huyền – Theo sohu