WHO cảnh báo các đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết đã tăng đáng kể trên toàn thế giới trong vài thập kỷ qua và hiện đây là bệnh truyền nhiễm qua muỗi có tốc độ lây lan cao nhất thế giới.
Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết được điều trị tại một bệnh viện ở La Paz, Honduras ngày 24/7/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 17/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố báo cáo cập nhật về tình hình diễn biến của bệnh sốt xuất huyết trên toàn cầu, trong đó cảnh báo số ca lây nhiễm tại Mỹ Latinh – 2,7 triệu người trong 10 tháng đầu năm, trong đó có 1.206 người c.hết – là mức cao nhất ghi nhận được trong lịch sử khu vực này.
Phóng viên TTXVN thường trú tại Mỹ Latinh dẫn báo cáo của WHO cho hay 5 quốc gia có số người nhiễm sốt xuất huyết cao nhất thế giới trong năm nay đều là các nước Mỹ Latinh, đứng đầu là Brazil với hơn 2 triệu trường hợp, tiếp đó lần lượt là Mexico, với gần 214.000 trường hợp; Nicaragua, với 157.500 trường hợp; Colombia, với 106.000 trường hợp; và Honduras, với 96.400 trường hợp.
Ngoài Mỹ Latinh, Bangladesh cũng là nước chịu nhiều ảnh hưởng từ bệnh truyền nhiễm này, với 92.000 ca, cao nhất kể từ khi ghi nhận lần bùng phát dịch đầu tiên trong lịch sử vào năm 2000.
WHO cảnh báo các đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết đã tăng đáng kể trên toàn thế giới trong vài thập kỷ qua và hiện đây là bệnh truyền nhiễm qua muỗi có tốc độ lây lan cao nhất thế giới.
Vào thập kỷ 1970, sốt xuất huyết có mặt tại 9 quốc gia thì hiện tại nó đã có mặt tại 128 quốc gia và có thể tác động tới 96 triệu người.
Phó Tổng Giám đốc WHO, Tiến sỹ Soumya Swaminathan thừa nhận bất chấp những nỗ lực của tổ chức này, các biện pháp hiện tại nhằm kiểm soát dịch bệnh sốt xuất huyết tỏ ra không đủ hiệu quả, buộc WHO phải tìm kiếm những chiến lược mới.
Một trong những chiến lược đang được xem xét là kỹ thuật làm vô sinh loài muỗi truyền nhiễm sốt xuất huyết, Aedes Aegypti, bằng tia phóng xạ. Đây là kỹ thuật được Bộ Nông nghiệp Mỹ phát triển đầu tiên nhằm kiểm soát một số loài sâu bệnh làm hại cây trồng và vật nuôi.
Qua 60 năm phát triển, hiện biện pháp này được sử dụng trong ngành nông nghiệp tại tất cả các châu lục và chứng minh được mức độ an toàn cao, và do đó WHO đang kỳ vọng việc áp dụng kỹ thuật này với muỗi Aedes Aegypti, cũng là vật chủ truyền nhiễm các bệnh nhiệt đới nguy hại khác như chikungunya và zika, sẽ làm đáng kể “dân số” của loài muỗi này, và qua đó là nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm trên.
Các bệnh truyền nhiễm qua muỗi, trong đó có sốt rét, sốt xuất huyết, zika, chikungunya và sốt vàng, chiếm tới 17% các ca bệnh truyền nhiễm trên toàn cầu, và cướp đi sinh mạng của khoảng 700.000 người mỗi năm, theo thống kê của WHO./.
Lê Hà
Theo TTXVN/Vietnamplus
Thử nghiệm thành công bước đầu vi khuẩn kiềm chế virus sốt xuất huyết
Viện Fiocruz (Brazil) đã nuôi những con muỗi mang vi khuẩn Wolbachia – một loại vi khuẩn phổ biến trong các loài côn trùng, ngoại trừ muỗi Aedes aegypti lây truyền virus sốt xuất huyết.
Vi khuẩn Wolbachia có khả năng ngăn chặn sự lây lan của virus gây bệnh sốt xuất huyết. (Nguồn: AFP)
Các nhà khoa học Brazil đang tiến hành cuộc thử nghiệm một loại vi khuẩn có tên khoa học là Wolbachia, có khả năng ngăn chặn sự lây lan của virus gây bệnh sốt xuất huyết.
Kết quả ban đầu khá khả quan với số ca mắc bệnh sốt xuất huyết và Zika giảm đáng kể.
Kể từ năm 2015, Viện Fiocruz tại thành phố Rio de Janeiro đã nuôi những con muỗi mang vi khuẩn Wolbachia – một loại vi khuẩn phổ biến trong các loài côn trùng, ngoại trừ muỗi Aedes aegypti lây truyền virus sốt xuất huyết.
Quá trình này hoàn toàn không có sự điều chỉnh gen ở muỗi. Sau khi trưởng thành, những con muỗi mang vi khuẩn Wolbachia được thả ra môi trường tự nhiên ở thành phố Rio de Janeiro và thành phố lân cận Niteroi với kỳ vọng chúng sẽ truyền vi khuẩn Wolbachia sang con muỗi khác thông qua g.iao c.ấu.
Nhờ vậy, những con muỗi con về sau sẽ có khả năng chống chọi với virus gây sốt xuất huyết do có hệ miễn dịch khỏe hơn.
Theo các nhà khoa học Brazil, vi khuẩn Wolbachia hoạt động theo hai cách, thứ nhất là tăng cường khả năng đề kháng của hệ miễn dịch ở muỗi, giúp chúng ít có nguy cơ lây nhiễm virus gây bệnh sốt xuất huyết.
Thứ hai, trong trường hợp con muỗi đã nhiễm virus sốt xuất huyết, vi khuẩn Wolbachia sẽ kiềm chế sự phát triển của virus sốt xuất huyết và hạn chế khả năng lây virus này sang người.
Các nhà khoa học đã ghi nhận sự sụt giảm đáng kể các ca mắc sốt xuất huyết và sốt chikungunya tại các khu thử nghiệm của hai thành phố trên.
Ba năm sau khi những con muỗi đầu tiên mang virus Wolbachia được thả ra môi trường tự nhiên, kết quả thu được cho thấy hơn 90% muỗi tại những khu vực này đều có vi khuẩn nói trên. Giới chuyên gia kỳ vọng kết quả này sẽ góp phần không nhỏ trong cuộc chiến ngăn chặn sự lây lan của dịch sốt xuất huyết.
Tuy nhiên, ông Luciano Moreira, chủ nhiệm công trình nghiên cứu trên, nhận định vi khuẩn Wolbachia không phải là phép màu để có thể xóa sổ hoàn toàn căn bệnh sốt xuất huyết.
Theo ông, nơi nào có con người, ở đó có muỗi, do vậy cần phải thực hiện các giải pháp tổng thể, bao gồm việc làm sạch môi trường xung quanh, xóa bỏ nơi có nước tù đọng để tránh việc muỗi đẻ trứng, và hướng tới giải pháp phát triển vaccine phòng bệnh.
Brazil là một trong những nước đang thử nghiệm việc ngăn chặn bệnh sốt xuất huyết bằng phương pháp vi khuẩn Wolbachia, vốn lần đầu tiên được triển khai tại Australia vào năm 2011.
Bộ Y tế Brazil có kế hoạch nhân rộng dự án này tại nhiều thành phố trên khắp cả nước để đ.ánh giá những kết quả đạt được trong các môi trường khác nhau.
Theo thống kê của Bộ Y tế Brazil, trong 8 tháng đầu năm nay, nước này đã ghi nhận hơn 1,4 triệu ca mắc sốt xuất huyết, tăng 600% so với cùng kỳ năm ngoái, trong số này gần 600 người đã t.ử v.ong.
Ông Moreira cho hay tình trạng này là do sự xuất hiện trở lại của sốt xuất huyết tuýp 2, đã từng biến mất khỏi Brazil trong nhiều năm qua. Ngoài ra, nhiệt độ tăng, mưa trái mùa cũng khiến dịch bệnh bùng phát mạnh hơn.
Theo Bộ trưởng Y tế Brazil Luiz Henrique Mandetta, vaccine phòng chống 4 tuýp bệnh sốt xuất huyết đang trong bước thử nghiệm cuối cùng và phải đến năm sau mới có thể được đưa vào sử dụng./.
Thanh Hương
Theo TTXVN/Vietnamplus