Thường xuyên vận động, nấu ăn tại nhà, ngủ đủ giấc, giúp cơ thể khỏe khoắn hơn trong năm 2020.
Năm mới là thời điểm “vàng” để thiết lập các mục tiêu trong cuộc sống, cải thiện sức khỏe bản thân như giảm cân, ăn uống lành mạnh, bắt đầu thói quen tập thể dục…
Tuy nhiên, đến giữa năm, nhiều người có xu hướng chán nản, gác lại kế hoạch cho tới năm sau và tiếp tục bỏ cuộc chỉ sau vài tháng cố gắng. Chìa khóa để phá vỡ vòng lặp đó là tạo dựng các thói quen đơn giản, nhưng hiệu quả lâu dài.
Ăn nhiều thực phẩm toàn phần
Thực phẩm toàn phần bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, các loại củ, đậu, trái cây và rau quả. Ảnh: Healthline
Một trong những cách thức cải thiện sức khỏe dễ dàng và bền vững là sử dụng thực phẩm toàn phần, chưa qua tinh chế như ngũ cốc nguyên hạt, các loại củ, đậu, trái cây và rau quả.
Nghiên cứu cho thấy tuân thủ chế độ ăn uống này có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm cân, ổn định lượng đường trong m.áu và ngăn ngừa bệnh tim mạch, tiểu đường.
Ngủ sâu và chất lượng
Giấc ngủ là một phần thiết yếu của sức khỏe con người. Thiếu ngủ có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như tăng cân, mắc bệnh tim mạch và trầm cảm.
Lý do của tình trạng thiếu ngủ vô cùng đa dạng, từ lịch làm việc dày đặc cho tới áp lực cuộc sống nói chung. Vì vậy, điều quan trọng để cải thiện chất lượng giấc ngủ là điều chỉnh cách sinh hoạt, giảm thời gian sử dụng điện thoại và đi ngủ vào một khung giờ cố định.
Thường xuyên vận động
Các chuyên gia khuyến nghị nhân viên văn phòng nên đi bộ 15 phút vào mỗi giờ nghỉ trưa. Ảnh: The Healthy
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ngồi quá nhiều có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe con người, gia tăng nguy cơ t.ử v.ong khi mắc các loại bệnh nói chung. Đặt mục tiêu chăm chỉ vận động là cách đơn giản và hiệu quả để điều chỉnh lại lối sống, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Đối với người làm công việc văn phòng, các chuyên gia khuyến nghị đi bộ 15 phút vào mỗi giờ nghỉ trưa và vận động nhẹ nhàng một tiếng một lần.
Ăn cơm nhà
Một nghiên cứu trên 11.396 người trưởng thành cho thấy, thường xuyên nấu ăn tại nhà đem lại chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo hơn so với việc dùng bữa bên ngoài.
Tuy nhiên, tại các khu vực thành thị, cuộc sống bận rộn khiến thực phẩm chế biến sẵn hoặc các quán ăn nhanh trở thành lựa chọn dễ dàng hơn. Các chuyên gia khuyến nghị, bạn có thể bắt đầu bằng cách tự nấu một bữa ăn mỗi ngày và tăng tần suất dần đều.
Khám bệnh định kỳ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là một điều vô cùng cần thiết, tuy nhiên bị nhiều người coi nhẹ. Trên thực tế, một số bệnh nguy hiểm không biểu hiện rõ các triệu chứng cho tới giai đoạn cuối.
Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện bệnh sớm, có phương pháp điều trị kịp thời và tiết kiệm chi phí. Không ít người cho rằng, kiểm tra tổng thể không chỉ phí thời gian mà còn tốn kém t.iền của, trong khi cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. Tuy nhiên, chi phí điều trị khi bệnh đã trở nặng sẽ cao hơn rất nhiều so với t.iền khám định kỳ.
Thục Linh
Theo Healthline/VNE
Những cách tự nhiên giúp bạn cân bằng hoóc môn
Hệ thống nội tiết của chúng ta hoạt động theo hướng phân phối hoóc môn. Sự thiếu hụt hoặc mất cân bằng trong quá trình phân phối này thường dẫn đến các vấn đề sức khỏe như trầm cảm, béo phì, rụng tóc, thậm chí vô sinh.
Các bài tập như thể dục nhịp điệu và tăng sức bền có tác dụng tốt hơn trong việc tăng mức độ hoóc môn – Ảnh minh họa: Shutterstock
Dưới đây là một số cách tự nhiên có thể giúp bạn cân bằng hoóc môn, theo trang tin The Health Site.
Ăn uống lành mạnh
Ăn thực phẩm không lành mạnh làm hỏng hệ thống nội tiết. Để đảm bảo hoóc môn của bạn không hoạt động quá mức hoặc hoạt động kém, nên ăn thực phẩm chứa nhiều protein và chất xơ. Cùng với việc hấp thụ protein, điều quan trọng là phải cắt giảm tiêu thụ carbohydrate và bổ sung đường.
Các sản phẩm sữa có caffeine cũng có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố vì chúng thiếu chất chống ô xy hóa và giúp cho các gốc tự do trong cơ thể giành ưu thế. Thay vào đó, nên uống trà xanh, vốn rất giàu chất chống ô xy hóa và giúp giảm mức độ hoóc môn hoạt động quá mức như ghrelin, insulin và cortisol, theo The Health Site.
Kiểm soát cân nặng
Cùng với dinh dưỡng kém, thực phẩm và quản lý cân nặng không hiệu quả cũng có thể dẫn đến sự thay đổi nội tiết tố. Ăn quá ít hoặc quá nhiều có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của bạn và làm tăng mức insulin và cortisol. Điều quan trọng là duy trì sự cân bằng lượng calorie phù hợp trong cơ thể. Điều này cũng có thể phụ thuộc vào t.uổi tác, giới tính và sức khỏe.
Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên làm tăng lưu lượng m.áu. Để làm được điều đó, cơ thể tăng cường sản xuất hoóc môn chống viêm. Đặc biệt, các bài tập như thể dục nhịp điệu và tăng sức bền có tác dụng tốt hơn trong việc tăng mức độ hoóc môn, theo The Health Site.
Giảm căng thẳng
Khi cơ thể bị căng thẳng, việc sản xuất hoóc môn sẽ bị tác động. Mức độ các hoóc môn như cortisol và adrenaline, vốn có khả năng chống lại bệnh tật, bị xáo trộn khi chúng ta căng thẳng. Lối sống bận rộn hoặc các bệnh tiềm ẩn có thể làm gia tăng mức độ căng thẳng.
Để kiểm soát căng thẳng, hãy thử tập thiền, yoga, vận dụng liệu pháp hương hoa hoặc đơn giản là tập thể dục. Khi căng thẳng giảm, cân bằng nội tiết trở lại.
Ngủ đủ
Khi chúng ta ngủ, cơ thể chúng ta loại bỏ độc tố bằng cách tự nạp lại các hoóc môn quan trọng. Với giấc ngủ không đầy đủ, việc sản xuất hoóc môn sẽ bị xáo trộn. Mô hình giấc ngủ không đồng khiến cơ thể bị nhầm lẫn, và gây thiệt hại tiềm tàng cho quá trình sản xuất hoóc môn, theo The Health Site.
Theo Thanh niên