Mũi 3, ai sẽ được tiêm trước?

Bộ Y tế cho biết dự kiến đến ngày 30-11 sẽ tiêm phủ 100% mũi 1 cho người từ 18 t.uổi, 70% người từ 18 t.uổi được tiêm đủ 2 mũi.

Đồng Nai tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 3 cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và cán bộ công chức chiều 26-11 – Ảnh: A LỘC

Thông tin từ Bộ Y tế cho hay bộ này đã có văn bản đề nghị các địa phương lập kế hoạch, rà soát nhu cầu vắc xin trong năm 2022, trong đó có nhu cầu vắc xin mũi 3. Kế hoạch này phải gửi về Bộ Y tế trong tháng 11.

Tiêm có chọn lọc

Về kế hoạch tiêm mũi vắc xin thứ 3, chuyên gia của Bộ Y tế cho rằng trước mắt các tỉnh có đ.ánh giá về hiệu quả phòng bệnh sau tiêm. Từ đó, những người có nguy cơ diễn biến nặng nếu mắc COVID-19… mới được lập kế hoạch, lên danh sách để tiêm mũi bổ sung (mũi 3).

“Cần cân đối khả năng cung cấp vắc xin, nhóm nguy cơ để tính toán đối tượng ưu tiên khi tiêm mũi 3, tương tự xếp nhóm ưu tiên khi tiêm chủng thời gian vừa qua. Nhóm ưu tiên tiêm mũi 3 đầu tiên sẽ là người bị suy giảm miễn dịch, người già, có bệnh nền…” – một chuyên gia giải thích.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng việc đ.ánh giá trước khi triển khai tiêm ngừa là cần thiết, nhằm xem xét hiệu quả vắc xin, tiêm bổ sung có tác dụng thế nào…

Ngoài ra, những người tiêm vắc xin đầu tiên tại Việt Nam từ tháng 3-2021 cũng đã qua 8 tháng tiêm ngừa, hiệu quả vắc xin đã giảm sút cũng là nhóm sẽ được tiêm bổ sung đầu tiên.

Đồng Nai đã tiêm mũi vắc xin tăng cường cho lực lượng tuyến đầu chống dịch trên địa bàn – Ảnh: A LỘC

Cần thiết tiêm mũi 3

Sở Y tế TP.HCM cũng đang đề xuất với UBND TP tiêm vắc xin COVID-19 mũi 3 trong tháng 11 và 12 năm nay.

Theo đó, TP sẽ ưu tiên tiêm cho nhóm nguy cơ cao, lực lượng tuyến đầu chống dịch. Đồng thời, TP dự kiến 2 tháng cuối năm 2021 sẽ tiêm vét mũi 1, mũi 2 cho người trên 18 t.uổi cũng như hoàn thành tiêm mũi 2 cho trẻ từ 12 – 17 t.uổi.

Những ngày qua, số ca mắc COVID-19 mới tại TP.HCM có khuynh hướng tăng. Nhiều người mong muốn được tiêm mũi 3 để tiếp tục nâng cao hiệu quả vắc xin, sống chung an toàn với dịch.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – cố vấn chuyên môn khoa nhiễm khuẩn – thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), việc triển khai tiêm vắc xin mũi 3 là cần thiết nhưng không cần phải quá cứng nhắc lựa chọn loại vắc xin phù hợp với 2 mũi trước vì hoàn toàn có thể tiêm trộn. Bên cạnh đó cần chú ý đến tỉ lệ bao phủ vắc xin ở các tỉnh thành khác.

“Điều quan trọng nhất là những nơi khác đã tiêm đủ mũi 1 thì lúc này TP.HCM mới thích hợp triển khai tiêm mũi 3. Và khi TP có vắc xin thì cần tận dụng tiêm nhanh, không cần quá cứng nhắc phải tiêm cùng loại vắc xin vì nhiều nước trên thế giới đã tổ chức tiêm trộn” – bác sĩ Khanh nói.

Bác sĩ Khanh cho rằng thời gian thích hợp để tiêm vắc xin mũi 3 là từ 3 – 6 tháng kể từ lúc tiêm mũi 2.

Đối tượng là những người đã đủ thời gian, trong đó ưu tiên nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch, đặc biệt là người chăm sóc, điều trị người cao t.uổi và người cao t.uổi, mắc bệnh nền.

Đồng thời, ngành y tế cần phân tích người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin nhưng vẫn nhiễm COVID-19 và trở nặng thì đã tiêm loại vắc xin nào, bao nhiêu t.uổi… để tìm hiểu và ưu tiên những đối tượng tương tự. Đây cũng là bài học kinh nghiệm cần chọn trước đối tượng ưu tiên, không tổ chức tiêm đại trà.

Trong khi đó, PGS.TS Đỗ Văn Dũng – trưởng khoa y tế công cộng, nguyên phó hiệu trưởng Trường ĐH Y dược TP.HCM – cho hay ước tính kháng thể chống COVID-19 sẽ giảm đi phân nửa sau 108 ngày.

Theo đó, nếu hiệu lực vắc xin ở thời điểm ban đầu là 90% thì hiệu lực này sẽ chỉ còn 70% sau 6 tháng. Và xét về tổng thể, hiệu lực vắc xin phụ thuộc vào loại vắc xin và đối tượng được tiêm. Vì vậy, việc tiêm vắc xin mũi 3 là cần thiết, đặc biệt chú ý ở người cao t.uổi sau 4 – 6 tháng.

Ông Dũng cho rằng nếu ít vắc xin thì ưu tiên tiêm cho người từ 65 t.uổi trở lên, nếu có nhiều thì nên tiêm mở rộng cho người trên 50 t.uổi. Sau đó, nên tiêm cho những cán bộ y tế làm việc trực tiếp ở tuyến đầu…

Đề cập câu chuyện tiêm vắc xin mũi 3 loại nào, ông Dũng dẫn các nghiên cứu cho thấy vắc xin tăng cường (mũi 3) cùng loại vắc xin đã tiêm mũi 1 và mũi 2 là tốt nhất, như đối với Pfizer, Moderna và AstraZeneca. Tuy nhiên số liệu khoa học công bố gợi ý có thể thay đổi chéo loại vắc xin mũi 3 và vắc xin mũi 1, 2 giữa các vắc xin Pfizer, Moderna, AstraZeneca.

Theo ông Dũng, nghiên cứu trên quy mô hẹp hơn cho thấy có thể tiêm chéo giữa vắc xin VeroCell và AstraZeneca hay VeroCell và Pfizer (nghiên cứu ở Thái Lan); giữa vắc xin Sputnik V và AstraZeneca (nghiên cứu ở Nga).

Riêng vắc xin VeroCell của Sinopharm (Trung Quốc) tuy an toàn cao nhưng hiệu lực có thể hơi yếu ở người cao t.uổi. Vì vậy nếu liều 1, 2 là vắc xin VeroCell nên được tiêm mũi tăng cường bằng vắc xin công nghệ mới như AstraZeneca hoặc Pfizer.

Nhiều nước đã triển khai tiêm mũi 3

Nhiều nước trên thế giới đã và đang triển khai tiêm liều 3 vắc xin COVID-19 để tăng khả năng miễn dịch.

Từ cuối tháng 7, Israel đã bắt đầu tiêm tăng cường cho người trên 60 t.uổi. Từ cuối tháng 8, người Israel trên 16 t.uổi đã tiêm 2 liều ít nhất 5 tháng đều có thể tiêm liều 3. Mới nhất, tuần này, Israel cho biết người chưa tiêm liều 3 sẽ được coi là chưa tiêm đầy đủ.

Một người đàn ông tiêm liều 3 vắc xin COVID-19 tại Jerusalem, Israel – Ảnh: Reuters

Đầu tháng 10, Singapore cũng triển khai tiêm liều 3 cho nhân viên y tế tuyến đầu, người từ 30 – 59 t.uổi đã tiêm đầy đủ ít nhất 6 tháng và người từ 60 t.uổi trở lên đã tiêm đầy đủ ít nhất 5 tháng.

Tuy nhiên, theo báo Straits Times, Ủy ban chuyên gia về tiêm chủng COVID-19 Singapore thông báo liều 3 là bắt buộc phải tiêm đối với người dân ở đảo quốc này.

Còn tại Mỹ, theo Hãng tin Reuters, ngày 19-11 cơ quan y tế đã mở rộng đối tượng đủ điều kiện tiêm liều 3 vắc xin là người từ 18 t.uổi trở lên.

Trước đó, Mỹ chỉ khuyến nghị tiêm tăng cường cho người trên 60 t.uổi, người suy giảm miễn dịch và người thường xuyên phải tiếp xúc với mầm bệnh.

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho phép tiêm liều 3 khác loại với 2 liều ban đầu. Hiện Mỹ đang tiêm bằng vắc xin của Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson.

Riêng tại châu Âu, tuần này Anh cho phép người trên 40 t.uổi tiêm tăng cường mũi 3. Trước đó, đầu tháng 9, người trên 50 t.uổi và người dễ tổn thương trước COVID-19 ở Anh được phép tiêm liều 3. Trong khi đó, Đức đang khuyến nghị tiêm liều 3 cho người trên 18 t.uổi. Còn Pháp cập nhật liều 3 vào giấy thông hành COVID-19.

ANH THƯ

TP.HCM: cần thêm vắc xin tiêm mũi 2 cho t.rẻ e.m

Vài ngày qua, một số địa phương tại TP.HCM đã tạm ngưng việc tiêm vắc xin cho t.rẻ e.m khiến nhiều người thắc mắc.

Lãnh đạo Trung tâm Y tế quận 1 cho biết đến chiều 26-11, điểm tiêm tại Trường THPT Lương Thế Vinh vẫn tổ chức tiêm vét vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 t.uổi. Cũng theo vị lãnh đạo này, ngày 27-11 quận 1 dự kiến ngưng tiêm cho t.rẻ e.m vì chỉ còn một số ít vắc xin được phân bổ để tiêm cho t.rẻ e.m từ 12-17 t.uổi.

Theo tìm hiểu của PV T.uổi Trẻ, trưa 26-11 TP.HCM mới nhận được quyết định phân bổ thêm 210.480 liều vắc xin để tiêm cho t.rẻ e.m từ 12-17 t.uổi. Theo Sở Y tế, HCDC sẽ phân bổ số vắc xin này cho các quận, huyện, TP Thủ Đức để tiêm cho trẻ trong thời gian tới.

Cuối giờ chiều 26-11, bà Phạm Thị Thanh Hiền – chủ tịch UBND huyện Củ Chi – cho biết huyện mới được phân 12.000 liều vắc xin để tiêm cho trẻ 12-17 t.uổi. Với số vắc xin này huyện chỉ tiêm được hơn một ngày là hết.

Để tiêm hết số t.rẻ e.m từ 12-17 t.uổi trong huyện, phải cần thêm hơn 10.000 liều vắc xin nữa. Hôm nay (27-11), huyện tạm ngưng tiêm cho t.rẻ e.m vì các em chưa đến ngày tiêm mũi 2, sang ngày 28-11 huyện tiếp tục tiêm lại.

Tính đến hết ngày 25-11, TP.HCM đã có 674.939 trẻ từ 12-17 t.uổi được tiêm mũi 1 vắc xin phòng COVID-19, đạt 96,07%; đã có 338.043 trẻ tiêm mũi 2, đạt 48,12% (tính trên dân số 12-17 t.uổi là 702.563 người).

X.MAI – T.DƯƠNG

Ngành y tế Cần Thơ đang tập trung tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 1 cho t.rẻ e.m 12 – 17 t.uổi – Ảnh: T.LŨY

Cần Thơ, Long An: chưa có kế hoạch tiêm mũi 3

Theo Sở Y tế TP Cần Thơ, hiện nay tỉ lệ tiêm mũi 1 (người trên 18 t.uổi) của toàn TP đạt gần 97%, mũi 2 trên 85%; tỉ lệ tiêm mũi 1 cho trẻ 12-17 t.uổi đạt trên 60%. Ngành y tế đang tập trung tiêm mũi 1 và mũi 2 hoàn thành cho các đối tượng để đạt miễn dịch cộng đồng, chưa có kế hoạch tổ chức tiêm mũi 3.

“Vấn đề tiêm mũi 3 đợi khi nào xong 2 mũi và được cấp đủ vắc xin mới thực hiện” – một lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Cần Thơ nói.

Tại Long An, theo báo cáo từ Sở Y tế Long An, đến nay tiêm cho người lớn trên 18 t.uổi đã được 1.539.220 mũi 1 và 1.410.174 mũi 2. Tỉnh cũng chưa triển khai tiêm mũi 3.

T.LŨY – S.LÂM

Đồng Nai: tiêm mũi 3 cho tuyến đầu và cán bộ công chức

Ông Phan Huy Anh Vũ – giám đốc Sở Y tế Đồng Nai – cho biết đã phân bổ vắc xin về cho các địa phương triển khai tiêm cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và cán bộ công chức trên địa bàn.

Số vắc xin dùng để tiêm mũi 3 do Đồng Nai “tiết kiệm” được trong quá trình triển khai các đợt tiêm chủng trước đó.

Hiện Đồng Nai đang chờ Bộ Y tế phân bổ thêm vắc xin để triển khai tiêm mũi 3 cho toàn bộ người dân từ 18 t.uổi trở lên trên địa bàn.

Trước đó, Sở Y tế Đồng Nai đã ban hành kế hoạch phân bổ vắc xin để tiêm liều tăng cường (mũi 3) cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính.

Các trung tâm y tế huyện, TP được giao làm đầu mối điều phối và phân bổ vắc xin cho các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn tổ chức tiêm mũi 3 cho 2 nhóm đối tượng trên.

Người tiêm mũi 3 phải đáp ứng yêu cầu đã được tiêm mũi 2 bằng vắc xin AstraZeneca và cách mũi 2 tối thiểu 8 tuần.

Theo Sở Y tế Đồng Nai, đến nay toàn tỉnh đã tiêm được hơn 5,08 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 cho người từ 18 t.uổi trở lên trên địa bàn. Trong đó, gần 2,84 triệu người được tiêm mũi 1 (tỉ lệ 113,21%) và hơn 2,24 triệu người được tiêm mũi 2 (tỉ lệ 89,39%).

Ngoài ra, các địa phương trên địa bàn Đồng Nai đang triển khai tiêm vắc xin cho trẻ từ 12-17 t.uổi trên địa bàn. Theo đó, có 204.995 trong tổng số 298.333 trẻ từ 12-17 t.uổi đã được tiêm mũi 1 vắc xin Pfizer (chiếm tỉ lệ 68,71%).

A LỘC

Bà Rịa – Vũng Tàu: lập danh sách người tiêm mũi 3

Ông Phạm Viết Thanh, bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu, cho biết tỉnh đã lập danh sách những người tiêm vắc xin mũi 3 cho những người đã tiêm mũi 1 trong đợt tiêm đầu tiên (đã tiêm mũi 2). Tỉnh cũng đã xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin mũi 3 trong năm 2022.

Khi có chủ trương, hướng dẫn của Bộ Y tế và được phân bổ vắc xin, tỉnh sẽ tổ chức tiêm mũi 3.

Đến nay, tại Bà Rịa – Vũng Tàu có gần 950.000 người t.uổi từ 18 trở lên đã được tiêm mũi 1 – đạt tỉ lệ gần 99% và mũi 2 đạt gần 85%.

Ngoài ra, tỉnh cũng đã tiêm mũi 1 cho gần 50.000 t.rẻ e.m tuổi từ 15-17. Trong ngày 29 và 30-11 sẽ tiến hành tiêm cho trẻ từ 12-15 t.uổi. Tổng số t.rẻ e.m tuổi từ 12-17 của Bà Rịa – Vũng Tàu gần 120.000 em.

ĐÔNG HÀ

Đà Nẵng: sẵn sàng tiêm mũi 3 khi có khuyến cáo

Tính đến ngày 26-11, TP Đà Nẵng đã đạt tỉ lệ tiêm chủng mũi 1 cho hơn 98% người từ 18 t.uổi trở lên. Đồng thời, tỉ lệ người tiêm đủ 2 mũi vắc xin đạt hơn 75%. Ngoài ra, tỉ lệ tiêm chủng mũi 1 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 t.uổi đạt hơn 77%.

Đại diện Sở Y tế TP Đà Nẵng cho biết hiện nay chưa có khuyến cáo cụ thể về việc tiêm tăng cường mũi 3.

Tuy nhiên Sở Y tế TP Đà Nẵng vẫn chuẩn bị kế hoạch, lên danh sách người đã tiêm đủ 2 mũi của từng loại vắc xin để sẵn trong trường hợp có phân bổ và khuyến cáo tiêm tăng cường mũi 3 cho người dân.

TRƯỜNG TRUNG

Nối bàn tay bị đứt lìa không cần dùng kim chỉ khâu

Một nam thanh niên 17 t.uổi, bị đứt lìa bàn tay phải, đã được các bác sĩ Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ khâu nối mạch m.áu thành công.

Bàn tay phải của bệnh nhân được nối thành công – Ảnh: BV

Đặc biệt, các bác sĩ đã dùng biện pháp khâu nối mới, không dùng kim chỉ khâu; bàn tay được khâu nối sau 7 ngày đã có kết quả hồi phục rất tốt.

Trước đó, khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ tiếp nhận bệnh nhân T.Đ.K. (17 t.uổi, ngụ An Giang) được chuyển đến trong tình trạng đứt lìa bàn tay phải từ cổ tay xéo đến khớp bàn ngón 5. Vết đứt sắc gọn và có nhiều dị vật, phần bàn tay phải được bảo quản kèm theo.

Lúc nhập viện, các bác sĩ đ.ánh giá bệnh nhân ở giờ thứ 4 sau đứt lìa bàn tay, êkip phẫu thuật được triệu tập khẩn để vi phẫu, cố gắng khâu nối cứu lấy chức năng bàn tay cho bệnh nhân.

Êkip tiến hành phẫu thuật, bơm rửa làm sạch vết thương, xuyên đinh cố định xương bị gãy, khâu nối động mạch quay và động mạch trụ, khâu nối 2 tĩnh mạch, gân duỗi, thần kinh, gân các ngón tay…

Sau hơn 6 giờ khâu nối, các bác sĩ đã phục hồi toàn bộ giải phẫu cho bàn tay bị đứt lìa. Đặc biệt khi khâu nối mạch m.áu, các bác sĩ sử dụng kỹ thuật nối mạch bằng dụng cụ bấm nối vi phẫu 2 đầu mạch m.áu mà không cần dùng chỉ khâu.

Thời gian khâu nối mạch m.áu được rút ngắn, thời gian phục hồi bàn tay sẽ được sớm hơn. Hiện tại, sau 7 ngày phẫu thuật, bàn tay phải của K. đã hồng ấm, các ngón tay có thể cử động nhẹ, đang được theo dõi và điều trị tiếp tục, để được đ.ánh giá và tập vật lý trị liệu phục hồi dần chức năng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *