Mụn chi chít khắp người vì dùng thuốc điều trị trứng cá mua trên mạng

Nam thanh niên 22 t.uổi nhập viện với tình trạng nhiều mụn mủ, mụn bọc gần như kín hết vùng mặt sau khi dùng thuốc điều trị mua trên MXH.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mặt và 1 phần cơ thể nổi đầy mụn mủ, kèm ngứa và nóng rát sau khi dùng thuốc được bán trên MXH (ảnh: BVCC)

Bệnh viện Da Liễu TƯ vừa tiếp nhận bệnh nhân nam, 22 t.uổi nhập viện với tình trạng nhiều mụn mủ, mụn bọc gần như kín hết vùng mặt, và các tổn thương sẩn mụn mủ rải rác tay, thân mình.

Bệnh nhân cho biết, từ t.uổi dậy thì bệnh nhân đã nổi nhiều mụn với các tổn thương mụn viêm vùng mặt, bệnh nhân đã khám 1 đợt tại Bệnh viện Da liễu trung ương cách 2 năm được chẩn đoán trứng cá, tổn thương khỏi hoàn toàn sau đợt điều trị.

Tuy nhiên cách nay chừng 6 tháng, mụn xuất hiện trở lại vùng mặt. Qua lời quảng cáo trên Facebook, bệnh nhân đặt mua và sử dụng bổ sản phẩm điều trị mụn gồm thuốc nam dạng viên hoàn uống và thuốc bôi rửa không rõ nguồn gốc. Sau 1 tháng sử dụng trứng cá biến mất nhanh chóng nhưng “niềm vui ngắn chẳng tày gang”, chỉ sau 2 tuần xuất hiện trở lại ồ ạt vùng mặt, không những vậy, còn xuất hiện thêm nhiều sẩn mụn mủ vùng thân mình, cánh tay 2 bên.

Hoảng hốt vì mụn mủ nổi khắp mặt kèm cảm giác ngứa, nóng rát khó chịu, bệnh nhân đến cầu cứu các bác sĩ Bệnh viện Da Liễu TƯ. Qua thăm khám và hỏi bệnh, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân là một trường hợp điển hình của trứng cá do thuốc, đây không phải là trường hợp hiếm tại các phòng khám da liễu.

Theo BS. Nguyễn Thị Thảo Nhi, BV Da liễu TƯ, trứng cá do thuốc là trường hợp mụn trứng cá xuất hiện sau khi sử dụng thuốc dạng bôi tại chỗ hay dạng uống hay tiêm truyền, người bệnh có thể có t.iền sử trứng cá hoặc không trước khi sử dụng thuốc, ngoài mặt có thể gặp ở ngực, lưng, cánh tay. Các thuốc có thể gây trứng cá do thuốc bao gồm: corticoid, hormone s.inh d.ục testosterone,halogen,… trong đó corticoid là nguyên nhân thường gặp nhất ở cả dạng thuốc uống và thuốc bôi.

Trứng cá là một bệnh viêm nang lông tuyến bã thường xuất hiện ở vùng mặt, ngực, lưng, hay gặp ở lứa t.uổi thiếu niên, thanh niên. Trứng cá là nguyên nhân thường gặp nhất tại các phòng khám da liễu, bệnh không gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng ảnh hưởng tới thẩm mĩ của người bệnh.

Theo BS. Nhi, nhiều bậc phụ huynh cho rằng trứng cá ở độ t.uổi dậy thì của con là thông thường, nên không điều trị sớm để lại hậu quả sẹo lõm, sẹo lồi do trứng cá, ảnh hưởng lớn tới thẩm mĩ sau này của trẻ. Một số người lại tìm mọi cách để điều trị trứng cá bằng việc tự ý sử dụng các thực phẩm chức năng, thuốc không rõ nguồn gốc để lại các hệ lụy nghiêm trọng không chỉ đối với thẩm mĩ mà còn gây nguy hiểm tới sức khỏe bản thân.

“Trứng cá là một bệnh lí da liễu thông thường nhưng có thể gây các biến chứng nghiêm trọng nếu điều trị không đúng, vì vậy bạn cần đến các phòng khám chuyên khoa da liễu để được các bác sĩ chuyên ngành thăm khám và tư vấn liệu trình điều trị thích hợp. Ngoài ra, không nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không rõ nguồn gốc, xuất xứ”, BS. Thảo Nhi khuyến cáo.

Theo baogiaothong

Làm đẹp siêu tốc: Đừng biến mình thành “vật thí nghiệm”

Tiêm filler (chất làm đầy) hiện đang là lựa chọn lý tưởng của phái nữ, tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích làm đẹp thì phương pháp này cũng tiềm ẩn nguy cơ biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính thẩm mỹ.

Bài học đắt giá

Những năm gần đây, các cơ sở chăm sóc sắc đẹp (hay còn gọi là spa, thẩm mỹ viện) mọc lên ngày càng nhiều. Tại mỗi spa, dịch vụ làm đẹp rất phong phú, “thượng vàng hạ cám”, chỉ cần khách hàng có nhu cầu gì thì các cơ sở đều có thể đáp ứng. Nhiều khách hàng khi đến spa chỉ mong bản thân đẹp hơn mà ít quan tâm vấn đề bảo đảm an toàn sức khỏe và bỏ qua việc tìm hiểu xem cơ sở đó có được cấp phép hay không; người làm cho mình đã có bằng cấp, chứng chỉ hành nghề hay chưa, hậu quả thời gian vừa qua liên tiếp xảy ra những ca biến chứng nghiêm trọng sau khi làm đẹp tại các spa.

Tại đây, những “thợ tiêm” không qua trường lớp y tế sẵn sàng tiêm chất làm đầy khi khách có nhu cầu. Có những địa chỉ nhận tiêm filler nâng mũi với giá từ 2,5 triệu đến 5 triệu đồng tùy vào lượng filler cần dùng. Với một chiếc mũi không quá “tẹt” thì chỉ cần tiêm 1cc filler với giá 2 triệu đồng cộng thêm t.iền công tiêm khoảng 500.000 đồng.

Bệnh nhân bị mù mắt phải sau tiêm filler ở một cơ sở spa

Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, trung bình có khoảng từ 1-3 ca/tháng gặp tai biến do chất làm đầy đến “cầu cứu” bác sĩ. TS.BS Phạm Cao Kiêm – Trưởng Khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ và phục hồi chức năng (Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho biết, trường hợp ghi nhận gần đây nhất là b.é g.ái 13 t.uổi ở Yên Bái bị biến chứng nặng nề sau khi tiêm filler nâng mũi. Nạn nhân mất hoàn toàn thị lực mắt phải và hoại tử da nghiêm trọng.

Theo thông tin từ gia đình, vào ngày 21/10, b.é g.ái đã tìm đến 1 cơ sở spa quen biết ở Yên Bái để tiêm filler nâng mũi theo chế độ trả góp. Mang hy vọng làm đẹp, b.é g.ái đã gửi gắm niềm tin cho nhân viên spa. Tuy nhiên, chỉ 30 phút sau khi tiêm, nạn nhân có các triệu chứng như đau mắt phải, giảm thị lực, đau đầu, buồn nôn,…

Đến 24h ngày 21/10, bệnh nhân mất thị lực hoàn toàn mắt phải và đau đầu. Bệnh nhân quay lại spa nhưng chưa được xử lý nên đã tới Bệnh viện Mắt Trung ương. Tại đây, nạn nhân được chẩn đoán bị mất hoàn toàn thị lực mắt phải, một số vùng da trên mặt và mũi b.ị h.oại t.ử. Sau đó, nạn nhân được chuyển đến Bệnh viện Da liễu Trung ương để điều trị.

Trước đó, Bệnh viện Da liễu Trung ương từng tiếp nhận 2 bệnh nhân là bạn thân, cùng rủ nhau đi làm mũi và phải nhập viện do biến chứng của chất làm đầy. Cả 2 bệnh nhân đến trong tình trạng mũi đã b.ị h.oại t.ử, chảy dịch. Điều đáng nói là cả 2 bệnh nhân đều không biết đã được tiêm chất gì vào mũi.

Cách đây chưa lâu, tại TP.HCM, một cô gái 18 t.uổi đã phải đến bệnh viện “cầu cứu” với mắt bên phải đau nhức, sưng to không mở được, sụp mi, mắt không nhìn thấy. Các hiện tượng này xuất hiện sau khi cô được tiêm filler nâng mũi.

Bác sĩ đ.ánh giá mắt bên phải bệnh nhân đã mất thị lực, khó hồi phục về bình thường. Bệnh nhân được điều trị kháng sinh, kháng viêm, giảm đau. Sau điều trị, mắt cô gái đã giảm phù nề, giảm viêm, đang theo dõi nguy cơ hoại tử da vùng mũi.

Cô gái 18 t.uổi cho biết bạn trai không phải là bác sĩ, tự học tiêm filler ở một cơ sở và mua về tiêm để nâng mũi cho cô. Sau khi xảy ra sự cố, anh này tiêm thuốc giải cho cô nhưng không hiệu quả. Các bác sĩ sau đó xác định tình trạng thị lực của mắt đã không còn có thể hồi phục.

Một trường hợp khác là chị Nguyễn Thị L. (23 t.uổi, Đắk Lắk) đến một thẩm mỹ viện ở quận 6, TP.HCM để tiêm filler nâng mũi. Trong lúc tiêm, mũi kim đ.âm trúng động mạch ở mũi và chất này tràn vào mắt khiến chị bị đột quỵ, xuất huyết não. Chị được cấp cứu tại bệnh viện và khám chuyên khoa mắt, các bác sĩ kết luận mắt chị bị teo nhãn cầu, mất thị lực mắt trái, viêm muống thể mi, không thể khắc phục được. Chị L. đã gửi đơn khởi kiện chủ cơ sở thẩm mỹ này lên Tòa án nhân dân quận 6, TP.HCM vì cho rằng việc tiêm filler đã khiến chị bị hỏng mắt trái.

Nhiều biến chứng tai hại sau làm đẹp bằng chất làm đầy ở các cơ sở thẩm mỹ chui

Cẩn trọng trong việc lựa chọn dịch vụ làm đẹp

ThS.BS Vũ Trung Trực – Phó Trưởng khoa Phẫu thuật hàm mặt – Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Việt Đức cho biết, tai biến gặp nhiều nhất trong thẩm mỹ vẫn là tai biến thẩm mỹ nội khoa chủ yếu là do thủ thuật tiêm filler.

Hiện nay thị trường filler có tới vài chục loại “vàng thau lẫn lộn”, từ trôi nổi giá vài trăm ngàn/ml đến giá 2-3 triệu đồng/ml, hoặc loại tốt được cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận, có giá tới 8-9 triệu/ml. Thường sau tiêm 12-18 tháng, filler sẽ tiêu dần và phải tiêm lại.

Theo quy định của nhiều tổ chức y tế, y khoa trên thế giới, người thực hiện tiêm filler bắt buộc phải là bác sĩ hoặc có giấy tờ chứng nhận mới có thể hành nghề. Tuy nhiên, tại Việt Nam, ở nhiều cơ sở thẩm mỹ, nhân viên spa không có trình độ y khoa, không được đào tạo chính thống, chỉ học “vài đường cơ bản” vẫn thực hiện tiêm cho khách hàng. Thậm chí, nhiều dịch vụ còn giới thiệu tiêm filler tại nhà nếu khách hàng có nhu cầu. Bệnh nhân gặp biến chứng chủ yếu thực hiện thủ thuật làm đẹp tại những cơ sở này. Khi tình trạng trở nên phức tạp, bệnh nhân mới đến bệnh viện điều trị. Trường hợp không kịp thời xử lý có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng như di chứng, t.ử v.ong.

Bà Trần Thị Nhị Hà – Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, gần đây nhiều spa, cơ sở chăm sóc da, phun xăm cũng “lấn sân” phẫu thuật thẩm mỹ khi nhận cắt mí mắt, tiêm filler, nâng mũi… Đó là hành vi bị cấm bởi theo quy định, cơ sở spa không được phép cung cấp dịch vụ y tế.

Việc tiêm, truyền chỉ được thực hiện tại các phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ, da liễu, bệnh viện có bác sĩ phụ trách chuyên môn. Việc sử dụng các sản phẩm liên quan phải do bác sĩ chỉ định, người thực hiện kỹ thuật phải có chứng chỉ hành nghề đúng phạm vi chuyên môn.

Về phía người dân, đại diện Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo, khi có nhu cầu làm đẹp nên đến các phòng khám có phẫu thuật thẩm mỹ được cấp phép để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và nhất là sức khỏe, tính mạng của mình. Đừng dễ dãi với sức khỏe của bản thân, đừng biến mình thành vật thí nghiệm cho người khác và tuyệt đối không tin vào những lời quảng cáo của những người không có bằng cấp.

Theo congly

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *