Những nốt mụn nhọt ở mông khiến bạn cảm thấy khó chịu khi nằm, ngồi hay thậm chí là khi đi đứng. Nếu không có các biện pháp xử lý đúng cách sẽ khiến tình trang này trở nên nặng hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Mụn mông là một trong những nỗi lo thường trực của rất nhiều các bạn nữ hiện nay, bởi ai cũng mong muốn sở hữu vòng 3 mịn màng như da em bé. Tuy nhiên, mụn không chỉ xuất hiện trên mặt, cánh tay mà ngay cả mông cũng có thể bị mụn tấn công. Nổi mụn ở mông khiến các hoạt động hằng ngày trở nên khó khăn và đem lại cảm giác khó chịu.
Gary Goldenberg, giáo sư da liễu tại Trường Y khoa Icahn ở Mount Sinai, New York cho biết, hầu hết mụn ở mông là các loại mụn trứng cá, thường xuất hiện dưới dạng mụn mủ đầu trắng và viêm.
Tuy nhiên, phổ biến hơn là tình trạng viêm nang lông, n.hiễm t.rùng nang lông thường biểu hiện dưới dạng các đốm đỏ trên da. Kết quả là để lại những dấu sẹo, vết thâm sần ở vùng da vòng 3 gây mất tự tin cho chị em. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây ra mụn ở mông và cách loại bỏ chúng nhé!
Điều gì gây ra mụn nhọt trên mông?
Cho dù bạn đang đối mặt với mụn nhọt hay viêm nang lông, nguyên nhân gây ra có thể do một loạt các yếu tố, ví dụ như khi cơ thể tiết mồ hôi sẽ bị đọng lại, các tế bào c.hết và bụi bẩn tích tụ trên da gây bí tắc lỗ chân lông. Hay da ở mông thường xuyên bị cọ xát do mặc quần áo bó sát, ngồi nhiều hoặc tắm rửa và vệ sinh lưng không đúng cách.
Viêm nang lông trông như thế nào so với mụn nhọt thông thường?
Mụn nhọt thường thể hiện dưới dạng như một mụn đầu trắng, sưng đỏ. Còn viêm nang lông thường phát triển thành một cụm các vết sưng nhỏ màu đỏ hoặc đầu trắng xung quanh nang lông của bạn. Đôi khi chúng có thể khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy, sưng tấy.
Mụn mọc ở mông có nguy hiểm hay không ?
Những vết sưng trên mông của bạn có thể là do mụn hoặc chúng ta cũng có thể dễ nhầm lẫn chúng với vết côn trùng cắn. Mặc dù mụn ở mông thường vô hại, nhưng trong một số trường hợp khác, n.hiễm t.rùng có thể lan sang các mô bên dưới và khiến bạn bị nhiễm tụ cầu khuẩn. Có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị sớm. Nhiễm tụ cầu khuẩn do mụn ở mông rất hiếm, nhưng nếu bạn thấy đau dữ dội và bị sốt, hãy đi khám bệnh càng sớm càng tốt.
Làm thế nào để xử lý mụn nhọt trên mông?
Có nhiều cách để giải quyết mụn trứng cá trên mông và việc nặn mụn không phải là các giải quyết duy nhất. Bạn có thể cải thiện tình trạng mụn nhọt ở mông bằng các sản phẩm trị mụn chứa axit salicylic. Axit này có thể giúp bạn loại bỏ dầu thừa và tẩy tế bào da c.hết để lỗ chân lông thông thoáng hơn, từ đó giảm mụn.
Tẩy tế bào c.hết là bước quan trọng khi bạn muốn chữa bất cứ loại mụn nào. Bạn hãy chọn những sản phẩm tẩy tế bào c.hết chứa axit glycolic. Đây là một thành phần chữa mụn nhọt ở mông rất tốt nhờ chức năng giữ cho lỗ chân lông thông thoáng. Chất này cũng có thể làm sáng các vết thâm trên da do mụn để lại.
Nếu bạn không nhìn thấy kết quả, bạn cũng có thể thử một miếng rửa hoặc miếng đệm có chứa benzoyl peroxide (g.iết c.hết vi khuẩn), cũng như axit glycolic hoặc lactic (có đặc tính tẩy tế bào c.hết tương tự như axit salicylic).
Nếu mụn trên mông của bạn trở lên sưng tấy hoặc nghiêm trọng hơn, hãy sử dụng kem bôi hoặc thuốc kháng sinh uống theo chỉ định của bác sĩ.
Nọc độc bọ cạp có thể trị viêm khớp mà không gây độc cho cơ thể
Nọc độc bọ cạp có thể giúp trị viêm khớp, phục hồi viêm sưng mà không gây hại cho mô. Thậm chí, nọc độc bọ cạp còn giúp giảm tác dụng phụ của một số loại thuốc đang dùng hiện tại.
Một loại protein đặc biệt trong nọc độc bọ cạp có thể giúp điều trị hiệu quả viêm khớp – Ảnh minh họa: Shutterstock
Những phát hiện mới cho phép các nhà khoa học kỳ vọng một ngày nào đó nọc độc bọ cạp sẽ được dùng để trị viêm khớp, theo Daily Mail.
Hiện tại, thuốc tiêm steroid thường được dùng để trị viêm khớp. Tuy nhiên, steroid lại không chỉ tập trung ở các khớp mà lại đi khắp cơ thể, gây ra nhiều tác dụng phụ như nổi mụn, mờ mắt, da dễ bầm, khó ngủ, tăng cảm giác thèm ăn, tăng cân, mất ngủ.
Thậm chí, một số tác dụng phụ được cho là nguy hiểm như yếu xương, tăng huyết áp, tăng nguy cơ n.hiễm t.rùng, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp. Đây chính là lý do vì sao thuốc steroid không thể sử dụng trong thời gian dài, theo Daily Mail.
Nọc đọc bọ cạp có chứa một loại protein đặc biệt tên là CDPs. CDPs được chia ra nhiều loại khác nhau, không chỉ có trong nọc độc của bọ cạp mà còn của nhện và rắn.
Các nhà khoa học đã thu thập 42 loại protein CDPs từ 20 loài khác nhau. Qua thí nghiệm trên chuột, họ xác định được loại CDPs của bọ cạp là phù hợp nhất.
Sau đó, CDPs trong nọc bọ cạp được kết hợp với một loại thuốc steroid điều trị viêm khớp. Chính sự kết hợp này đã giúp thuốc steroid tập trung vào sụn khớp ở đầu gối, mắt cá chân, hông, vai và đĩa đệm cột sống của những con chuột bị viêm khớp dạng thấp.
Thuốc steroid không phát tán khắp cơ thể nên đã giảm được đáng kể tác dụng phụ và an toàn hơn. Nọc độc bọ cạp cũng giúp phục hồi khớp bị viêm và không gây độc cho cơ thể.
“Đối với những người bị viêm đa khớp thì tác dụng phụ của thuốc có thể còn tệ hơn cả chính căn bệnh đó”, Daily Mail dẫn lời tiến sĩ Fred Hutchinson, một trong những tác giả nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson (Mỹ).
Các triệu chứng viêm khớp được đẩy lùi mà không gây tổn thương cho các mô ở tuyến ức và lá lách. Đây là 2 cơ quan thường bị ảnh hưởng khi dùng thuốc steroid kéo dài.
Mặc dù kết quả khả quan nhưng các nhà khoa học cho biết sẽ phải thực hiện nhiều thí nghiệm hơn trên động vật trước khi tiến hành lâm sàng trên người, theo Daily Mail.
Theo thanhnien.vn