Loại mụn mà không phải ai cũng gặp phải nhưng nếu lỡ vướng phải nó thì bạn đã biết cách xử lý hiệu quả chưa?
Tình trạng mụn xuất hiện ở mí mắt trên thường là một vết sưng đỏ, nằm trên bề mặt của mí mắt. Các vết sưng này giống như một nốt mụn thông thường, khi chạm vào thấy hơi mềm, đau. Loại mụn này có thể xuất hiện ở quanh khu vực mí mắt, nhưng thường gặp nhất là gần rìa mắt (nơi tiếp giáp giữa lông mi và mí mắt).
Thông thường, mí mắt có nhiều tuyến dầu để duy trì độ ẩm ổn định bên trong mắt, từ đó loại bỏ các vật lạ bằng cách tiết ra nước mắt. Những tuyến này cũng dễ gây tắc nghẽn do dầu cũ, tế bào da c.hết, vi khuẩn… Khi bị tắc nghẽn, các chất bẩn và vi trùng sẽ bắt đầu tích tụ trong tuyến dầu, gây n.hiễm t.rùng và kết quả làm nổi mụn ở mí mắt trên.
Các nốt mụn ở mí mắt sẽ kéo dài trong khoảng vài ngày, sau đó vỡ ra và lành lại. Một số nốt mụn có thể tự lành, còn lại sẽ cần điều trị y tế.
Nguyên nhân nào gây nổi mụn ở mí mắt trên?
Mụn ở mí mắt trên có thể hình thành khi một tuyến dầu trong mí mắt bị n.hiễm t.rùng. Tình trạng n.hiễm t.rùng thường được gây ra bởi tụ cầu khuẩn Staphylococcus. Những vi khuẩn này thường sống xung quanh bề mặt của mí mắt mà không gây ra bất kỳ vấn đề gì. Tuy nhiên, khi một tuyến dầu bị tắc nghẽn với tế bào da c.hết hoặc dầu cũ, những vi khuẩn này có thể bị mắc kẹt lại trong tuyến, gây n.hiễm t.rùng.
Tình trạng n.hiễm t.rùng có thể xảy ra ở các khu vực sau:
– Nang lông mi: Đây là một lỗ nhỏ trên da mà một sợi lông mi riêng lẻ sẽ mọc ra.
– Tuyến bã nhờn: Tuyến này được gắn vào nang lông mi, tạo ra một chất nhờn gọi là bã nhờn, giúp bôi trơn lông mi để ngăn không cho chúng bị khô.
– Tuyến apocrine: Tuyến mồ hôi này được gắn vào nang lông mi, giúp mắt không bị khô.
Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết tình trạng nổi mụn ở mí mắt sắp xuất hiện
Nhìn chung, mụn nổi trên mí mắt thường được nhận diện qua một cục đỏ xuất hiện trên mí mắt, đi kèm với những triệu chứng sau:
– Đau nhức mắt.
– Có cảm giác khó chịu trong mắt.
– Chảy nước mắt.
– Sưng mí mắt.
– Nhạy cảm với ánh sáng.
– Bị đỏ và đau ở mép mí mắt.
Ngoài là dấu hiệu của tình trạng nổi mụn ở mí mắt, nó còn là dấu hiệu cảnh báo tình trạng n.hiễm t.rùng mắt mà bạn không nên chủ quan coi thường. Điều quan trọng là hãy liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt để nhận được chẩn đoán thích hợp.
Cách điều trị mụn ở mí mắt tại nhà
– Chườm khăn ấm lên mắt trong khoảng 10 – 15 phút, mỗi ngày làm 3 – 4 lần.
– Sử dụng kem bôi kháng sinh.
– Tránh cọ xát, chạm tay lên mắt.
– Không dùng kính áp tròng trong thời điểm này.
– Ngừng trang điểm mắt đến khi hết mụn.
Trong trường hợp xấu, nếu mụn không biến mất thì bạn có thể sẽ phải nhờ tới phương pháp phẫu thuật để loại bỏ.
Source (Nguồn): Healthline
Theo Helino
Chị em hoảng hồn vì tổ chấy rận trên lông mi giả
Người phụ nữ sau khi nối mi đã tình cờ phát hiện chấy trên mi mắt. Chị em trước khi nối mi cần cân nhắc kỹ trước khi ‘rước bệnh vào thân’.
Sở hữu một hàng mi dài, dày và cong vút luôn là điều mà hội chị em mong muốn. Giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay chính là nối mi. Điều này giúp cho gương mặt có sự hài hòa, đôi mắt sâu và hút hồn hơn.
Tá hỏa chấy làm tổ trên lông mi giả.
Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định nối mi, cần phải cân nhắc vấn đề vệ sinh, độ an toàn nếu không muốn xuất hiện những nguy cơ tiềm ẩn gây hại cho mắt. Đặc biệt là khi hiện nay, tình trạng chấy rận ký sinh trên mi giả người xuất hiện rất nhiều.
Một số chuyên gia về mắt cho biết từng tiếp nhận trường hợp mắc bệnh trên lông mi và khả năng cao là bị viêm da do khuẩn Demodex. Khuẩn Demodex là một loại côn trùng chân khớp, ký sinh tạm thời ở nang lông, tuyến bã, trên vảy da ở người và súc vật gây ra.
Khi mắc phải Demodex, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng sưng đỏ, ngứa và viêm. Loại vi khuẩn này giống như chấy trên ở trên đầu.
Một người phụ nữ tên Ashley đã chia sẻ về việc phát hiện chấy trên mi mắt cùng lời cảnh tỉnh với những người hay nối mi.
Cụ thể, Ashley thức dậy với đôi mắt sưng vù, khó chịu sau khi đi nối mi nhiều lần. Sau khi được thăm khám, bác sĩ Keshini Parbhu – Trung tâm trợ giúp mắt khô của Viện mắt Orlando cho biết đã nhìn thấy con chấy sống trên đó.
Các bác sĩ cho biết, nguyên nhân khiến cho đàn chấy rận sinh sôi nảy nở là do nối mi liên tục, vấn đề vệ sinh quá kém. Giường chiếu, gối không được giặt giũ thường xuyên hoặc có thể là do bà tiếp xúc quá nhiều với động vật như chó, mèo…
Tiến sĩ Sairah Malik (Anh) chia sẻ: “Khi bạn nối mi, mọi người có xu hướng không đụng chạm, không sử dụng các chất rửa tẩy vì sợ rụng mi. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho chấy ở lông mi phát triển mạnh”. Ông nhấn mạnh: “Phụ nữ không nên nối mi thường xuyên và cần cho mi mắt nghỉ ngơi sau một thời gian nối”.
Ngoài việc bị chấy rận làm tổ, tác hại của việc nối mi, dùng mi giả
– Dị ứng keo dán mi: Thường thì sau 24h lớp keo dán mi mới khô hoàn toàn, vì thế trong thời gian này hạn chế dụi mắt hoặc để dính nước sẽ gây ra tình trạng ngứa ngáy, sưng mắt
– N.hiễm t.rùng mắt: Nếu thực hiện nối mi ở cơ sở kém chất lượng, nhân viên tay nghề kém dễ bị đỏ mắt, chảy nước mắt, thậm chí là viêm kết mạc, n.hiễm t.rùng…
– Rụng sạch mi thật: Đây là trường hợp thường gặp nhất, mi giả chồng lên mi thật vì thế hàng mi thật không được nuôi dưỡng bởi mạch m.áu dẫn đến chậm phát triển, rụng mi.
Hạo Nhiên
Theo Đời sống Plus/GĐVN