Thừa cân, béo phì và bệnh tiểu đường có liên hệ mật thiết với nhau.
Nếu không kiểm soát được cân nặng, sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ảnh: Prudential.
Hãy nghĩ về cơ chế hoạt động của thế giới truyền thông hiện đại ngày nay. Bạn bị trút cho cả mớ thông tin, video, đường dẫn, dòng tin trên mạng xã hội và mọi thứ khác với tốc độ chóng mặt. Chúng đến từ điện thoại, máy tính, TV, mấy đồng nghiệp thích tám chuyện, vân vân và vân vân. Nhiều người trong chúng ta hít thở mớ thông tin ấy như hít oxy vậy, lúc nào cũng muốn dính vào và gần như không thể rút ra. Não bộ chúng ta thường xuyên có cảm giác đã vận hết công suất và bị quá tải.
Chuyện tương tự cũng xảy ra trong cơ thể chúng ta đã hàng thập kỷ. Nhưng thay vì bị đè bẹp bởi món ăn tin tức, nó bị đ.ánh gục bởi loại thức ăn nguyên thủy: một khay calo thừa mứa, đồ ăn rác tiện lợi, những quả bom chất béo trong khi lái xe và một dòng đều đặn “thức đãi miệng”.
Sự thay đổi trong thói quen ăn uống của cộng đồng (cộng với việc thực phẩm chế biến sẵn ngày càng dễ kiếm) là một trong những nguyên nhân chính giải thích tại sao đất nước này đang phải chiến đấu với đại dịch béo phì.
Với hơn 70% dân số Mỹ thừa cân, chúng ta chẳng những trút áp lực lên bàn cân mà còn trở thành gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe (và cả đời sống của ta!) bằng tất cả những mặt trái đi kèm với chỗ mỡ bụng dư thừa.
Một trong những hậu quả chính của việc thừa cân và tăng số đo vòng eo là sự phát triển bệnh đái tháo đường loại 2, mà đặc trưng là mức đường huyết cao do tăng kháng insulin.
Khoảng 9% người Mỹ mắc căn bệnh này và ít nhất một phần ba số còn lại có nguy cơ phát triển bệnh. Tình trạng này, vốn là nguyên nhân gây t.ử v.ong đứng hàng thứ bảy ở Hoa Kỳ, làm nảy sinh nhiều vấn đề, bao gồm vấn đề về mắt, thần kinh, sự phá hủy thận. Nhưng nó cũng thật đáng sợ bởi còn liên quan đến sự gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và các vấn đề về chức năng não.
Nào, nếu bạn vẫn nhớ những thảo luận của chúng tôi ở phần đầu cuốn sách thì hẳn bạn cũng nhớ khía cạnh sinh học của vấn đề này: Khi ăn quá nhiều thức ăn hoặc tập trung vào các loại thực phẩm không phù hợp, bạn sẽ có nhiều đường lưu thông trong m.áu hơn.Tuyến tụy, cơ quan sản xuất insulin của bạn không thể theo kịp lượng đường dư thừa. Và đó là một vấn đề, vì insulin là chất lôi đường ra khỏi m.áu và đưa vào cơ bắp cùng các cơ quan để làm năng lượng.
Cuốn sách Ăn gì khi nào cung cấp nhiều kiến thức hữu ích về dinh dưỡng. Ảnh: T.H.
Lượng đường trong m.áu còn lại, vì không có nơi nào để đi, sẽ lưu thông trong m.áu, kết hợp với protein và làm giảm chức năng của chúng. Hậu quả là các liên kết tế bào trong động mạch bị suy yếu và hư hại, đồng thời xuất hiện đủ loại môi trường không ổn định trong cơ thể.
Cách ngăn ngừa đái tháo đường chốt lại là giảm vài inch vòng eo và giảm cân nặng dư thừa nhờ ăn uống lành mạnh hơn và vận động cơ thể.
Giảm vòng eo và cân nặng có thể giúp giảm kháng insulin. Ngoài ra, vì bạn ăn thực phẩm có chất lượng tốt hơn nên sẽ giảm được lượng đường thừa và chất béo bão hòa, vốn là những thứ cần được xử lý.
Kiểm soát căng thẳng cũng cho hiệu quả tương tự: Não của bạn sẽ không phải cố giúp bạn thoải mái bằng cách yêu cầu lượng calo quá mức hay calo kém chất lượng. Hoạt động thể chất cũng giúp bạn giảm cân, khiến cơ bắp hoạt động mạnh hơn và do đó cải thiện khả năng sử dụng insulin và hấp thụ đường.
Thậm chí, vài nghiên cứu còn cho thấy tập thể dục và chế độ ăn lành mạnh có tác dụng giảm nguy cơ đái tháo đường tốt hơn so với dùng thuốc điều trị. Bạn không cần phải vã mồ hôi hột như diễn giả phát biểu lần đầu thì mới thấy kết quả. Đi bộ, khoảng 10.000 bước một ngày có vẻ là con số có thể thực sự phá vỡ tình trạng kháng insulin, và thực hiện vài bài thể dục sức bền là có thể giảm nguy cơ đái tháo đường.
Người bị tiểu đường có nên ăn thơm không?
Để kiểm soát tiểu đường, người bệnh cần kết hợp thuốc, chế độ ăn uống và vận động hợp lý.
Trên thực tế, có nhiều thực phẩm mà người bị tiểu đường không biết có nên ăn hay không, trong đó có cả trái thơm.
Người bệnh tiểu đường cần hạn chế ăn tinh bột và đường, ngay cả là đường tự nhiên. Các món ăn nhiều đường sẽ dễ đẩy đường huyết lên cao rất nhanh, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Người bị tiểu đường có chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục thường xuyên có thể ăn trái thơm nhưng chỉ ăn ở mức vừa phải. Ảnh SHUTTERSTOCK
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) cho biết những đợt tăng đường huyết nhỏ có thể dễ dàng khắc phục. Tuy nhiên, nếu đường huyết tăng cao trong thời gian dài sẽ đẩy nhanh đến giai đoạn tổn thương thận, mạch m.áu, mắt và dây thần kinh.
Thơm là loại trái cây chứa nhiều vitamin C, kali, chất xơ và chất chống ô xy hóa. Thơm là loại trài cây có chỉ số đường huyết ở mức trung bình. Do đó, người bị tiểu đường có thể ăn nhưng chỉ ăn ở mức vừa phải.
Một mẹo giúp giảm tình trạng đường huyết tăng cao đột ngột sau khi ăn thơm là hãy ăn kèm với các mòn giàu protein hay chất béo thực vật. Vì protein và chất béo thực vật sẽ làm chậm quá trình dạ dày hấp thụ đường, nhờ đó tránh được tình trạng đường huyết tăng cao đột ngột.
Khi ăn thơm, mọi người nên ưu tiên ăn trái tươi thay vì các loại trái cây sấy khô. Vì dứa sấy khô đã khử nước nên sẽ rất ngọt, hàm lượng đường cũng tăng lên.
Ngoài ra, người bị tiểu đường cũng cần lưu ý thời gian ăn thơm. Họ nên ăn trước hoặc sau bữa ăn, tránh ăn gần giờ đi ngủ vì có thể ảnh hưởng đến đường huyết.
Dù chế độ ăn như thế nào thì các chuyên gia đều khuyến cáo nên tập luyện thể thao thường xuyên. Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, bệnh nhân tiểu đường cần phải vận động thể chất thường xuyên để giảm lượng đường trong m.áu. Do đó, nếu có chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thì người bệnh hoàn toàn có thể thưởng thức một ít thơm. Nếu lo lắng, họ có thể thường xuyên kiểm tra đường huyết sau khi ăn, theo Healthline.