Mỹ cảnh báo về hội chứng PTSD ở các nhân viên y tế

Hai đầu gối rung lên, tim đ.ập nhanh hơn và đôi môi khô khốc là những gì người ta nhìn thấy khi y tá Chris Pott bắt đầu nói về những ký ức khi làm việc ở khoa điều trị tích cực (ICU) của Trung tâm y tế Milwaukee, bang Wisconsin, Mỹ trong các đợt bùng phát dịch COVID-19 đã qua.


Nhân viên y tế Mỹ điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 trên tàu bệnh viện USNS Mercy ở Los Angeles, bang California. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Prott chia sẻ những cảm xúc mà anh phải chịu đựng rất giống với những người cựu binh Mỹ mắc hội chứng Rối loạn lo âu hậu sang chấn (PTSD) mà chính anh từng chăm sóc trong nhiều năm.

Prott chỉ là một trong nhiều nhân viên ICU từng chịu đựng những đêm giật mình tỉnh dậy vì ác mộng với một cơ thể ướt đẫm mồ hôi, những hồi tưởng về các bệnh nhân COVID-19 hấp hối trong những ngày đầu dịch bệnh bùng phát, dễ nổi cáu hay hoảng sợ mỗi khi nghe tiếng còi cấp cứu. Những người phải vật lộn với các biểu hiện này trong hơn 1 tháng, không thể trở lại một cuộc sống bình thường đều được chẩn đoán mắc PTSD. Khi Mỹ và nhiều quốc gia khác bắt đầu nghiên cứu về PTSD ở các nhân viên y tế cũng là lúc biến thể Delta gia tăng áp lực cho các hệ thống y tế. Nhiều nhân viên y tế cũng bắt đầu lo ngại những biểu hiện trên sẽ trở lại.

Trước đây, PTSD thường được liên hệ với những người cựu binh từng tham gia chiến trường thì nay hội chứng này cũng đang xuất hiện nhiều hơn ở những người dân thường sau các thảm họa thiên nhiên, các vụ lạm dụng hoặc các tổn thương khác. Tuy nhiên, không nhiều nhân viên y tế chấp nhận rằng họ đang mắc hội chứng này.

Dù cảm nhận rất rõ những gì mình trải qua rất giống với những bệnh nhân mắc PTSD mà chính anh từng chăm sóc nhưng cũng phải mất thời gian rất lâu Prott mới có thể chia sẻ về những vấn đề mình gặp phải.

Nhà tâm lý học, Tiến sĩ Bessel van der Kolk cho biết nhìn bề ngoài, các nhân viên y tế và những cựu binh Mỹ trở về từ Afghanistan không có điểm nào giống nhau nhưng những chức năng do hệ thần kinh điều khiển thì hoàn toàn giống nhau. Kể cả trước khi dịch bệnh bùng phát thì các nghiên cứu cũng đã chỉ ra tỷ lệ mắc hội chứng PTSD ở các nhân viên y tế tuyến đầu đã dao động trong khoảng 10 – 50%.

Lo ngại tình trạng này gia tăng trong các đợt bùng phát đại dịch, Hiệp hội Y khoa Mỹ (AMA) đã mời một chuyên gia tâm lý quân đội và Khoa nghiên cứu PTSD của Trung tâm các vấn đề cựu binh quốc gia Mỹ hỗ trợ đ.ánh giá tác động của đại dịch COVID-19 với các nhân viên y tế.

Tiến sĩ chuyên ngành tâm thần học Huseyin Bayazit từ Trung tâm khoa học y tế thuộc đại học Công nghệ Texas và các nhà nghiên cứu khác đã phối hợp thực hiện nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ với sự tham gia của 1.833 nhân viên y tế vào mùa thu năm 2020. Các kết quả nghiên cứu công bố tại hội nghị Hiệp hội thần kinh Mỹ hồi tháng 5 cho thấy tỷ lệ mắc PTSD là 49,5% ở các nhân viên y tế thông thường và 36% ở các bác sĩ.

Theo Tiến sĩ Christine Sinsky, phó chủ tịch AMA, cứ 2 năm ở Mỹ lại có khoảng 5.000 bác sĩ bỏ việc vì kiệt sức. Ước tính, tình trạng này gây tổn hại khoảng 4,6 tỷ USD cho các bệnh viện và cơ sở chăm sóc y tế, chủ yếu do các chi phí tuyển dụng mới và giảm doanh thu vì các vị trí việc làm không có người đảm nhận. Các kết quả khảo sát tại các bệnh viện công bố hồi tháng 3 đã khiến Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Mỹ cảnh báo tình trạng thiếu hụt nhân viên đã tác động tới dịch vụ chăm sóc bệnh nhân, trong khi tình trạng kiệt sức và tổn thương tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tâm thần của các nhân viên y tế.

Một s.ố đ.ề xuất giúp giảm tổn thương cho các nhân viên y tế cũng đã được đưa ra như áp dụng các quy định toàn quốc về số bệnh nhân mà mỗi nhân viên y tế sẽ đảm nhận chăm sóc, miễn phí trị liệu và thuốc men hoặc các biện pháp can thiệp khác giúp các nhân viên y tế vượt qua hội chứng PTSD. Một số cơ sở y tế ở New York hay Chicago cũng đã cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần miễn phí và bảo mật cho các nhân viên y tế. Hệ thống VA cũng cung cấp dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khỏe tâm thần thông qua chương trình hỗ trợ nhân viên. Nhiều cơ sở của VA ở các địa phương đã hỗ trợ các nhân viên bằng các biện pháp tư vấn tinh thần hoặc thành lập các đội chuyên phản ứng nhanh với những tình huống này.

Tiêm vắc-xin có chắc chắn miễn nhiễm COVID-19? Tiêm đủ 2 liều vắc-xin được bảo vệ như thế nào?

Trước thực tế 53 nhân viên y tế tiêm đủ 2 mũi vắc-xin COVID-19 có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, nhiều người tỏ ra lo lắng về việc tiêm vắc-xin không hiệu quả.

Theo WHO, vắc-xin COVID-19 “dạy” cho hệ miễn dịch của chúng ta cách nhận biết và chiến đấu với chủng virus gây bệnh COVID-19. Thời gian để cơ thể xây dựng hàng rào bảo vệ trước virus gây bệnh COVID-19 thường là 2 tuần kể từ khi tiêm chủng. Điều đó có nghĩa là một người vẫn có thể mắc COVID-19 trước hoặc ngay sau khi tiêm chủng, sau đó phát bệnh do vắc-xin chưa có đủ thời gian để phát huy khả năng bảo vệ.

Vắc-xin không không có hiệu quả 100%, sau khi tiêm vắc-xin cần có thời gian để sinh kháng thể

Phân tích về vấn đề này, TS, BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Phó Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho biết, vắc-xin không đem lại sự bảo vệ tức thì. Sau tiêm mũi 1 phải ít nhất 14 ngày sau mới bước đầu có tác dụng và mức bảo vệ sau tiêm mũi 1 chỉ đạt ở mức bảo vệ rất thấp. Sau tiêm mũi thứ 2 từ 1 tháng trở ra thì vắc-xin mới đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu và hiệu quả này cũng chỉ đạt ở mức khoảng 60%-90% tùy theo loại vắc-xin.

PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cũng cho biết: Vắc-xin không bảo vệ tuyệt đối, nhất là khả năng phòng ngừa việc mang mầm bệnh. Trên thực tế có những loại vắc-xin hiệu lực bảo vệ với 90% nhưng có vắc-xin chỉ hiệu lực bảo vệ khoảng 50%-60%. Điều này có nghĩa là một số người đã tiêm vắc-xin vẫn có khả năng mang virus và lây bệnh cho người khác.

Người tiêm vắc-xin có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh nặng nếu chẳng may bị nhiễm

Hiệu quả của vắc-xin phòng COVID-19 được thế giới công nhận nhưng người dân cần ghi nhớ rõ một điều: Không có một loại vắc-xin nào đạt hiệu quả 100%. Tức là, sau khi tiêm, người tiêm vắc-xin dù cho là vắc-xin phòng bệnh gì cũng vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh. Với người tiêm vắc-xin Covid-19 cũng không loại trừ. Điều quan trọng là nếu mắc bệnh thì triệu chứng cũng nhẹ hơn, nhanh hồi phục hơn. Vậy nên việc tiêm phòng vắc-xin COVID-19 vẫn là nhiệm vụ cần thiết, cấp bách hiện nay.

BS Trương Hữu Khanh (trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM) cho biết: “Việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 chính là hành động quan trọng giúp bảo vệ tính mạng, tránh khỏi nguy cơ mắc thể nặng cũng như nhập viện kéo dài” , BS Khanh khẳng định.

PGS-TS Trần Đắc Phu nói thêm: Vắc-xin Covid-19 là vắc-xin mới, được cấp phép theo điều kiện khẩn cấp nên chúng ta chưa biết chắc chắn rằng việc tiêm vắc-xin có làm giảm được khả năng nhiễm bệnh và lây truyền bệnh hay không. Tuy nhiên, việc tiêm vắc-xin sẽ giúp giảm triệu chứng nặng và giảm nguy cơ t.ử v.ong.

Tiêm đủ 2 mũi vắc-xin COVID-19 có thể yên tâm vì bản thân đã được bảo vệ không?

Chia sẻ về điều này, PGS-TS Trần Đắc Phu cho biết: Tiêm đủ 2 mũi vắc-xin với đủ thời gian khuyến cáo thì cơ thể đã có kháng thể bảo vệ nhưng không phải tất cả mọi người đều có. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng khi tiêm vắc-xin Covid-19, nếu chưa cản được sự lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 thì vắc-xin sẽ giảm tình trạng nặng và t.ử v.ong đối với người nhiễm.

TS, BS Phạm Quang Thái cũng cho biết, việc tiêm đủ 2 liều vắc-xin COVID-19 có hiệu quả bảo vệ người được tiêm khỏi rơi vào thể nặng và phải nhập viện. Cho đến thời điểm này, vắc xin được sử dụng tại Việt Nam đã được chứng minh trên thực địa khi chưa có trường hợp tiêm đủ 2 mũi nào bị bệnh nặng hay t.ử v.ong.

Cùng với 5K, tiêm vắc-xin Covid-19 là biện pháp phòng bệnh chủ động rất quan trọng

Dù hiệu lực của vắc xin không phải 100% nhưng theo các chuyên gia đây vẫn là vũ khí hữu hiệu giúp phòng ngừa COVID-19 và tiến tới tạo miễn dịch cho cộng đồng.

Bên cạnh đó, sau khi tiêm vắc-xin COVID-19, dù mới tiêm 1 mũi hay đủ cả 2 mũi, người được tiêm vẫn phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm theo khuyến cáo 5K của Bộ Y tế (đeo khẩu trang, thực hiện khử khuẩn, giữ khoảng cách, không tập trung đông người, khai báo y tế). Kết hợp những yếu tố này với nhau, công tác phòng chống dịch Covid-19 của chúng ta sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *