Mỹ lần đầu tiên dùng da lợn biến đổi gien cấy ghép cho người

Theo Medical Xpress, một nhóm khoa học từ Bệnh viện đa khoa Massachusetts (MGH), Mỹ, lần đầu tiên đã dùng da của lợn biến đổi gien với công nghệ XenoSkin để cấy ghép cho người.

Cấu tạo da người – Ảnh: Wikipedia

Trong y học hiện đại, một mảnh da lấy của một người đã c.hết thường được cấy ghép vào nơi bị bỏng nặng như một lớp phủ bảo vệ tạm thời. Nó giúp tránh n.hiễm t.rùng cũng như mất chất lỏng.

Thông thường, mô cấy ghép trong bệnh viện rất khan hiếm, vì vậy, các nhà khoa học từ bênh viện MGH đã nuôi lợn biến đổi gien từ đầu những năm 1990, có thành phần da ít xa lạ với hệ thống miễn dịch của người.

XenoTherapeutics, một công ty y tế, đã phát triển một công nghệ ghép da từ những con lợn biến đổi gien này sang người. Mới đây, bác sĩ phẫu thuật của bệnh viện trên Jeremy Goverman, lần đầu tiên cấy ghép một trong những mảnh da lợn cho người.

Một mảnh da XenoSkin 5×5 cm được đặt trên một vết bỏng bên cạnh một mô cấy ghép thông thường có kích cỡ lớn hơn – thông thường – và sau đó được giữ bằng ghim phẫu thuật và băng gạc trong 5 ngày.

Kết quả là cả hai lớp phủ da đều giống hệt nhau và bảo vệ vết thương với cùng chất lượng như nhau. Đồng thời, retrovirus nội sinh (endogenous retroviruses) của lợn không truyền sang người trong quá trình cấy ghép da, vì trước đó, đây là một vấn đề nghiêm trọng mà y học chưa khắc phục được.

Paul Holzer, CEO của XenoTherapeutics nhận định rằng, các nhà khoa học đã thực hiện một bước tuy nhỏ nhưng chưa từng có trong việc đưa mô cấy ghép của công ty từ lý thuyết sang trị liệu, một bước mà họ hy vọng sẽ thúc đẩy lĩnh vực y học đầy triển vọng này và mang lại lợi ích cho bệnh nhân trên toàn thế giới.

Vũ Trung Hương

Theo motthegioi

Lần đầu tiên cấy ghép thành công cho bé sơ sinh không có da

Ja’bari Gray đa sông sot sau nhiều ca phâu thuât liên tiêp. Em là trẻ sơ sinh đầu tiên được cấy ghép da thành công trên thế giới.

Sau 10 tháng điều trị, với làn da che phủ phần giữa, cánh tay, cổ, Ja’bari Gray (Mỹ) không chỉ mặc được quần áo mà còn có thể tiếp xúc da kề da với mẹ và nhận được những nụ hôn – điều mà Maldonado, mẹ của em, từng mong chờ gần một năm.

Chào đời vào ngày 1/1 và nặng khoảng 1,37 kg, cậu bé này phải trải qua hàng loạt các ca phẫu thuật để cải thiện tình trạng không có da trên cơ thể. Cậu bé đã được xuất viện với nhiều tín hiệu tích cực sau nhiều ca cấy ghép da tại Bệnh viện nhi Texas (Houston, Mỹ).

Các bác sĩ bắt đầu bao phủ cơ thể của em bằng các tế bào lấy từ sau tai và được nuôi trong phòng thí nghiệm. Cậu bé đã trải qua hai cuộc phẫu thuật để mở mí mắt, nhưng không mang lại kết quả khiến các bác sĩ buộc phải tạm dừng. Sau đó, các ca phẫu thuật tiếp theo giúp cấy da các bộ phận như hai cánh tay, bàn tay phải, bàn chân phải và cổ.

Từ khi sinh ra, Ja’bari đã phải trải qua hàng loạt các cuộc phẫu thuật để cấy ghép da trên cơ thể. Ảnh: Go Fund Me.

“Thật ấm áp khi tôi cảm nhận được làn da của con. Tôi nâng con trai lên và ôm vào ngực để cảm nhận nhịp tim. Con trai tôi đã ngừng khóc”, Maldonado xúc động chia sẻ.

Hành trình tìm kiếm lại sự sống cho Ja’bari không hề dễ dàng. Cho đến tuần thứ 37, cậu bé vẫn phát triển bình thường trong bụng mẹ. Nhưng sau đó, những tuần cuối em không tăng cân, nhịp tim giảm bất thường khiến các bác sĩ phải mổ gấp.

Cậu bé sinh non được đặt tên với ý nghĩa là chiến binh của người Hồi giáo. Nhưng khi ra đời, phần da trên cơ thể em gần như không có khiến cha mẹ sốc nặng. Em chỉ có làn da bao phủ đầu và khuôn mặt. Thậm chí Ja’bari còn không thể mở mắt.

Các bác sĩ nghi ngờ liệu rằng cậu bé này có thể sống sót được hay không. Phía bệnh viện khuyên Maldonado nên để con ra đi trong nhẹ nhàng. Nhưng cô từ chối điều đó.

“Nếu đ.ứa t.rẻ không nên tồn tại trong cuộc sống này, nó đáng lẽ đã không xuất hiện, hay thậm chí đã tạm biệt chúng tôi ngay từ trong bụng mẹ. Nhưng khi con chào đời, nghĩa là nó cần được sống và cần được nhìn ngắm thế giới này”, bà mẹ này cho biết.

Sự thành công của ca cấy ghép đã đem đến một thành tựu quan trọng với đội ngũ y tế. Theo Maldona, đây là ca cấy ghép da đầu tiên thực hiện cho em bé sơ sinh tại Texas.

Đến nay, các bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân khiến Ja’bari sinh ra với tình trạng như vậy. Ban đầu, họ đặt ra giả thuyết cậu bé bị n.hiễm t.rùng biểu bì khiến làn da phồng rộp. Nhưng Maldonado và chồng đã xét nghiệm di truyền và kết quả cho thấy giả thuyết trên không chính xác.

Câu chuyện của cậu bé đã được mẹ chia sẻ trên mạng xã hội và nhận được nhiều lời động viên từ cộng đồng. Họ đều cho rằng Ja’bari đích thực là một chiến binh dũng cảm, hy vọng em sẽ sớm bình phục và có một cuộc sống bình thường như bao đ.ứa t.rẻ khác.

Theo Zing

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *