Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra một quá trình phân tử kiểm soát tốc độ phát triển của dây thần kinh trong quá trình phát triển phôi thai và phục hồi sau chấn thương trong suốt cuộc đời, giúp phát triển của các liệu pháp rút ngắn thời gian cần thiết để phục hồi dây thần kinh ngoại biên sau chấn thương.
Những con chuột không có gien Limk1 đã cho thấy sự gia tăng 15% về tốc độ tái sinh thần kinh sau chấn thương so với những con chuột thuộc nhóm đối chứng – Ảnh: Broad Stem Cell Research Center
Theo Medical Express, thống kê cho thấy có tới 20 triệu người Mỹ bị chấn thương dây thần kinh ngoại biên, có thể do vết thương trong chiến tranh và tai nạn xe máy cũng như các rối loạn y tế bao gồm cả bệnh tiểu đường.
Những tổn thương này có thể có tác động tàn phá đến chất lượng cuộc sống, dẫn đến mất cảm giác, chức năng vận động và đau dây thần kinh kéo dài. Cơ thể con người vẫn có khả năng tái tạo các dây thần kinh bị tổn thương, nhưng quá trình này chậm và không đầy đủ.
Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm y học tái sinh và nghiên cứu tế bào gốc Eli và Edythe tại Đại học California, Mỹ, đã phát hiện ra một quá trình phân tử kiểm soát tốc độ phát triển của dây thần kinh trong quá trình phát triển phôi thai và phục hồi sau chấn thương trong suốt cuộc đời. Điều này sẽ giúp cải thiện đáng kể quá trình phục hồi cho bệnh nhân bị chấn thương dây thần kinh ngoại biên.
Được biết, hệ thần kinh của cơ thể con người có 2 thành phần: hệ thần kinh trung ương, bao gồm não và tủy sống và hệ thần kinh ngoại biên, bao gồm tất cả các dây thần kinh khác trong cơ thể.
Các dây thần kinh ngoại biên trải dài trên một khoảng cách dài để kết nối các chi, tuyến và các cơ quan với não và tủy sống, gửi các tín hiệu điều khiển chuyển động qua các tế bào thần kinh vận động và chuyển tiếp thông tin như đau, chạm và nhiệt độ thông qua các tế bào thần kinh cảm giác.
Không giống như các dây thần kinh trong não và tủy sống, được bảo vệ bởi hộp sọ và đốt sống, các dây thần kinh của hệ thần kinh ngoại biên không có sự bảo vệ như vậy, khiến chúng dễ bị tổn thương.
Cơ thể vẫn có một cơ chế giúp các dây thần kinh ngoại biên thiết lập lại các kết nối sau chấn thương, quá trình này chậm; dây thần kinh bị tổn thương tái phát với tốc độ trung bình chỉ một milimet mỗi ngày và thường đi kèm với đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân. Và nếu các cơ bắp bị teo, cần thực hiện nhiều biện pháp phục hồi chức năng.
Ngay từ năm 2010, bằng các thử nghiệm trên loài gặm nhấm, các nhà khoa học thấy rằng có thể kiểm soát tốc độ phát triển dây thần kinh ở tủy sống trong quá trình phát triển phôi thai. Để làm điều này, cần tác động đến gien có tên Limk1. Gien này kiểm soát tốc độ tăng trưởng dây thần kinh bằng cách điều chỉnh hoạt tính của protein cofilin. Thử nghiệm được tiến hành trên những con chuột biến đổi gien để loại bỏ gien Limk1 đã cho thấy sự gia tăng 15% về tốc độ tái sinh dây thần kinh sau chấn thương so với những con chuột thuộc nhóm đối chứng.
Phát hiện này có thể giúp phát triển của các liệu pháp rút ngắn thời gian cần thiết để phục hồi dây thần kinh ngoại biên sau chấn thương .
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Cách chế biến thực phẩm có ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột
Lần đầu tiên, các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh rằng cách thức nấu nướng thực phẩm ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột. Đây là một phát hiện quan trọng trong bảo vệ sức khỏe.
Việc xử lý nhiệt đối với thực phẩm cho phép chúng ta hấp thụ nhiều calo trong ruột non khi để lại ít thức ăn hơn cho vi khuẩn – Ảnh: internet
Theo Science Daily, các nhà khoa học tại Đại học California và Đại học Harvard, Mỹ, lần đầu tiên đã chỉ ra rằng việc nấu thực phẩm làm thay đổi căn bản hệ vi sinh vật đường ruột ở cả chuột lẫn người. Đây là một phát hiện có ý nghĩa cả trong việc tối ưu hóa sức khỏe và để hiểu được rằng cách nấu ăn có thể thay đổi sự tiến hóa của hệ vi sính đường ruột trong thời t.iền sử.
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nhiều khía cạnh của sức khỏe con người – từ viêm mạn tính đến tăng cân đều bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi trạng thái của số lượng lớn vi khuẩn sống trong và trên người chúng ta, được gọi chung là microbiome. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng cách xử lý nhiệt đối với thực phẩm thay đổi hệ vi sinh đường ruột. Được biết, nhiều chức năng cơ thể có liên quan đến hệ vi sinh vật, từ tiêu hóa và trao đổi chất đến miễn dịch đều có liên quan đến hệ vi sinh vật đường ruột.
Hiển nhiên, chế độ ăn uống nhất định có thể làm thay đổi rất nhiều hệ vi sinh đường ruột. Nhưng đây là lần đầu tiên các nhà khoa học nói về tác động của phương pháp nấu nướng. Họ đã tiến hành một thử nghiệm trên loài gặm nhấm được cho ăn các loại thực phẩm khác nhau – thịt sống, thịt nấu chín, khoai lang sống hoặc khoai tây chế biến.
Hóa ra, thịt sống so với thịt nấu chín không có tác dụng rõ rệt đối với vi khuẩn đường ruột của động vật. Ngược lại, khoai lang sống và chín làm thay đổi đáng kể thành phần vi sinh vật của động vật, cũng như mô hình hoạt tính gien của vi khuẩn và các sản phẩm trao đổi chất sinh học quan trọng mà chúng tạo ra. Các nhà khoa học cũng thu được kết quả tương tự khi đưa toàn bộ các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác nhau vào khẩu phần ăn, bao gồm cà rốt, đậu Hà Lan, khoai tây thông thường, ngô và củ cải đường.
Nói chung, việc xử lý nhiệt đối với thực phẩm cho phép hấp thụ nhiều calo hơn trong ruột non, để lại ít thức ăn cho vi khuẩn. Đồng thời, một số thực phẩm thô có thể chứa các hợp chất kháng khuẩn, về mặt lý thuyết là nguy hiểm đối với một số vi sinh vật.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi