Các nhà khoa học Mỹ đã sử dụng 4 thể thực khuẩn (bacteriophage) để chống lại Enterococcus faecalis – tấn công có chọn lọc nhắm vào các tế bào vi khuẩn gây tổn thương tế bào gan do rượu, mở ra hy vọng cứu sống hàng ngàn bệnh nhân mà hiện tại chỉ còn một lối thoát là ghép gan.
Tổn thương gan do rượu, thường dẫn đến viêm gan và t.ử v.ong nhanh chóng – Ảnh: internet
Theo ScienceDaily, từ đầu thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm các thể thực khuẩn (Bacteriophage) như một phương pháp tiềm năng để điều trị nhiễm khuẩn. Nhưng sau đó, kháng sinh phát triển và các thể thực khuẩn không còn được chú ý. Tuy nhiên, với sự gia tăng của n.hiễm t.rùng kháng kháng sinh, các nhà nghiên cứu lại quan tâm đến liệu pháp thể thực khuẩn. Trong một số trường hợp hạn chế, những bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc đe dọa tính mạng đã được điều trị thành công bằng liệu pháp thể thực khuẩn thử nghiệm sau khi tất cả các biện pháp thay thế khác đã hết.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học y khoa San Diego, Mỹ và các cộng sự lần đầu tiên đã áp dụng thành công liệu pháp thể thực khuẩn ở chuột cho một tình trạng không được coi là n.hiễm t.rùng do vi khuẩn cổ điển: tổn thương gan do rượu, thường dẫn đến viêm gan do rượu nặng và t.ử v.ong nhanh chóng .
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân là ở vấn đề rượu không chỉ có hại cho gan mà còn góp phần vào sự sinh sôi nảy nở trong gan chủng vi khuẩn Enterococcus faecalis có khả năng kháng kháng sinh cao. Những vi khuẩn này tiết ra cytolysin, một chất độc phá hủy màng tế bào gan. Có tới 75% bệnh nhân bị viêm gan do rượu nặng, dạng bệnh gan nghiêm trọng nhất liên quan đến rượu, t.ử v.ong trong vòng 90 ngày sau khi chẩn đoán. Tình trạng này thường được điều trị bằng corticosteroid, nhưng không có hiệu quả cao. Ghép gan sớm là phương pháp duy nhất, nhưng chỉ được cung cấp tại các trung tâm y tế chọn lọc cho một số bệnh nhân hạn chế. Trên thực tế, chỉ có khoảng 8.000 ca ghép gan vì tất cả các lý do tại Mỹ mỗi năm và khoảng 14.000 người xếp hàng chờ được ghép.
Các nhà khoa học đã sử dụng 4 thể thực khuẩn (bacteriophage) để chống lại Enterococcus faecalis – tấn công có chọn lọc nhắm vào các tế bào vi khuẩn. Như các kết quả của thí nghiệm cho thấy, nhờ liệu pháp này, vi khuẩn có hại ngừng tiết ra cytolysin và do đó gan không còn bị tổn thương.
Công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí Nature, các nhà khoa học cho biết sau tiến hành thử nghiệm thành công trên chuột, trong tương lai gần, các thử nghiệm trên người sẽ bắt đầu. Nếu thành công, liệu pháp này có thể cứu sống hàng ngàn bệnh nhân mà hiện tại chỉ còn một lối thoát là ghép gan.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Tiêu chảy thông thường cũng có thể cướp đi tính mạng của con nếu bố mẹ mắc sai lầm hay gặp này
Dù đã có những hậu quả đau lòng từ những sai lầm trong điều trị tiêu chảy cho trẻ, song nhiều câu chuyện tương t.ự v.ẫn tiếp tục diễn ra.
Mới đây, một b.é t.rai 3 tháng t.uổi (quê Phú Thọ) đã rơi vào tình trạng nguy kịch, nguy cơ t.ử v.ong cao do gia đình dùng thuốc nam cho bé uống để chữa tiêu chảy.
Theo đó, bệnh nhi được đưa đến Trung tâm Sản Nhi (Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ) trong tình trạng khó thở, suy hô hấp, ý thức lơ mơ, da vàng xạm toàn thân, niêm mạc nhợt, tiểu màu đỏ sậm, bụng chướng, gan to.
Bé 3 tháng t.uổi ở Phú Thọ nguy kịch vì gia đình dùng thuốc nam chữa tiêu chảy.
ThS.BS Cao Việt Hưng, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc (Trung tâm Sản Nhi) cho biết, qua thăm khám và tổng hợp các kết quả cận lâm sàng, bé được chẩn đoán suy hô hấp độ III, viêm phổi nặng, tổn thương gan nặng, men gan tăng cao gấp 5 lần bình thường, tình trạng ứ mật bilirubin tăng gấp 10 lần bình thường.
Rất may, sau 6 ngày cấp cứu tích cực, bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch và được ra viện sau 24 ngày điều trị.
Trường hợp này một lần nữa là hồi chuông cảnh báo đối với những gia đình có thói quen lạm dụng thuốc nam hay các bài thuốc dân gian truyền miệng để chữa bệnh cho trẻ, nhất là trẻ sơ sinh.
Dù đã có những hậu quả đau lòng từ những sai lầm trong điều trị tiêu chảy cho trẻ, song nhiều câu chuyện tương t.ự v.ẫn tiếp tục diễn ra. Ngay trước đó không lâu, một b.é t.rai 2 t.uổi ở Bắc Ninh cũng rơi vào hôn mê sau khi bố mẹ cho uống nước lá ổi và lá hồng xiêm để trị tiêu chảy.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), việc chữa tiêu chảy bằng lá ổi hay lá hồng xiêm gần như không có tác dụng mà còn có thể khiến tình trạng trẻ bị nặng thêm.
Chẳng hạn, như trong búp ổi có có chứa chất tanin, có tác dụng làm săn niêm mạc ruột ngay tức khắc, do đó có thể làm ngưng tình trạng đi ngoài phân lỏng. Tuy nhiên, các triệu chứng lâm sàng thuyên giảm chỉ là giả tạo. Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy (vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng) vẫn tồn đọng trong lòng ruột khiến bệnh dễ tái phát và trầm trọng hơn.
Ngoài việc lạm dụng các bài thuốc dân gian, theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, một sai lầm nữa mà bố mẹ hay mắc khi điều trị tiêu chảy cho con là vội vàng sử dụng kháng sinh, dù chưa biết nguyên nhân gây bệnh là gì. Nếu tiêu chảy do virus, việc sử dụng kháng sinh không hề có tác dụng trong trường hợp này.
Ngược lại, việc tự ý dùng kháng sinh có thể làm rối loạn hệ vi khuẩn có ích trong đường tiêu hóa khiến tình trạng tiêu chảy càng kéo dài và gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của trẻ.
Bên cạnh đó, nhiều bố mẹ khi thấy con bị tiêu chảy đã lập tức cho con uống thuốc “cầm” tiêu chảy ngay. Theo PGS Dũng, đây cũng là một sai lầm rất hay gặp. Việc dùng các thuốc “cầm” tiêu chảy sẽ làm cho thời gian lưu trú của các virus, vi khuẩn trong đường tiêu hóa kéo dài hơn làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy của trẻ và làm cho tiêu chảy kéo dài hơn.
Mặt khác, bù nước sai cách, pha oresol không đúng tỷ lệ hoặc dùng oresol dạng thực phẩm chức năng để chữa tiêu chảy cho con cũng khiến tình trạng tiêu chảy của trẻ nặng hơn. Thực tế, đã từng có bệnh nhi t.ử v.ong vì mất nước quá nặng do bố mẹ bù nước sai.
Trị tiêu chảy cho trẻ thế nào cho đúng?
Tiêu chảy là một bệnh rất phổ biến ở trẻ, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột. Tiêu chảy cũng có thể là hậu quả của chế độ ăn không đúng cách hay do tác dụng phụ của các thuốc kháng sinh sử dụng trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn tai mũi họng, viêm phổi…
Theo TS.BS Nguyễn Thị Việt Hà, Trưởng Khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Nhi Trung ương), không phải trường hợp tiêu chảy nào cũng cần đưa trẻ tới bệnh viện. Với những bé mất nước ở mức độ nhẹ (trẻ tỉnh táo, uống nước bình thường, không bị nôn trớ nhiều) gia đình hoàn toàn có thể chăm sóc con tại nhà, dự phòng mất nước bằng cách bù lượng nước tương đương với lượng nước trẻ mất trong phân sau mỗi lần đi ngoài.
Bên cạnh đó, cho trẻ ăn chế độ ăn như bình thường, không kiêng khem và không nên thay đổi thành phần thức ăn của trẻ. Kiêng khem quá mức sẽ làm cho cơ thể trẻ thiếu năng lượng, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng cũng như chậm hồi phục tổ chức ruột bị tổn thương dẫn đến tiêu chảy kéo dài.
Trong trường hợp trẻ đi ngoài phân lỏng liên tục; nôn nhiều làm trẻ không ăn uống được; có sốt hoặc sốt cao; ăn uống kém, bỏ bú; trẻ không tiến triển sau 2 ngày điều trị tại nhà… bố mẹ cần lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng xấu có thể xảy ra.
Mai Thùy
Theo giadinh.net