Các nhà khoa học Mỹ đã chỉnh sửa bộ gien của 3 bệnh nhân ung thư và có kế hoạch thử nghiệm trên 15 bệnh nhân tình nguyện khác trong nỗ lực tăng cường cho các tế bào T của hệ miễn dịch, khả năng nhận biết và t.iêu d.iệt tế bào ung thư một cách hiệu quả.
Các bác sĩ lấy tế bào hệ miễn dịch từ m.áu của bệnh nhân và thay đổi về mặt di truyền để giúp chúng nhận biết và chống lại ung thư – Ảnh: AP
Theo Medical Express, vào đầu năm nay, Mỹ đã thực hiện nỗ lực đầu tiên trong việc chỉnh sửa bộ gien người. Kết quả ban đầu được công bố vào thứ tư, ngày 6 tháng 11 năm 2019 cho thấy, các bác sĩ có thể lấy tế bào thuộc hệ miễn dịch từ m.áu của bệnh nhân và thay đổi chúng về mặt di truyền để giúp chúng nhận biết và chống lại ung thư, với các tác dụng phụ tối thiểu và có thể kiểm soát được. Dự kiến, các nhà khoa học sẽ có báo cáo cụ thể tại hội nghị Hội huyết học Mỹ (American Society of Hematology) vào tháng 12 tới.
Nghiên cứu được tài trợ bởi Đại học Pennsylvania, Viện miễn dịch ung thư Parker ở San Francisco và công ty công nghệ sinh học, Tmunity Therapeutics. Các nhà khoa học tại Đại học Pennsylvania đã cố gắng đối phó với bệnh ung thư của 3 tình nguyện viên tham gia nghiên cứu. Hai trong số các bệnh nhân bị đa u tủy (multiple myeloma) – ung thư m.áu và người thứ ba bị sarcoma – ung thư hình thành trong mô liên kết hoặc mô mềm. Tất cả đã thất bại qua nhiều phương pháp điều trị chuẩn.
Công trình thử nghiệm này không nhằm mục đích thay đổi toàn diện ADN trong cơ thể con người. Các nhà khoa học chỉ nhằm sửa đổi và đưa các tế bào miễn dịch – tế bào T “đã kích hoạt” được sửa đổi vào lại cơ thể bệnh nhân.
Cụ thể, loại bỏ 3 gien có thể giúp ức chế hoạt động chống ung thư của các tế bào miễn dịch Những tế bào này, theo ý tưởng của các chuyên gia, sẽ t.iêu d.iệt ung thư. Đây là một hình thức mới của liệu pháp miễn dịch.
Kết qủa, sau 2-3 tháng, ung thư tiếp tục tiến triển ở một bệnh nhân, tình trạng đã ổn định ở bệnh nhân thứ hai và hiện còn quá sớm để kết luận về tình trạng của bệnh nhân thứ ba.
Các chuyên gia có kế hoạch thử nghiệm phương pháp này trên 15 bệnh nhân khác. Hiện nay, các nhà khoa học chỉ có thể khẳng định chắc chắn một điều là các tế bào mà họ làm cho biến đổi đã hoà hợp và sinh sôi nảy nở trong cơ thể bệnh nhân.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Dụ các tế bào ung thư “ăn” độc dược
Sử dụng chất béo làm chú ngựa thành Troy, các nhà khoa học Mỹ đã loại bỏ hoàn toàn ung thư xương, tụy và ruột kết một cách thần kỳ trên các con vật thí nghiệm.
Nghiên cứu mới do Đại học Northwestern (Mỹ) thực hiện đã tiếp cận bệnh ung thư theo một cách rất mới mẻ: dụ các tế bào bệnh “ăn” độc dược.
Te bào ung thư ruột kết – ảnh: MEDICAL NEWS TODAY
Họ đã sáng chế ra một loại thuốc hóa trị thuộc nhóm paclitaxel, tức nhóm thuốc phân tử nhỏ tấn công khối u theo kiểu xâm nhập vào các tế bào. Trong đó, các dược phẩm t.iêu d.iệt ung thư được gắn vào 2 đầu của chuỗi axit béo thông thường – thứ mà chúng ta dễ dàng tìm thấy trong cơ thể động thực vật.
Chuỗi axit béo được thiết kế – tức đã được gắn thuốc – được đưa vào trong protein HSA (Human Serum Albumin), một thành phần có nhiều trong huyết tương của con người. Nó được đưa vào m.áu, từ đó các phân tử chất béo mang thuốc đi khắp cơ thể và tìm kiếm các tế bào ung thư.
Theo giáo sư – tiến sĩ Nathan Gianneschi, người đứng đầu nghiên cứu, đối với tế bào ung thư, chuỗi axit béo như một món quà ngon lành. Vì vậy chúng đã “mời” chuỗi axit béo vào mà không biết đó chính là “ngựa thành Troy” của các nhà khoa học.
Đến tận khi tiến vào bên trong tế bào, những lượng thuốc tinh vi gắn vào chuỗi axit béo mới phát huy tác dụng, chúng chuyển hóa khiến tế bào ung thư bị đ.ầu đ.ộc từ bên trong và c.hết hoàn toàn.
Loại thuốc “ngựa thành Troy” mới này đã chứng minh độ an toàn cao hơn các thuốc cùng nhóm paclitaxel khác tới 17 lần trong các thử nghiệm, cho dù nó cần được sử dụng với liều cao hơn. Điều này có nghĩa nó rất ít làm ảnh hưởng đến các tế bào lành mạnh.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Journal of the American Chemical Society.
A. Thư
Theo Daily Mail, Northwesten News/nguoilaodong