Mỹ thử nghiệm thành công thuốc uống trị chứng đau nửa đầu

Loại thuốc uống uborgepant của Công ty Allergan đã trải qua giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng với sự tham gia của gần 1.700 người, xác nhận hiệu quả điều trị chứng đau nửa đầu.

Loại thuốc uống uborgepant loại bỏ cơn đau và các triệu chứng đau nửa đầu khác – Ảnh : MedicalXpress

Theo MedicalXpress, các thử nghiệm với sự tham gia của gần 1.700 người đã xác nhận hiệu quả của uborgepant, một loại thuốc mới của Công ty Allergan được đề xuất như là một phương pháp điều trị chứng đau nửa đầu.

Thuốc là một chất ức chế protein CGRP ( calcitonin gene-related peptide), một peptide liên quan đến gien calcitonin). Theo các kiến thức hiện tại, CGRP đóng vai trò quan trọng trong sự khởi đầu của chứng đau nửa đầu.

Trong thời gian lên cơn đau, protein này được tiết ra bởi các tế bào thần kinh sinh ba, gây ra sự giãn nở của các mạch m.áu trong não và ảnh hưởng đến việc truyền các xung lực đau. Trong thời kỳ 2018 – 2019, có tới 3 loại thuốc chống đau nửa đầu dựa trên các chất ức chế CGRP đã xuất hiện trên thị trường: Erenumab, Fremanezumab (Ajovy) và Galcanezumab. Tất cả đều được bệnh nhân thực hiện dưới hình thức tiêm hằng tháng.

Các nhà phát triển loại thuốc mới chỉ ra lợi thế của nó là một viên thuốc uống. Thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy hiệu quả của viên thuốc trong việc loại bỏ cơn đau và các triệu chứng đau nửa đầu khác, chẳng hạn buồn nôn và nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.

Điều đặc biệt quan trọng là thuốc có thể dùng cho một nhóm bệnh nhân khá lớn không thể sử dụng phương pháp điều trị đau nửa đầu tiêu chuẩn. Từ những năm 1990, triptans, chất kích thích thụ thể serotonin trong não, đã được chú ý. Thuốc làm co mạch m.áu và giảm viêm. Nhưng triptans không có tác dụng đối với một số bệnh nhân và những bệnh nhân khác không thể sử dụng chúng vì nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ tăng lên (trong trường hợp này, thuốc chống co mạch bị chống chỉ định). Triptans cũng có tác dụng phụ: gây cảm giác tê, buồn ngủ và chóng mặt, gây khó khăn cho một số người dùng. Do đó, cần có các loại thuốc có cơ chế hoạt động khác nhau cơ bản và các chất ức chế CGRS đóng vai trò này.

Các nhà tổ chức thử nghiệm dự kiến sẽ nhận được sự chấp thuận từ Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ cho phép sử dụng thuốc tại Mỹ vào tháng 12 tới. Kết quả thử nghiệm lâm sàng được công bố trên tạp chí J ournal of the American Medical Association.

Vũ Trung Hương

Theo motthegioi

Người phụ nữ 29 t.uổi đột nhiên bị “rò rỉ dịch não”, bác sĩ nhắc nhở: Ho, cười, tập yoga cũng có thể gây bệnh

Lâm Nam nói: “Khi nằm nghỉ ngơi, cơn đau dịu hẳn, nhưng khi đứng dậy, cơn đau dữ dội lại tái phát. Lần này tôi nằm cả ngày, nhưng tình trạng không chuyển biến”.

Lâm Nam 29 t.uổi, làm việc tại Thâm Quyến, công việc của cô là quản lý, trạng thái công việc bình thường rất bận. Do đó hầu như quanh năm Lâm Nam luôn trong tình trạng “mệt mỏi, căng thẳng”. Thỉnh thoảng Lâm Nam bị đau nửa đầu, 1 năm bị 2, 3 lần. Lâm Nam cũng rất thích thể thao, cô thường tập yoga, chơi cầu lông, đi bộ, đây là cách để cô thả lỏng cơ thể.

Sự bất thường xảy ra vào sáng ngày 11 tháng 10. Vào ngày này, tâm trạng của Lâm Nam rất tốt, theo kế hoạch, cô dự định đi xe buýt từ Thâm Quyến đến Hồng Kông. Nhưng tại cổng bán vé, Lâm Nam đột nhiên cảm thấy đau đầu. Cô không hiểu tại sao mình lại bị đau dữ dội đến như vậy. Trước khi phát bệnh, cô hầu như mỗi tuần đều đ.ánh cầu lông 2, 3 lần, 1 tuần tập yoga 1 lần, thỉnh thoảng đi bộ, không vận động mạnh, càng không có bất thường nào.

Thỉnh thoảng Lâm Nam bị đau nửa đầu, 1 năm bị 2, 3 lần.

Lâm Nam hủy chuyến đi chơi, cô về nhà, uống thuốc giảm đau và nghỉ ngơi trên giường. Lâm Nam nói: ” Khi nằm nghỉ ngơi, cơn đau dịu hẳn, nhưng khi đứng dậy, cơn đau dữ dội lại tái phát. Lần này tôi nằm cả ngày, nhưng tình trạng không chuyển biến”. Buổi tối hôm đó, Lâm Nam đã đến bệnh viện ở gần nhà, bác sĩ sau khi kiểm tra nghi ngờ đó là do ngộ độc thực phẩm dẫn đến đau nửa đầu, bác sĩ kê thuốc giảm đau, Lâm Nam về nhà và nghỉ ngơi.

Chiều hôm sau, Lâm Nam dự định đi ăn tối cùng bạn bè nhưng ngay sau khi đứng dậy cơn đau đầu lại đột nhiên xuất hiện, buồn nôn ói mửa, vì chưa ăn gì nên cô nôn hết nước chua trong người. Lâm Nam lại đến bệnh viện, lần này bác sĩ nghi ngờ là áp lực nội sọ thấp.

Lâm Nam cho biết: “Các bác sĩ nói rằng 80% bệnh nhân bị áp lực nội sọ thấp có thể tự chữa lành bằng cách thay thế chất lỏng liên tục. Do đó, trong một tuần tôi vừa truyền nước qua tĩnh mạch, vừa uống nước muối, tuy nhiên tình trạng không được cải thiện”.

Sau lần thứ ba đến bệnh viện, Lâm Nam đã làm xét nghiệm MRI. Sau một tuần, kết quả cho thấy cô bị rò rỉ dịch não tủy. Vị trí rò rỉ tương đối cao và tương đối lớn. Nó nằm ở phần cổ đoạn 2 và 3. Tình hình lúc đó đã rất nguy kịch. Bệnh viện địa phương ở Thâm Quyến không thể thực hiện ca phẫu thuật này. Họ đề nghị Lâm Nam đến Bệnh viện Shaoyifu trực thuộc Đại học Y khoa Chiết Giang. Bác sĩ Hà Phi Phương, tiếp nhận điều trị phẫu thuật cho Lâm Nam.

Tập yoga không đúng cách có thể dẫn đến rò rỉ dịch não tủy sống.

Sáng ngày 5 tháng 11, bác sĩ Hà Phi Phương cùng các y bác sĩ khác đã tiến hành phẫu thuật cho Lâm Nam, Sau hơn 40 phút phẫu thuật, mọi sự khó chịu của Lâm Nam biến mất nhanh chóng.

Rò rỉ dịch não tủy là gì? Tại sao nó đến quá đột ngột như vậy?

Bác sĩ Hà Phi Phương giải thích rằng, tình trạng này được gọi là rò rỉ dịch não tủy sống nội sọ áp lực thấp, nhưng áp lực nội sọ của bệnh nhân không nhất thiết là thấp. Dịch não tủy có trong não và cột sống của con người, cung cấp độ nổi cho mô não và tủy sống. Phần bên ngoài của dịch não tủy được bao phủ bởi một túi màng cứng. Một khi túi màng cứng bị vỡ, dịch não tủy bị rò rỉ ra ngoài, và mô não mất đi sự hỗ trợ nổi. Từ đó sẽ xuất hiện đau đầu, buồn nôn, và các triệu chứng cứng cổ, nghiêm trọng hơn cũng có thể gây ra bại não.

Lâm Nam bị rò rỉ dịch não tủy tự phát, điều đó có nghĩa là túi màng cứng của cô rất mỏng và đặc biệt dễ bị vỡ.

Sau khi bác sĩ Hà Phi Phương kiểm tra phát hiện, túi màng cứng của Lâm Nam bị rách ở hai khu vực, và tổng cộng 6, 7 chỗ cần phải sửa chữa. Hai khu vực này nằm ở ngã ba của đầu và cổ và ngực dưới. Phương pháp phẫu thuật của bác sĩ là lấy m.áu của chính cô ấy và lấp đầy chỗ rò rỉ.

Nguyên nhân của sự rò rỉ dịch não tủy là gì?

Đối với vấn đề này, bác sĩ Hà Phi Phương nói: “Phần lớn rò rỉ dịch não tủy đột ngột không có nguyên nhân rõ ràng, một số người có khuyết tật bẩm sinh ở túi màng cứng, bình thường có thể không có bất kỳ triệu chứng gì, đột nhiên phát bệnh.

Có thể nói, bệnh này không thể đoán trước, cũng không thể phòng ngừa được. Về mặt lâm sàng, phụ nữ mắc bệnh này nhiều hơn nam giới, tỉ lệ là 2: 1, t.uổi khởi phát cao nhất là khoảng 40 tuổi”. Khuyến cáo mọi người nếu bị đau đầu dữ dội, nôn ói, thì cần phải đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.

(Nguồn: QQ)

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *