Mỹ tìm được cách chặn đứng suy tim sau cơn đau

Các bác sĩ Mỹ đã phát triển phương pháp kích hoạt các đại thực bào (macrophage), tăng cường khả năng tiêu hóa của chúng để loại bỏ các mô tim bị tổn thương còn sót lại sau cơn đau tim khiến chặn đứng được nguy cơ suy tim tiếp theo có thể gây t.ử v.ong.

Tăng số lượng lysosome, có nghĩa là đã tăng cường khả năng tiêu hóa các tế bào tim bị tổn thương – Ảnh : webmd.com

Theo Tân Hoa Xã, trong thử nghiệm trên chuột thí nghiệm, các nhà nghiên cứu tại Đại học y Washington ở St.Louis đã chỉ ra rằng việc tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch đặc biệt trong tim sau khi bị đau tim giúp bảo vệ chống lại suy tim, vốn có thể gây t.ử v.ong.

Cụ thể, các chuyên gia hiểu cách kích hoạt các đại thực bào (macrophage), tăng cường khả năng tiêu hóa của chúng để loại bỏ các mô tim bị tổn thương còn sót lại sau cơn đau tim. Điều này có thể được thực hiện bằng cách kích thích lysosome trong các đại thực bào (các yếu tố tế bào chịu trách nhiệm xử lý và tiêu hủy rác). Quá trình tiêu hóa và xử lý chất thải diễn ra bên trong lysosome.

Các nhà khoa học đã kích hoạt phân tử có tên TFEB. Điều này dẫn đến việc sản xuất một số lượng lớn lysosome trong các đại thực bào và làm tăng hiệu quả xử lý chất béo. Do đó, đại thực bào nhanh chóng loại bỏ các tế bào tim khiếm khuyết, ngăn chúng kích thích suy tim và giảm viêm.

Bác sĩ tim mạch Abhinav Diwan cho biết các nhà khoa học tăng số lượng lysosome, có nghĩa là đã tăng cường khả năng tiêu hóa các tế bào tim bị tổn thương. Thay vì kích thích suy tim, điều này làm giảm viêm và giúp giảm sự phát triển của suy tim ở những con chuột thí nghiệm.

Công bố các kết quả nghiên cứu trên tạp chí JCI Insight, các nhà khoa học tiết lộ họ có kế hoạch nghiên cứu các phân tử nhỏ khác nhau như các liệu pháp thuốc tiềm năng có thể kích hoạt TFEB và kích thích các tế bào miễn dịch quan trọng này để cải thiện khả năng chữa lành tim sau chấn thương tim, cho dù là do đau tim, nhiễm vi rút hay các hình thức tổn thương tim khác.

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, khoảng 5,7 triệu người Mỹ trưởng thành bị suy tim.

Vũ Trung Hương

Theo motthegioi

Đau ngực, khó thở… là triệu chứng của bệnh gì?

Hẹp van động mạch chủ là bệnh phổ biến nhất về van tim nhưng lại không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Khi xuất hiện các triệu chứng điển hình thì bệnh đã ở giai đoạn nặng, nguy cơ biến chứng rất cao.

Một ca can thiệp tim mạch

Bệnh nhân T.T.K.H (69 t.uổi, ngụ tại Đồng Nai) thường xuyên thấy đau ngực, mệt mỏi khi gắng sức, khó thở về đêm… khoảng 5 tháng nay. Đi khám tại Bệnh viện ĐH Y dược TPHCM, kết quả siêu âm tim cho thấy bà H. bị hẹp van động mạch chủ nặng kèm bệnh tăng huyết áp, suy tim. Các bác sĩ đ.ánh giá nếu không can thiệp kịp thời, người bệnh có nguy cơ biến chứng cao.

Một trường hợp khác là ông T.V.X (66 t.uổi, ngụ Bình Dương) một năm nay thường khó thở, đau ngực khi leo cầu thang hoặc đi lại nhiều. Kết quả siêu âm tim cho thấy ông X. bị hẹp van động mạch chủ nặng, suy giảm chức năng tâm trương thất trái nặng, suy tim giai đoạn 3 trên nền đái tháo đường typ 2, bệnh thận mạn giai đoạn 5, suy van tĩnh mạch chi dưới, tăng huyết áp… Bác sĩ đã tiến hành thủ thuật thay van động mạch chủ qua da cho người bệnh.

PGS.TS.BS Nguyễn Hoàng Định, Phó Giám đốc Trung tâm tim mạch, Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch Bệnh viện ĐH Y dược TPHCM cho biết, hẹp van động mạch chủ là bệnh phổ biến nhất về van tim, thường gặp ở người trên 60 t.uổi, không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Khi người bệnh cảm thấy đau tức ngực, khó thở, mệt khi gắng sức, khó thở khi ngủ, ngất xỉu… là bệnh đã trở nặng, nguy cơ biến chứng rất cao.

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ đối diện với nguy cơ tai biến mạch m.áu não, nhồi m.áu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp tim và nhiều biến chứng nặng nề khác có thể dẫn đến t.ử v.ong. Ở những người bệnh hẹp van động mạch chủ nặng, ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng thì tỉ lệ t.ử v.ong trong vòng 1 năm tăng lên khoảng 20 – 30%, sau 2 năm tỉ lệ t.ử v.ong tăng lên 50%.

PGS.TS.BS Nguyễn Hoàng Định khuyến cáo, các triệu chứng của bệnh hẹp van động mạch chủ thường không rõ ràng vì vậy dễ sinh tâm lý chủ quan. Điều này rất nguy hiểm vì khi bệnh diễn tiến nặng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, người trên 60 t.uổi nên khám tầm soát, kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm, thực hiện siêu âm tim để kịp thời phát hiện những bất thường ở van động mạch chủ.

Theo infonet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *