N.am s.inh trầm cảm nặng, liên tục muốn t.ự s.át vì bị ép học tiếng Anh quá nhiều

Do kỳ vọng quá nhiều, bố mẹ H. liên tục thúc giục con học, đặc biệt là môn tiếng Anh. Bị áp lực trong thời gian dài, n.am s.inh 18 t.uổi rơi vào trầm cảm nặng.

Tại Hội thảo “Trầm cảm học đường” chiều 11/10, ThS.BSNT Lê Công Thiện – Trưởng khoa M4, Viện Sức khoẻ Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai thông tin, tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm ở t.rẻ e.m hàng năm là 0,3 – 7,8% ở t.rẻ e.m dưới 13 t.uổi, 1 – 2% ở t.uổi 13 và từ 3 – 7% ở t.uổi 15. Các quốc gia có thu nhập thấp hơn hoặc trung bình có tỷ lệ trầm cảm ở thanh thiếu niên cao hơn so với các quốc gia có thu nhập cao hơn.

Ths.BS Thiện cho biết, trầm cảm ở lứa t.uổi học đường có thể do nhiều nguyên nhân. Về mặt sinh học có thể là do di truyền, thay đổi nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh, thay đổi cấu trúc giải phẫu não bộ hay thay đổi nồng độ hormone.

Nguyên nhân về tâm lý xã hội, theo bác sĩ, có thể trẻ bị áp lực từ cuộc sống, gia đình, xã hội. Bên cạnh đó là sự thay đổi tâm sinh lý của trẻ theo t.uổi, ám ảnh bởi những đau thương thời thơ ấu hoặc do lối sống không lành mạnh.

Ths.BSNT Đỗ Thùy Dung – Phòng Tâm thần t.rẻ e.m và v.ị t.hành n.iên, Viện Sức khoẻ Tâm thần quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai, cũng dẫn chứng về trường hợp H. (18 t.uổi) nhập viện vào tháng 6 vừa qua với lý do buồn chán, muốn c.hết.

H. có tính cách hiền lành, trầm tính và sống cùng bố mẹ và anh trai. Bố mẹ em luôn kỳ vọng rất nhiều vào con, đề cao thành tích (phải học thật giỏi, thi điểm cao).


Các bác sĩ Viện Sức khoẻ Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ tại hội thảo

Có thành tích học tập tốt, H. còn có niềm đam mê với môn tiếng Anh. Lên THPT, thi đỗ vào trường chuyên của tỉnh, H. được thầy cô chọn vào đội tuyển ôn thi học sinh giỏi Tiếng Anh.

Tuy nhiên kỳ vọng quá lớn, bố mẹ em liên tục hối thúc việc học tiếng Anh, định hướng xét tuyển vào đại học bằng chứng chỉ tiếng Anh. Việc hối thúc, áp đặt quá mức khiến bệnh nhân cảm thấy bị áp lực và dần dần chán nản, ghét bỏ môn học này.

Bệnh nhân xin ra đội tuyển tiếng Anh của trường vì cảm thấy áp lực và chán nản. Điều này khiến bố mẹ buồn và thường xuyên mắng mỏ. Không chỉ vậy, gia đình hay nhắc lại việc bỏ thi này, càng khiến tâm trạng của em càng nặng nề.

Khoảng 2 tháng trước khi đến khám, bệnh nhân cảm thấy chán nản tất cả mọi thứ, không muốn học, không tham gia các hoạt động với lớp. Về nhà, em thường xuyên ở trên phòng, khó ngủ và dành hầu hết thời gian để chơi điện tử. Dù kỳ thi Tốt nghiệp THPT gần kề nhưng em không muốn ôn tập. Khi bị bố mẹ nhắc nhở, bệnh nhân cáu gắt, vùng vằng hoặc từ chối giao tiếp với phụ huynh.

Bố mẹ phải nhờ cô ruột tới nhà nói chuyện và đưa bệnh nhân đi khám. Chia sẻ với cô ruột, H. nói “Chỉ muốn c.hết để kết thúc cuộc đời, cuộc sống không còn thú vị”.

Bệnh nhân được cô đưa đến khám tại phòng khám chuyên khoa Tâm thần, được chẩn đoán giai đoạn trầm cảm nặng có ý định t.ự s.át, được chỉ định nhập viện. Gia đình chưa thể thu xếp người chăm sóc, H. được kê đơn thuốc ngoại trú.

Sau khi hết thuốc, tình trạng của bệnh nhân không cải thiện. N.am s.inh vẫn thường xuyên ở một mình trong phòng và vẫn nung nấu ý nghĩ t.ự s.át.

H. được tái khám và nhập Viện Sức khỏe tâm thần. Sau 2 tuần điều trị, em tỉnh táo, tiếp xúc tốt, vui vẻ và không còn suy nghĩ tiêu cực. N.am s.inh này cũng cải thiện mối quan hệ với bố mẹ và được xuất viện, duy trì tái khám theo hẹn.

ThS.BSNT Lê Công Thiện thông tin thêm, trên thế giới tỷ lệ toan t.ự s.át ở t.rẻ e.m và v.ị t.hành n.iên ước tính 3 – 4%. Các nghiên cứu trước đây cho thấy hành vi t.ự s.át và ý tưởng t.ự s.át phổ biến hơn đáng kể ở trẻ gái (10 đến 35%), nhưng tỷ lệ t.ự s.át thành công ở trẻ trai cao gấp 3 lần trẻ gái. Tuy nhiên tỷ lệ này đang có xu hướng cân bằng ở 2 giới.

Vì vậy TS.BS Thiện khuyến cáo, các thành viên trong gia đình cần phải nâng cao hiểu biết về các triệu chứng của trầm cảm và ảnh hưởng của chúng đến mối quan hệ của trẻ với gia đình và bạn bè.

Phát hiện sớm các triệu chứng cần điều trị, gia đình cũng cần xây dựng một môi trường an toàn như cất kỹ những vật không an toàn như thuốc hoặc vật sắc nhọn…

Về phía trường học, chuyên gia cũng nhấn mạnh, cần đẩy mạnh hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao hiểu biết của thầy cô và học sinh, không kỳ thị hoặc xa lánh những trẻ có vấn đề về sức khỏe tâm thần trong đó có trầm cảm

Nhà trường xây dựng các mô hình phòng chống trầm cảm tại trường học như: Chương trình giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, Chương trình phục hồi… “Cần có sự tham gia của nhà trường trong việc phát hiện sớm, liên kết gia đình và các nhà chuyên môn trong thăm khám, chẩn đoán và điều trị cho các trẻ có dấu hiệu mắc trầm cảm”, TS.BS Thiện nhấn mạnh.

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, trẻ t.uổi học đường là lứa t.uổi đang phát triển tâm sinh lý nên rất nhạy cảm với những tác động xung quanh. T.rẻ e.m ở độ t.uổi này có khả năng nhận thức được các tác nhân gây căng thẳng (xung đột gia đình, chỉ trích, không đạt thành tích trong học tập) và thể hiện lòng tự trọng thấp, mặc cảm quá mức.

Trầm cảm ở t.uổi học đường ảnh hưởng đến sự tăng cân và phát triển cơ thể, kết quả học tập ở trường và các mối quan hệ bạn bè hoặc gia đình. Rối loạn trầm cảm chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hành vi t.ự s.át ở t.rẻ e.m.

Tại sao chụp ảnh selfie lại có lợi cho sức khỏe?

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra selfie có thể giúp bạn có một sức khỏe tốt về tinh thần lẫn thể chất.

Phát hiện bệnh lý

(Ảnh: Depositphotos)

Việc chụp ảnh chân dung có thể giúp các chuyên gia y tế xác định được các bệnh tiềm ẩn trong bạn. Theo nghiên cứu mới đây, trí tuệ nhân tạo nhận diện và phát hiện ra một số đặc điểm khác lạ trên khuôn mặt của con người.

Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn đang được tiến hành ở giai đoạn đầu. Các nhà khoa học tin rằng sử dụng hình ảnh selfie để phát hiện bệnh lý sẽ là một công cụ hỗ trợ hiệu quả, tiện lợi trong tương lai.

Cải thiện tâm trạng

(Ảnh: Instagram)

Một khảo sát đã công bố rằng hầu hết người tham gia chụp ảnh luôn tươi cười, sở hữu khuôn mặt truyền năng lượng tích cực cho người khác, cho dù nụ cười đó có thể là khuôn mẫu hay giả tạo. Tuy nhiên, chính nhớ nó mà bạn có thể cảm thấy thoải mái hơn trước những áp lực trong cuộc sống. Hơn thế nữa, nó còn là động lực giúp bạn vui vẻ hơn mỗi ngày.

Phản ánh tình trạng của bản thân

(Ảnh: Instagram)

Ảnh tự chụp hàng ngày có thể là một cách ghi lại sự phát triển của mỗi người qua từng năm tháng. Chẳng hạn trường hợp một người đàn ông trải qua bệnh trầm cảm đã ghi lại những hình ảnh của mình từ thời điểm khởi phát bệnh. Và nó đã giúp anh thấy được hành trình bản thân đã cố gắng và thay đổi như thế nào.

Tự tin hơn

Một chuyên gia đã đưa ra lời khuyên rằng mọi người nên thường xuyên selfie. Những người thích chụp ảnh tự sướng thường được mọi người xung quanh yêu quý, gắn kết hơn so với người không có thói quen này. Đồng thời, nó còn đem lại lợi ích về khả năng tự hình thành sự tự tin nhất định trong mỗi người.

(Ảnh: Twitter)

Hiện nay, rất nhiều người không chỉ ghi lại hình ảnh cá nhân mà họ còn lưu giữ những khoảnh khắc về thế giới xung quanh. Hành động này giúp mọi người có cơ hội lưu giữ những kỷ niệm bên người thân mãi mãi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *