Tình trạng n.hiễm t.rùng vết mổ sau khi sinh của bà mẹ này nặng tới mức nó khiến cô có cảm giác như đang ngồi trên đống lửa.
Krista Praise (32 t.uổi, sinh sống ở New York, Mỹ) sinh hạ con trai đầu lòng vào tháng 6 vừa qua. Một ngày sau khi xuất viện, cô bắt đầu sốt. Vài ngày sau, Praise sốt tới 39 độ C. Bụng cô bắt đầu chuyển sang màu đỏ, cảm giác nóng rát.
“ Cảm nhận rõ nhất ở phần bụng dưới của tôi: rất đỏ và rất nóng. Tôi có cảm tưởng gần như đang ngồi trên lửa vậy. Mẹ tôi trước đây cũng sinh mổ và bà biết như vậy không hề bình thường“, Praise kể.
Sau đó, khi sờ phần bụng bên dưới vết khâu, Praise cảm nhận những nốt phồng rộp khiến cô vô cùng hoảng sợ. Vội vàng tới phòng khám của bác sĩ và trong khi họ đề nghị làm khô mấy nốt phỏng, Praise biết mình cần tới bệnh viện ngay.
Vết mổ của cô bị n.hiễm t.rùng nặng.
“ Có rất nhiều mủ và thịt hoại tử được nặn ra. Tôi bị sốc nặng“, Praise nhớ lại.
N.hiễm t.rùng vết mổ sau sinh thường do tình trạng n.hiễm t.rùng vì vi khuẩn ở vết khâu gây ra. Triệu chứng thường gặp bao gồm sốt, nhạy cảm với vết thương, đỏ tấy và sưng tại vị trí n.hiễm t.rùng, tiểu đau, dịch tiết mùi khó chịu, c.hảy m.áu, trong đó có nhiều cục m.áu to, đau hoặc sưng chân cũng như đau nghiêm trọng ở bụng dưới.
Các yếu tố nguy cơ bị n.hiễm t.rùng sau sinh mổ bao gồm béo phì, tiểu đường hoặc rối loạn ức chế miễn dịch, viêm màng ối, dùng thuốc steroid trong thời gian dài, từng sinh mổ các lần trước, chăm sóc sau sinh kém, thiếu sự cẩn trọng khi dùng kháng sinh, đau đẻ hoặc thời gian mổ sinh kéo dài và mất m.áu quá nhiều trong quá trình chuyển dạ và sinh con.
Praise đã trải qua cuộc phẫu thuật nhằm ngăn chặn sự tiến triển của n.hiễm t.rùng, đồng thời bảo toàn tính mạng cho cô.
Praise khuyên các bà mẹ hãy nói ra cảm giác của mình ngay khi cảm thấy đau đớn, khó chịu.
Praise cho biết, cô được chẩn đoán bị viêm cân mạc hoại tử (necrotiing fasciitis) hay còn được biết đến với tên gọi bệnh “vi khuẩn ăn t.hịt n.gười”. Praise đã trải qua cuộc phẫu thuật nhằm ngăn chặn sự tiến triển của n.hiễm t.rùng, đồng thời bảo toàn tính mạng cho cô. Mất hai tuần chiến đầu giành giật sự sống, Praise không thể gặp, không được nhìn thấy con trai mình.
Praise chia sẻ về khoảng thời gian phải xa con: “ Tôi rất buồn. Lần đầu tiên trong đời bạn có con lẽ ra phải là khoảng thời gian đẹp nhất. Thế mà bỗng nhiên, mọi thứ thay đổi, quá buồn và đáng sợ“.
Dù vẫn chưa thực sự hồi phục hẳn sau ca mổ nhưng hạnh phúc là Praise đã được gặp lại con mình. Người mẹ trẻ mong muốn câu chuyện mà cô kể sẽ truyền thông điệp cho những người mẹ khác. Praise khuyến khích các bà mẹ, nhất là những người vừa mới sinh xong, hãy nói ra ngay khi cảm thấy đau ốm hoặc cần đến sự trợ giúp:
“ Chỉ đợi thêm một ngày nữa thôi, tôi đã có thể không còn có mặt trên đời nữa. Vi khuẩn đang ăn dần ăn mòn nội tạng của tôi“, Praise nhấn mạnh.
Theo Helino
Quả sa kê, thực phẩm vàng của sức khỏe
Quả sa kê rất giàu dinh dưỡng và có nhiều tác dụng chữa bệnh cũng như làm đẹp. Ở nước ta, cây sa kê được trồng nhiều ở phía Nam.
Sa kê chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe – Ảnh minh họa
Duy trì sức khỏe tim mạch
Sa kê chứa nhiều kali. Dưỡng chất thân thiện với trái tim này giúp giảm áp lực m.áu trong cơ thể và hiệu chỉnh nhịp tim bằng cách giảm bớt những ảnh hưởng của natri. Chất xơ của sa kê có tác dụng giảm cholesterol nhờ ngăn chặn sự hấp thu của cholesterol trong ruột. Hơn thế, sa kê còn giảm lượng cholesterol xấu (LDL) và tăng lượng cholesterol tốt (HDL) trong cơ thể, đồng thời làm giảm lượng triglyceride, đây là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tim mạch.
Ngừa n.hiễm t.rùng
Chất kháng ôxy hóa của sa kê có thể tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại những tác nhân gây n.hiễm t.rùng. Sa kê còn giúp loại trừ các gốc tự do gây hại, dẫn đến lão hóa và các bệnh liên quan đến t.uổi tác, ra khỏi cơ thể.
Ăn sa kê để phòng bệnh – Ảnh minh họa
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Chất xơ của sa kê làm sạch các độc tố trong ruột, hỗ trợ chức năng hoạt động hợp lý của ruột, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tiêu hóa, như ợ nóng, viêm loét dạ dày; giúp loại bỏ các hợp chất độc hại có trong ruột. Ăn sa kê còn bảo vệ màng nhầy của ruột kết bằng cách tránh được các hóa chất gây bệnh ung thư ruột kết.
Phòng bệnh tiểu đường
Hàm lượng chất xơ dồi dào của sa kê có thể ức chế sự hấp thu của glucose từ thực phẩm tiêu thụ, từ đó giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường. Các hợp chất có trong sa kê cần thiết cho tuyến tụy để sản xuất insulin trong cơ thể.
Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Một chén sa kê gồm 60g carbohydrate, đây là nguồn năng lượng chính trong cơ thể. Vì thế, sa kê là món ăn thích hợp cho các vận động viên và những người tập luyện thể hình.
Ngoài ra, các a xít béo omega-3 và omega-6 có nhiều trong sa kê rất cần thiết cho sự phát triển tinh thần và thể chất.
Bổ sung sa kê vào khẩu phần ăn để tăng thêm sức khỏe – Ảnh minh họa
Làm đẹp da và tóc
Chiết xuất sa kê tươi làm giảm tình trạng viêm da, ức chế hoạt động của các enzym gây viêm và ngăn ngừa sự sản xuất quá mức của nitric oxide, từ đó ngăn ngừa tình trạng viêm tấy.
Tàn tro từ lá sa kê rất hữu ích trong chữa trị những bệnh n.hiễm t.rùng da.
Uống nước ép sa kê là cách hiệu quả để làm khỏe và săn chắc da nhờ trẻ hóa bề ngoài của da. Hàm lượng cao vitamin C của sa kê giúp sản sinh collagen, là một protêin giúp da có độ đàn hồi.
Các chất kháng ôxy hóa của sa kê là lá chắn hiệu quả, giúp da chống lại tác hại của ánh nắng gây hại da. Chúng đồng thời kích thích sự phát triển các tế bào da mới, thay cho da bị tổn thương, đem lại vẻ mịn màng cho da.
Sa kê chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho tóc, giúp duy trì sức khỏe của tóc. Vitamin C của sa kê tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp thu các chất khoáng và cung cấp chất dinh dưỡng cho tóc.
Các axít béo của sa kê có tác dụng làm giảm tóc gãy rụng, giảm tiết chất nhờn trên da đầu, ngăn ngừa gàu gây ngứa ngáy. Chúng cũng ức chế tình trạng viêm da đầu và ngừa rụng tóc.
Hàm lượng chất sắt vừa phải có trong sa kê cải thiện tuần hoàn m.áu cho da đầu, kích thích các nang tóc giúp tóc tăng trưởng.
Lưu ý khi ăn sa kê
Nên chọn sa kê có vỏ dày và nhiều gai, có màu xanh sáng, trái còn nguyên vẹn.
Sa kê sau khi mua có thể bảo quản trong tủ lạnh hơn hai tuần lễ. Trong tủ lạnh, màu của vỏ sa kê sẽ đậm hơn.
Chỉ nên dùng lá sa kê sắc uống trong trường hợp phù thũng, bí tiểu hoặc viêm nhiễm, còn bình thường không nên uống thường xuyên, nhất là uống quá nhiều sẽ không có lợi, bởi vì ngoài tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, lá sa kê còn chứa độc tính nhất định.
Ca Dao
Theo motthegioi