“Đừng đặt ống nội khí quản cho em”, “Bao giờ em c.hết?” là những câu nói của bệnh nhân Nguyễn Khắc Bình (36 t.uổi) đã ám ảnh các nhân viên y tế tại Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai tại TP.HCM.
Các y bác sĩ hỏi chuyện bệnh nhân Bình, khi anh chuẩn bị đủ điều kiện trở lại gia đình – Ảnh: THÀNH DƯƠNG
Nam bệnh nhân ở TP.HCM vào Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 thuộc Bệnh viện Bạch Mai hôm 12-8. Dù còn trẻ nhưng bệnh nhân chuyển nặng nhanh. Lúc tỉnh táo hiếm hoi, anh hỏi “Bao giờ em c.hết?”. Câu hỏi ám ảnh bác sĩ.
Đến hôm nay 23-9, đã có hơn 488.000 bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh, nhưng con số ấy không thể nói hết những nỗ lực của các bác sĩ và từng bệnh nhân đã vượt qua cõi c.hết để về với cõi sống.
T.uổi Trẻ Online xin giới thiệu một bệnh nhân như vậy ở TP.HCM, qua câu chuyện của “người trong cuộc” (người viết bài này là nhân viên của Trung tâm hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19).
“Đừng đặt ống nội khí quản cho em”, “Bao giờ em c.hết?” là những câu nói, dòng chữ của bệnh nhân Nguyễn Khắc Bình (36 t.uổi) đã ám ảnh các nhân viên y tế tại Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai tại TP.HCM.
Nhưng sau hơn 1 tháng chiến đấu, giành giật sự sống từ tay tử thần, bệnh nhân Bình đã hồi phục và sắp được trở về cùng người vợ trẻ và gia đình thân yêu.
Bệnh nhân Bình nhập viện ngày 12-8 trong tình trạng suy hô hấp, phải thở máy hỗ trợ HFNC. Nhưng ngay sau đó tình trạng suy hô hấp tiến triển nặng lên nhanh chóng.
Bác sĩ kíp trực tại Hồi sức 2 chia sẻ: Tối đó khi kíp trực đang đi buồng thì phát hiện bệnh nhân Bình bị mất ý thức, dần đi vào hôn mê. Ngay lập tức, các bác sĩ phải bóp bóng hỗ trợ, nhưng lượng oxy chỉ cải thiện hơn một chút.
Trong lúc tỉnh táo hơn, Bình nói: “Anh ơi, anh đừng đặt ống nội khí quản cho em!”, nghe mà đau xót lắm. Có lẽ trong lúc tỉnh, Bình chứng kiến các ca bệnh xung quanh mình t.ử v.ong nên anh cũng xác định tư tưởng và nói như vậy.
Nhưng trước tình hình bệnh nhân diễn biến nặng lên và quyết tâm cứu cho được vì bệnh nhân còn trẻ, các bác sĩ vẫn quyết định đặt ống nội khí quản rồi cho bệnh nhân thở máy.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân diễn biến qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm, có những lúc lượng oxy trong m.áu tụt rất sâu, toan hô hấp nặng và cũng có lúc bị sốc nhiễm khuẩn.
Sau quãng thời gian chiến đấu gần một tháng trời, tình trạng tổn thương phổi của bệnh nhân giảm dần, cắt được vận mạch, kháng sinh.
“Bao giờ em c.hết, nhà em nghèo lắm…”
Khi các t.huốc a.n t.hần của bệnh nhân được chỉ định giảm, chứng kiến xung quanh nỗi ám ảnh nhiều ca bệnh giống mình đã không thể qua khỏi, Bình đã viết những mảnh giấy nhỏ gửi cho bác sĩ điều trị, có đoạn làm các bác sĩ nhớ mãi: “Bao giờ thì em c.hết? Nhà em nghèo lắm, em xin phép không được tiếp tục điều trị nữa”.
Các bác sĩ giải thích với chính sách hiện tại thì ngân sách nhà nước sẽ chi trả hết, Bình không phải đóng bất kỳ chi phí nào. Điều đó giúp Bình an tâm điều trị.
Rồi khi sức khỏe đã ổn định hơn, Bình lại viết những mẩu giấy khác gửi bác sĩ. Khi đó, anh tâm sự khác: “Khi nào em xuất viện, em sẽ mời bác sĩ đi nhậu nhé!”.
Sau gần 1 tháng điều trị tích cực, đến ngày 4-9, Bình được rút ống nội khí quản. Hiện tại bệnh nhân chỉ cần hỗ trợ thở bằng oxy kính. Ngày 18-9, các bác sĩ hội chẩn và đ.ánh giá còn tình trạng xơ phổi, cần thêm thời gian để phục hồi chức năng hô hấp.
Ngày 22-9, sức khỏe của bệnh nhân ổn định, cơ lực đang phục hồi dần nên bệnh nhân được chuyển về tuyến dưới để tiếp tục tập phục hồi chức năng.
Chứng kiến từng ngày diễn biến của bệnh nhân Bình từ lúc phải đặt ống nội khí quản, ThS Hoàng Minh Hoàn – điều dưỡng trưởng Trung tâm hồi sức tích cực – chia sẻ: “Chúng tôi mừng vì bệnh nhân khỏi bệnh đã tăng, có rất nhiều bệnh nhân với thể trạng nặng như thế này được hồi phục và cứu chữa kịp thời”.
“Có lúc bệnh nhân nản chí nhưng các anh chị em điều dưỡng, y bác sĩ cố gắng động viên để Bình ngồi lên, tập phục hồi chức năng. Bình mới cưới vợ nhưng chưa có con, phải cố gắng để cho Bình được trở về với gia đình”, chị Hoàn nói.
Theo dõi diễn biến hằng ngày của Bình tiến triển tốt lên, giảm từng phần trăm oxy trên máy thở, đến lúc có thể rút được ống nội khí quản là cả một sự chuẩn bị rất công phu, tỉ mỉ từ các y bác sĩ, điều dưỡng.
Khi chuẩn bị rút ống nội khí quản, bệnh nhân rất sợ, hốt hoảng và thở rất nhanh. Anh chị em y bác sĩ đều phải đứng bên cạnh động viên.
Giờ thì Bình tâm sự đang rất nhớ vợ và gia đình. Mừng cho bạn ấy.
Suýt c.hết vì uống thuốc dân gian ngừa Covid-19
Sau 2 ngày uống thuốc dân gian ngừa Covid-19, người phụ nữ nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, tím tái, nguy cơ t.ử v.ong cao.
Ngày 21/9, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, TP Cần Thơ, đã cho bệnh nhân N.T.L.T. (53 t.uổi, ở tỉnh Hậu Giang) xuất viện. Bệnh nhân tỉnh táo, sức khỏe đã hồi phục sau một tuần điều trị.
Theo bệnh viện, bà T. nhập viên ngày 14/9, trong tình trạng hôn mê sâu, tím tái, da nổi bông, huyết áp tụt.
Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán trường hợp này n.hiễm t.rùng, nhiễm độc qua đường tiêu hóa do uống thuốc dân gian, biến chứng suy đa cơ quan, tiên lượng rất nặng, nguy cơ t.ử v.ong cao.
Sau một tuần điều trị, sức khỏe bệnh nhân ổn định. Ảnh: B.V.
Bệnh nhân được đặt nội khí quản, chuyển Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc. Tại đây, bà T. được thở máy, dùng vận mạch, kháng sinh và lọc m.áu liên tục. Sau 48 giờ lọc m.áu, các chỉ số xét nghiệm tốt lên, triệu chứng lâm sàng cải thiện rõ rệt.
Sau 3 ngày điều trị, người bệnh tỉnh táo, cai máy thở thành công. Theo bệnh viện, hai ngày trước khi chuyển đến cấp cứu, bệnh nhân được người quen chia sẻ bài thuốc dân gian ngừa Covid-19 gồm hỗn hợp chưng cất các nguyên liệu như nước dừa, đường phèn, gừng, sả và nhiều lá thuốc không rõ loại.
Sau khi uống xong, bà T. có biểu hiện đau bụng, nôn ói, tiêu chảy. Bệnh nhân được đưa đến cơ sở y tế địa phương điều trị với triệu chứng khó thở tăng dần, tri giác lơ mơ, phải chuyển viện cấp cứu.