Để có sức khỏe tối ưu, việc biết được nhu cầu protein hàng ngày là rất quan trọng, nhằm tránh tác dụng phụ tiềm ẩn của sự mất cân bằng.
Dưới đây là những lợi ích của protein, lượng khuyến nghị hàng ngày và hậu quả của việc tiêu thụ quá nhiều.
Để có sức khỏe tối ưu, việc biết được nhu cầu protein hàng ngày là rất quan trọng, nhằm tránh tác dụng phụ tiềm ẩn của sự mất cân bằng. Ảnh: Shutterstock.
Protein là gì và lợi ích sức khỏe của nó?
Protein là một chất dinh dưỡng đa lượng quan trọng, bao gồm các axit amin, là nền tảng cho các chức năng cơ thể khác nhau. Protein tham gia vào phát triển tế bào, mô và cơ quan trong cơ thể chúng ta.
Protein cung cấp cấu trúc, tạo điều kiện giao tiếp giữa các tế bào, vận chuyển các phân tử và xây dựng các tế bào mới. Nó hiện diện trong tóc, da, não, gan, gân của chúng ta.
Protein mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm thúc đẩy cảm giác no, giảm cảm giác thèm đường, hỗ trợ sửa chữa và tăng trưởng cơ bắp cũng như thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Nó hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp duy trì khối lượng cơ bắp và rất cần thiết cho làn da, tóc và móng khỏe mạnh.
Là một trong ba chất dinh dưỡng đa lượng mà cơ thể chúng ta cần để tạo ra năng lượng, protein đặc biệt ở chỗ cơ thể chúng ta không dự trữ nó như với carbohydrate và chất béo. Vì vậy, chúng ta phải đảm bảo tiêu thụ đủ chất đạm thông qua chế độ ăn uống để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Lượng protein khuyến nghị hàng ngày
Theo khuyến nghị của USDA Mỹ, lượng protein hàng ngày như sau:
· Phụ nữ trưởng thành: Khoảng 46 gam protein mỗi ngày
· Đàn ông trưởng thành: Khoảng 56 gram protein mỗi ngày
Tuy nhiên, những khuyến nghị này có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như t.uổi tác, giới tính, mức độ hoạt động và tình trạng sức khỏe tổng thể.
· Phụ nữ mang thai: Cần bổ sung protein để hỗ trợ thai nhi phát triển
· Người lớn t.uổi: Có thể cần nhiều protein hơn để ngăn ngừa mất cơ
· Vận động viên: Yêu cầu tăng lượng protein để sửa chữa và xây dựng các mô cơ
Việc điều chỉnh lượng protein phù hợp với nhu cầu cá nhân có thể giúp tối ưu hóa sức khỏe và hoạt động thể chất, đảm bảo rằng mọi người đều nhận được lượng protein phù hợp với tình trạng cụ thể của mình.
Đặc biệt, nhu cầu protein cho các lối sống khác nhau như sau:
· Người ít vận động: cần khoảng 0,8 gam protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.
· Những người năng động cao: Cần khoảng 1,2 đến 2,0 gam protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.
· Người muốn giảm cân: lượng protein tối thiểu ít nhất 0,36 gam protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể
Tác dụng phụ của việc tiêu thụ không đủ protein
Nếu bạn nạp không đủ lượng protein thì cơ thể bạn sẽ dẫn đến một số vấn đề sức khỏe:
· Mất cơ
· Hệ thống miễn dịch bị suy giảm
· Mất cân bằng nội tiết tố
· Móng tay dễ gãy
· Rụng tóc
· Các vấn đề về da
Thiếu protein cũng có thể dẫn đến tâm trạng kém, khó tập trung và cân nặng dao động không mong muốn.
Rủi ro tiềm ẩn của việc tiêu thụ quá nhiều protein
Trên thực tế, việc tiêu thụ quá nhiều protein có thể làm hỏng các nỗ lực về sức khỏe và thể lực của bạn.
Việc lạm dụng quá nhiều protein cũng có thể dẫn đến lượng chất xơ không đủ và ảnh hưởng đến đường ruột, hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Nam giới cần làm gì để tránh xa phì đại tuyến t.iền liệt?
Tuyến t.iền liệt của nam giới nằm bên dưới bàng quang và phía trước trực tràng. Đây là tuyến sản x.uất t.inh dịch.
Khi nam giới già đi, mức testosterone sụt giảm và những thay đổi ở tế bào t.inh h.oàn có thể làm tuyến t.iền liệt phình to, dẫn đến phì đại tuyến t.iền liệt.
Phì đại tuyến t.iền liệt còn được gọi là tăng sản tuyến t.iền liệt lành tính. Tình trạng này không phải là ung thư. Thế nhưng, bệnh sẽ trở thành vấn đề sức khỏe đáng lo ngại nếu các triệu chứng bắt đầu ảnh hưởng đến chất lượng sống, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).
Các triệu chứng phì đại tuyến t.iền liệt có thể xuất hiện lúc trung niên và trở nên nghiêm trọng khi nam giới già đi. Ảnh PEXELS
Các triệu chứng có thể bắt đầu xuất hiện khi nam giới bước vào t.uổi trung niên, sau đó dần trở nên nghiêm trọng. Những triệu chứng thường gặp của phì đại tuyến t.iền liệt gồm đi tiểu thường xuyên, tiểu nhiều vào ban đêm, khó tiểu, dòng nước tiểu yếu hoặc nhỏ giọt, có cảm giác không thể tống hết nước tiểu trong bàng quang ra ngoài.
Thuốc và phẫu thuật có thể điều trị hiệu quả phì đại tuyến t.iền liệt. Tuy nhiên, phòng bệnh vẫn tốt hơn chữa bệnh. Một điều quan trọng nam giới cần làm để giảm nguy cơ mắc phì đại tuyến t.iền liệt là tránh mắc hội chứng chuyển hóa.
Hội chứng chuyển hóa là các vấn đề sức khỏe do những bất thường về chuyển hóa gây ra, chẳng hạn như như tăng đường huyết, huyết áp cao, cholesterol cao hay béo phì. Những vấn đề này thường xảy ra cùng nhau.
Ngoài ra, với người béo phì, những thay đổi sinh lý nhất định xảy ra trong cơ thể như tăng áp lực trong ổ bụng, thay đổi hoóc môn, tăng hoạt động thần kinh giao cảm, tăng viêm và căng thẳng oxy hóa có thể làm tăng nguy cơ mắc phì đại tuyến t.iền liệt.
Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Frontiers in Endocrinology cho thấy tiểu đường có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng đường tiết niệu phát sinh do phì đại tuyến t.iền liệt. Tình trạng cholesterol cao trong m.áu cũng là yếu tố nguy cơ với phì đại tuyến t.iền liệt.
Để ngăn ngừa bệnh chuyển hoá, mọi người cần thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh hơn. Ăn nhiều rau củ, trái cây, tập thể dục thường xuyên, tránh xa rượu, bia, t.huốc l.á và kiểm soát căng thẳng.
Phì đại tuyến t.iền liệt nếu không được điều trị có thể dẫn đến những biến chứng liên quan đến đường tiết niệu như n.hiễm t.rùng, sỏi bàng quang, tiểu ra m.áu, thậm chí là tổn thương thận do tiểu chảy ngược, theo Medical News Today.