Nấm linh chi có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nâng đỡ và kiến tạo hệ thống miễn dịch của cơ thể. Có thể dùng linh chi dưới dạng bột nghiền mịn pha với nước uống, hoặc cho linh chi thái lát mỏng vào phích nước nóng, để một giờ, sau đó uống dần trong ngày.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại nấm linh chi có tác dụng ổn định huyết áp, tăng cường tuần hoàn m.áu, giảm mệt mỏi, hỗ trợ thần kinh, chống đau đầu và tứ chi, điều hòa k.inh n.guyệt, chống dị ứng, kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư, thúc đẩy hệ tiêu hóa, chống bệnh béo phì, phòng chữa bệnh tiểu đường, bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ…
Theo đông y, nấm linh chi (linh chi) vị đắng tính hàn, lợi về kinh tâm, phế, can, thận, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, ngày dùng 6-12g.
Có thể dùng linh chi dưới dạng bột nghiền mịn pha với nước uống, hoặc cho linh chi thái lát mỏng vào phích nước nóng, để một giờ, sau đó uống dần trong ngày.
Nấm linh chi lấy nước nấu các loại canh thịt hoặc súp dùng làm thức ăn bồi bổ cho người mới ốm dậy và người già yếu.
Linh chi lợi phế hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp, viêm khí phế quản
Lưu ý nấm linh chi là thuốc bổ, nhưng khi dùng nếu thấy khó tiêu, chóng mặt, hay ngứa ngoài da nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Khi sử dụng linh chi tán bột cần uống nhiều nước, không sử dụng trong thời gian dài liên tục.
Theo Thần Nông Bản Thảo có 6 loại linh chi: Linh chi đỏ, linh chi xanh, linh chi vàng, linh chi trắng, linh chi đen, linh chi tím.
Trong 6 loại kể trên thì nấm linh chi đỏ được được chứng minh là tốt cho sức khỏe hơn cả. Phối hợp nấm linh chi với các thảo dược khác như nhân sâm, hồng táo, tam thất, ngân nhĩ, cam thảo trong phòng và chữa bệnh với những bài thuốc như sau :
Thuốc bổ não, ích trí, nhuận phế, trị suy nhược thần kinh, huyết áp thấp: Linh chi 10g và nhân sâm 5g, tán bột mịn trộn đều, ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 3g, chiêu với nước ấm. Người huyết áp cao không nên dùng.
Bổ huyết, dưỡng tâm, an thần, hạ huyết áp, giảm xơ vỡ động mạch: Linh chi 9g, tam thất 6g. Sắc uống.
Trị mất ngủ, suy nhược thần kinh : Linh chi 9g, lá vông 12g, lá sen 12g, lá vông 12g, cúc hoa 10g. Các vị thuốc hãm với nước sôi hoặc sắc uống trong ngày.
Tư âm, nhuận phế, trừ đờm, dùng cho người bị viêm phế quản, suy nhược cơ thể: Linh chi, ngân nhĩ, lượng bằng nhau, tán nhỏ, ngày dùng 10g, hãm với nước sôi 30 phút là dùng được.
Trị rối loạn giấc ngủ, dưỡng nhan, mát gan: Linh chi 6g, hồng táo 4g, cam thảo 2g. Các vị thuốc hãm với nước sôi uống như trà.
Trị viêm khí phế quản, hen suyễn, ho gà: Linh chi 10g, bách hợp 10g, trần bì 8g. Sắc uống trong ngày.
Trị ăn uống kém, mất ngủ, suy nhược thần kinh: Linh chi 10g, tang thầm 10g, long nhãn 10g. Sắc uống trong ngày.
Giải nhiệt cơ thể, nâng cao thể lực, bồi bổ sức khỏe: Nấm linh chi 30g, thái lát, cho vào ấm đun cùng với 500ml nước, đun khoảng 3 phút rồi tắt lửa. Để ngâm như vậy trong vòng 5-10 phút rồi đun nhỏ lửa liu riu khoảng 30 phút, còn 300 ml.
Chắt nước ra. Dùng kéo cắt nhỏ lát linh chi, thêm nước, đun tiếp lấy nước 2 và nước 3: Hòa lẫn 3 nước với nhau và bảo quản trong tủ lạnh.
Chia uống trong ngày, uống lúc đói bụng, có thể thêm mật ong, đường phèn cho dễ uống. Bã linh chi phơi khô đun lấy nước dùng để tắm, rất tốt cho da và tóc.
Trị chứng mất ngủ, hồi hộp, trị chứng phế hư, hen xuyễn, người bị viêm gan, suy nhược cơ thể: Linh chi tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 3g chiêu với nước ấm. Hoặc cho vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút sau đó uống hết cả bã.
Tuy khó uống, vì dược liệu không tan trong nước, nhưng đây là cách dùng tốt nhất theo khuyến cáo của các nhà nghiên cứu.
Những loài thảo dược tốt cho người huyết áp cao
Huyết áp cao là bệnh có tỷ lệ người mắc tăng rất nhanh trong những năm gần đây. Đáng lo ngại hơn, căn bệnh này dẫn tới nhiều biến chứng và là nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong tại Việt Nam hiện nay.
Trong khi với thuốc tây thì luôn có cảnh báo: Tự ý dùng thuốc ổn định huyết áp m.ất m.ạng như chơi, thì xu hướng dùng các loại thảo dược quanh vườn nhà để ổn định huyết áp lại đang là xu hướng được khuyến khích.
Các loại thảo dược dược dưới đây đều phù hợp với cơ địa người Việt và giúp ổn định huyết áp tốt. Tuy nhiên cách chữa này chỉ phù hợp với những bệnh nhân mới bị tăng áp ở mức độ nhẹ. Cần nhiều thời gian thuốc mới phát huy tác dụng nên không được ưu tiên cho người bị tăng huyết áp ở mức cao.
Tỏi và đậu trắng
Trị cao huyết áp bằng tỏi và đậu trắng: Tỏi bóc vỏ, thái thành lát mỏng. Đậu rửa sạch. Cho hai nguyên liệu vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước. Đến khi lượng nước còn khoảng 250 ml thì bắc ra lấy nước. Chia nước làm nhiều phần uống trong ngày, ăn kèm đậu và bỏ bã tỏi. Duy trì cách này trong 1 tháng, tuần đầu dùng thuốc 1 lần và tăng lên 2 lần, 3 lần ở tuần 2 và tuần 3.
Tỏi là một loài thực vật thuộc họ Hành, nghĩa là có họ hàng với hành tây, hành ta, hành tím, tỏi tây,… và cũng được con người sử dụng làmgia vị, thuốc, rau như những loài họ hàng của nó. Tỏi là một trong những cây gia vị dễ trồng, nếu gặp thời tiết thuận lợi sẽ phát triển cực kì nhanh chóng, lợi dụng ưu điểm này, không ít gia đình thành thị đã sử dụng khoảng vườn nhỏ của mình để trồng.
Ngoài tác dụng để phòng tránh cảm cúm, trị mụn trứng cá, phòng chống ung thư. Tỏi được xem là dạng thuốc kháng sinh tự nhiên có tác dụng giảm huyết áp cao hiệu quả như một số loại thuốc chuyên dùng khác.
Theo ước tính của các nhà khoa học, khoảng 600 đến 1500mg chiết xuất từ tỏi giúp mang lại hiệu quả cho giảm huyết áp cao trong 24 tuần.
Bên cạnh đó, chất polysulfides và các phân tử lưu huỳnh có tác dụng làm giãn cơ trơn, kích thích sản xuất xác tế bào nội mạc và giãn mạch m.áu từ đó kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Đậu trắng Tên gọi khác: Bạch tiểu đậu, Đậu biển, Bạch đậu, Nam biển đậu, Nga mi đậu, Biển đậu hoa…Tên khoa học: Dolichos Lablab Lin. Thuộc họ: Đậu (Fabaceae). Loại đậu này không chỉ được dùng để chế biến món ăn giải nhiệt mà còn là vị thuốc chữa ăn uống kém, suy nhược cơ thể, chống nôn, điều hòa các tạng, giải độc, thuốc bổ tỳ vị…
Cây xạ đen: Dùng cây xạ đen khô hãm nước sôi uống hàng ngày.
Xạ đen thuộc loại cây dây leo thân gỗ, nhánh cây buông ra leo bám dài, mọc thành búi, dễ trồng. Thân cây dạng dây dài 3-10m. Cành tròn, lúc non có màu xám nhạt, không có lông, sau chuyển sang màu nâu, có lông, về sau có màu xanh.
Phiến lá hình bầu dục xoay ngược, thường có 7 cặp gân phụ, bìa có răng thấp, mặt lá không có lông, lá không rụng theo mùa, cuống lá dài 5 – 7mm. Chùm hoa ở ngọn hay ở nách lá, dài 5 – 10cm. Cuống hoa 2 – 4mm. Hoa mẫu 5. Cánh hoa trắng, Hoa cái có bầu 3 ô. Quả nang hình trứng, dài cỡ 1cm, nổ thành 3 mảnh. Hạt có áo hạt màu hồng. Ra hoa tháng 3 – 5; Ra quả tháng 8 – 12.
Theo Đông y, cây xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, ung thư, tiêu viêm, giải độc, những người mắc huyết áp cao, giảm tiết dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Rễ nhàu: Chuẩn bị 30 – 40g rễ nhàu sắc uống mỗi ngày thay nước. Áp dụng cách này liên tục 2 – 3 tháng.
Nhàu thuộc họ Cà phê, có tên khoa học là Morinda citrifolia, thường mọc ở vùng nhiệt đới và ôn đới. ỞViệt Nam, nhàu mọc nhiều ở những vùng ẩm thấp dọc theo bờ sông bờ suối, ao hồ hoặc mương rạch ở khắp các tỉnh miền một số tỉnh miền Trung.
Lá xương sông: Dùng 100g lá xương sông già rửa sạch rồi đun sôi khoảng 5 phút. Mỗi ngày uống nước lá xương sông thay trà giúp cân bằng huyết áp tốt hơn.
Xương sông: tên gọi khác: Rau húng ăn gỏi, hoạt lộc thảo, xang sông,… Tên khoa học: Blumea lanceolaria; họ: Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae).
Cây xương sông là thực vật thân thảo, sống khoảng 2 năm, chiều cao từ 0.6 – 2m. Thân cây mọc thẳng, có rãnh chạy dọc thân. Lá có hình trứng thuôn dài, hai đầu nhọn, mép có răng cưa, gân nổi rõ trên phiến, lá trên có kích thước nhỏ hơn lá dưới gốc. Hoa mọc thành cụm, ở nách lá, màu vàng nhạt. Quả bế hình trụ, có 5 cạnh. Cây ra hoa vào tháng 1 – 2 và sai quả vào tháng 4 – 5 hằng năm.
Cây mọc hoang ở ven rừng hoặc ven vệ đường, có nguồn gốc từ Ấn Độ và Malaysia. Ở nước ta, xương sông được trồng nhiều để làm rau gia vị và làm thuốc.