Trước đây các nhà khoa học không xem hiện tượng nấm xuất hiện trong cơ thể người là mối nguy hiểm như vi khuẩn. Nhưng một nghiên cứu mới đây cho thấy, nấm sinh ra từ ruột có liên quan đến bệnh ung thư tuyến tụy.
Nhiễm nấm ở ruột dẫn đến nguy cơ cao gây bệnh ung thư – Ảnh: minh họa
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra một số loài nấm có thể xâm nhập từ ruột vào ống tụy (có vai trò vận chuyển dịch tiêu hóa từ tuyến tụy đến ruột).
“Các nghiên cứu trước đây của chúng tôi chỉ ra rằng vi khuẩn đi từ ruột đến tuyến tụy”, tác giả nghiên cứu đồng cấp cao, tiến sĩ kiêm bác sĩ y khoa George Miller, Trường đại học New York nói: ”Đây là nghiên cứu mới đầu tiên xác nhận nấm cũng đi theo đường đó đến tuyến tụy. Hơn nữa, sự thay đổi về kích thước của quần thể nấm thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển khối u trong tuyến tụy”.
Tuyến tụy và bệnh ung thư
Tuyến tụy là một cơ quan lớn, mỏng nằm phía sau dạ dày và sâu bên trong bụng. Nó tiết ra chất dịch tiêu hóa thức ăn và giúp kiểm soát lượng đường trong m.áu. Do nằm sâu bên trong bụng nên ung thư tuyến tụy rất khó phát hiện ở các thời kỳ đầu. Vì vậy, các trường hợp phát hiện đều diễn ra muộn màng, đa phần vào lúc tế bào ung thư đã phát triển, khiến căn bệnh trở nên khó điều trị.
Theo ước tính của viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, nước Mỹ có 56.770 người ung thư tuyến tụy với con số t.ử v.ong là 45.750 người, ứng với 3,2% trường hợp ung thư mới phát hiện và 7,5% trường hợp t.ử v.ong do ung thư. So với năm 2009-2015, chỉ có 9,3% người mắc ung thư tuyến tụy sống sót được trong 5 năm hoặc hơn thông qua chẩn đoán của họ.
Mối liên quan giữa tuyến tụy và bệnh ung thư – Ảnh: minh họa
Theo dõi đường đi của nấm từ ruột
Bằng việc áp dụng nhiều phương pháp và dụng cụ theo dõi khác nhau, tiến sĩ Miller và cộng sự đã quan sát sự biến đổi của quần thể nấm trong quá trình nghiên cứu. Phát hiện đáng chú ý nhất là sự gia tăng đáng kể của loài nấm thuộc giống Malassezia ở các mô ung thư. “Các nghiên cứu gần đây chỉ ra nấm Malassezia gây ung thư da và đại trực tràng. Hơn nữa, giống nấm này xuất hiện rất nhiều ở các khối u tụy”, tác giả nghiên cứu đồng cấp cao, tiến sĩ, giáo sư Deepak Saxena, Trường cao đẳng Nha khoa, New York.
Khi dùng loại thuốc kháng nấm mạnh (có tên là amphotericin B) để điều trị cho chuột bị ung thư tuyến tụy, nhóm nghiên cứu nhận thấy trọng lượng khối u giảm 20%. Quá trình điều trị cũng làm giảm chứng loạn sản ống dẫn, giai đoạn đầu của ung thư tuyến tụy, từ 20-30%. Việc điều trị bằng thuốc kháng nấm cũng tăng 15-25% khả năng chống ung thư của thuốc gemcitabine, một loại thuốc hóa trị.
Hãy phòng vệ cho tuyến tụy của bạn
Nấm Malassezia kích thích cơ chế miễn dịch
Các thí nghiệm tiếp theo cho thấy ung thư tuyến tụy phát triển nhanh hơn 20% khi trong tuyến tụy chỉ chứa một loại nấm Malassezia. Khi các giống nấm bình thường khác hiện diện chung với giống Malassezia, bệnh ung thư không phát triển nhanh như vậy. Dựa trên những kết quả này và một số khác, các nhà nghiên cứu cho rằng Malassezia làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy bằng cách kích hoạt “chuỗi nối tiếp bổ sung” – một dạng cơ chế miễn dịch.
Chuỗi nối tiếp bổ sung này là một phần của hệ miễn dịch, có tác dụng chống lại quá trình nhiễm khuẩn. Sau khi bệnh n.hiễm t.rùng được loại bỏ và cơ thể đi vào giai đoạn phục hồi, chuỗi nối tiếp bổ sung còn có thể thúc đẩy tăng trưởng tế bào. Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra bằng việc kết hợp chuỗi nối tiếp bổ sung với các gen hỏng, nó có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của các mô chống lại tế bào ung thư.
Thùy Như
Theo motthegioi
Đau bụng đi ngoài thường xuyên là dấu hiệu của bệnh gì?
Đau bụng đi ngoài trên 3 lần/ngày, tình trạng phân sống… có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về đường tiêu hóa. Cùng tìm hiểu chi tiết xem bạn đang mắc bệnh gì?
Đau bụng đi ngoài là dấu hiệu của bệnh gì?
Các nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng đi ngoài thường xuyên
Hiện tượng đau bụng đi ngoài nhiều lần là khi người bệnh đi ngoài quá 3 lần/ngày kèm theo đau bụng quằn quại. Tình trạng phân lúc này sẽ lỏng hoặc không thành khuôn, phân sống. Đồng thời người bệnh sẽ mót đi ngoài và đi xong lại muốn đi tiếp, khiến cho cơ thể suy kiệt, mất nước… Đây có thể là một trong những cảnh báo cho thấy đường tiêu hóa của bạn không khỏe mạnh, hoặc là dấu hiệu của một số bệnh lý cụ thể như:
1. Rối loạn vi khuẩn đường ruột
Rối loạn vi khuẩn đường ruột hay còn gọi là loạn khuẩn đường ruột xảy ra khi tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn trong ruột bị mất cân bằng. Tỷ lệ lợi khuẩn giảm xuống, hại khuẩn tăng lên gây ra tình trạng đi ngoài phân lỏng, phân sống, có thể lẫn chất nhầy hoặc một ít m.áu, đôi lúc kèm theo cảm giác đau bụng. Loạn khuẩn đường ruột nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải, kiệt sức, suy dinh dưỡng.
Loạn khuẩn đường ruột là nguyên nhân thường gặp gây đau bụng đi ngoài thường xuyên
2. Viêm đại tràng co thắt hay hội chứng ruột kích thích
Đại tràng co thắt gây đi ngoài từ 2-3 lần vào buổi sáng, có người còn bị đi ngoài vào buổi trưa hoặc tối thêm 1-2 lần nữa, cảm giác muốn đi nhưng không đi được, hoặc đi ngoài không hết phân. Đây là một rối loạn chức năng của đại tràng, rối loạn tín hiệu dẫn truyền giữa não và ruột, đại tràng tăng tính nhạy cảm với các tác nhân kích thích, do đó tình trạng đau bụng đi ngoài khá bất thường.
Bệnh do thần kinh chi phối, do đó stress căng thẳng không phải là nguyên nhân gây bệnh nhưng có thể làm kịch phát triệu chứng bệnh. Đại tràng co thắt khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi, chán nản, điều này vô tình làm các triệu chứng bệnh nặng thêm, bệnh nặng thêm lại càng stress – đây là một vòng luẩn quẩn mà không phải bệnh nhân nào cũng biết.
Bệnh không có “viêm” do đó không gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa khác như trĩ, viêm đại tràng…
Viêm đại tràng co thắt không nguy hiểm nhưng gây đi ngoài nhiều lần rất bất tiện
3. Viêm đại tràng mạn tính
Viêm đại tràng mạn tính thường gây đi ngoài 2 lần vào buổi sáng, sáng dậy đi ngoài, ăn sáng xong lại đi ngoài tiếp, ăn uống đồ ăn kích ứng thường gây cảm giác phải đi ngoài hết thức ăn thì bụng mới hết đau. Tình trạng này sẽ kèm theo hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, liên tục muốn đi ngoài…
Nguyên nhân là do niêm mạc đại tràng bị tổn thương (xung huyết hoặc teo đét hoặc kết hợp cả xung huyết và teo đét niêm mạc) gây ra chứng bệnh. Bệnh diễn biến kéo dài thì càng làm vết viêm tổn thương càng sâu, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như giãn đại tràng cấp tính, xuất huyết tiêu hóa, thủng đại tràng, ung thư đại tràng. Các nghiên cứu cho thấy viêm đại tràng mạn tính làm tăng 30% nguy cơ dẫn đến ung thư.
Hình ảnh mô phỏng niêm mạc ruột bị tổn thương do viêm loét đại tràng
Các biến chứng ung thư nguy hiểm có thể gặp
Đau bụng đi ngoài nhiều lần nếu không sớm tìm ra nguyên nhân để điều trị, rất có thể sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, như ung thư. Bên cạnh đó, một số bệnh ung thư cũng có dấu hiệu nhận biết là đau bụng đi ngoài thường xuyên.
1. Đau bụng đi ngoài kéo dài có thể là ung thư tuyến tụy
Người bệnh luôn trong trạng thái dịch tụy phân giải không đủ dẫn đến tiêu chảy nhiều lần, đau bụng, đau vùng eo và lưng, khó tiêu, sụt cân không rõ nguyên nhân.
2. Ung thư gan gây đau bụng và đi ngoài
Ung thư gan nguyên phát gây nên tình trạng rối loạn chức năng tiêu hóa. Người bệnh sẽ có dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi, khó chịu và đau bụng…
3. Đau bụng, tiêu chảy kèm buồn nôn là dấu hiệu ung thư dạ dày
Đây là căn bệnh dễ bị nhầm lẫn bởi các triệu chứng giống với viêm dạ dày, viêm ruột. Cụ thể, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng tiêu chảy và đau thượng vị kéo dài, ăn không ngon, nôn và buồn nôn, cảm giác khó chịu nóng rát tại dạ dày, đi ngoài phân màu đen…
4. Ung thư đại tràng gây đau bụng, đi ngoài tăng lên
Tình trạng đau bụng, số lần đi ngoài tăng lên, đôi lúc kèm táo bón đan xen nhau, hình thức phân không bình thường, trong phân có m.áu, mủ nhầy… là dấu hiệu của ung thư đại trực tràng.
Hình ảnh mô phỏng các giai đoạn ung thư đại tràng
Như vậy, tình trạng đau bụng đi ngoài nhiều lần tưởng chừng đơn giản nhưng lại là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Người bệnh tuyệt đối không thể lơ là. Nếu đau bụng đi ngoài nhiều lần trong nhiều ngày, cần tới các bệnh viện uy tín để thăm khám, xét nghiệm để bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân chính xác và có biện pháp điều trị triệt để.
Thuốc Đông y thế hệ 2 hiệu quả vượt trội trong việc điều trị viêm đại tràng, viêm ruột cấp – mãn tính
Đông y từ lâu đã được dùng để điều trị viêm đại tràng và có hiệu quả đặc hiệu trong việc điều trị viêm đại tràng mãn tính. Tuy có tác dụng chậm hơn thuốc Tây nhưng thuốc Đông y lại an toàn, tác động đến cả nguyên nhân, giúp bệnh ít hoặc không tái phát. Nhờ vậy, việc điều trị sẽ đạt hiệu quả cao, dù có ngưng sử dụng thì vẫn còn có tác dụng trong một thời gian. Tuy nhiên, nếu chỉ sản xuất thuốc Đông y theo sách thì ai cũng làm được và khó mà có hiệu quả vượt trội. Tuy hiếm, nhưng cũng có một số bài thuốc gia truyền hiệu quả thực sự. Bài thuốc trị viêm đại tràng bí truyền là một ví dụ. Hiện bài thuốc này đã được chuyển giao cho Công ty Nhất Nhất sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP-WHO, tạo nên bài thuốc Đông y thế hệ 2 hiệu quả vượt trội.
Kinh nghiệm sử dụng thuốc đại tràng Đông y thế hệ 2:
Với triệu chứng nhẹ, trung bình bạn dùng liều 2 viên/ngày. Với triệu chứng nặng bạn có thể dùng liều cao 4 viên/ngày. Với bệnh mãn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
Tuy rất hiệu quả nhưng sản phẩm này chỉ có tác dụng với trên 90% người dùng. Thường thì tác dụng phải rõ rệt sau 10-20 ngày dùng, do vậy nếu sau 30 ngày mà tác dụng vẫn chưa rõ rệt thì sản phẩm không hợp với bạn, bạn hãy ngưng dùng để khỏi lãng phí.
Bạn nên dùng thêm thuốc hoạt huyết Đông y thế hệ 2 tăng cường lưu thông m.áu, dẫn thuốc để gia tăng hiệu quả của thuốc đại tràng.
Hải Nguyên
Theo Đời sống Plus/GĐVN