Người nhiễm nCoV bị suy hô hấp cấp tính, nếu nằm sấp sẽ giảm áp lực lên phổi và giúp oxy đi vào cơ thể dễ dàng hơn.
Hơn một năm rưỡi Covid-19 càn quét khắp thế giới, y bác sĩ và các nhà khoa học đúc kết được nhiều cách điều trị khác nhau, từ dùng thuốc steroid, kháng virus đến liệu pháp huyết tương. Trong đó một kỹ thuật hiệu quả và không tốn kém, là lật sấp bệnh nhân để giảm áp lực lên phổi.
Theo New York Times , đây được gọi là kỹ thuật proning, giúp cải thiện nhịp thở của người suy hô hấp. Nằm sấp giúp mở các đường dẫn khí trong phổi đã bị nén bởi dịch lỏng – tình trạng do nCoV gây ra.
Tư vấn trực tuyến trên VnExpress sáng 24/7, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện phổi Trung ương, cũng cho biết nằm nghiêng và nằm sấp khi mắc Covid-19 giúp bệnh nhân đỡ khó thở.
“Cơ chế của nó là sự thay đổi huyết động trong các hệ thống mạch m.áu phổi. Khi nằm sấp, hệ thống thông khí tốt hơn, huy động được phế nang ở sau lưng nhiều hơn”, ông Nhung nói.
Cách này có thể áp dụng cho F0 nhẹ đang ở nhà. Tuy nhiên, ông Nhung khuyến cáo các trường hợp khó thở đến nỗi phải thay đổi tư thế dứt khoát cần đưa vào bệnh viện, không thể tự điều trị tại nhà.
“Chỉ riêng động tác nằm sấp không đủ để cứu mạng chúng ta. Chúng ta cần báo cáo khi có biến chứng trở nặng. Khi nhịp thở trên 24 lần một phút, nếu đo bão hòa oxy dưới 94%, cảm thấy mệt và rất khó thở, tức ngực, cần báo ngay hệ thống y tế để được nhập viện”, ông nói.
Theo tiến sĩ Michelle Ng Gong, trưởng bộ phận hồi sức tích cực (ICU), Đại học Y Albert Einstein và Hệ thống Y tế Montefiore tại Mỹ, khi bệnh nhân nằm ngửa, tim ở trên đỉnh phổi và tạo sức ép lên nó.
“Khung xương không thể hoạt động bình thường vì đang đè lên giường”, bà nói. Nếu cho người mắc Covid-19 nằm sấp, phần sau của phổi mở ra, cho phép phế nang hoạt động dễ dàng hơn.
Ngoài ra, phần lớn phổi nằm ở phía sau cơ thể người. Vì vậy, khi bệnh nhân nằm úp sấp, áp lực lên phổi sẽ giảm thiểu.
Hình minh hoạ khi nằm sấp, phổi ở phía trên tim, khi nằm ngửa, tim đè lên phổi và tạo áp lực. Ảnh: NY Times
Trước đại dịch, kỹ thuật proning được sử dụng cho những người phải thở máy, song không thường xuyên như hiện nay, phần vì việc lật úp bệnh nhân tốn khá nhiều công sức. Năm 2013, các chuyên gia Pháp công bố một nghiên cứu trên Tạp chí Y học New England, cho thấy người bệnh suy hô hấp cấp tính (ARDS) và phải thở máy có tỷ lệ t.ử v.ong thấp hơn nếu được đặt nằm sấp. Kể từ đó, tùy theo mức độ triệu chứng, các bác sĩ Mỹ bắt đầu lật úp bệnh nhân có dấu hiệu suy hô hấp.
Các nghiên cứu sau này cũng cho thấy kết quả tương tự. Tuy nhiên trước đại dịch, kỹ thuật lật sấp chỉ được sử dụng cho khoảng 15% bệnh nhân ARDS phải đặt nội khí quản.
Trong dịch Covid-19, nhiều bệnh viện không chỉ áp dụng phương pháp trên với người được đặt nội khí quản, mà cả bệnh nhân đang khó thở nghiêm trọng. Tại ICU, bác sĩ yêu cầu lật sấp bệnh nhân để họ không cần sử dụng máy thở. Tại phòng cấp cứu và những khu điều trị thông thường, bác sĩ thử kỹ thuật proning cho người có triệu chứng không nghiêm trọng. Trên lý thuyết, điều này giúp họ hồi phục nhanh hơn.
Tiến sĩ Corey Hardin, khoa phổi Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, Mỹ, cho biết: “Nhiều bằng chứng cho thấy proning thực sự làm giảm tỷ lệ t.ử v.ong”.
Ở nhiều bệnh nhân suy hô hấp cấp, chỉ một lượng nhỏ phế nang bị xẹp xuống. Do đó, nếu đặt nội khí quản quá sớm, áp suất trong máy thở có thể làm phồng những phế nang chưa xẹp.
Tại Bệnh viện Massachusetts, khoảng một phần ba số bệnh nhân Covid-19 thở máy được điều trị bằng cách thức này, thường là các ca nặng nhất. Đối với những người có triệu chứng nhẹ hơn, nằm bên ngoài ICU, đội ngũ bác sĩ cũng khuyến khích tự nằm sấp. Tuy nhiên thời gian rút ngắn xuống còn 4 giờ một ngày, bởi lật úp suốt 16 tiếng mà không sử dụng t.huốc a.n t.hần là điều khó khăn.
Bác sĩ kiểm tra một bệnh nhân Covid-19 được lật sấp tại Trung tâm Y tế Đại học Rush, tháng 5/2020. Ảnh: NY Times
Song các chuyên gia khuyến cáo vẫn cần thận trọng khi lật úp bệnh nhân. Tiến sĩ Gong cho biết: “Một số bệnh nhân có lượng oxy m.áu rất thấp. Hành động đơn giản là xoay họ sang một bên, chưa nói đến lật úp, cũng khiến mức oxy giảm xuống”. Bà cũng ví kỹ thuật này như “một cuộc chiến”.
“Bạn cần xoay chuyển cơ thể họ sao cho không làm bung ống khí, không có thứ gì vô tình rơi ra, không làm bệnh nhân ngừng tim. Điều này cần sự phối hợp của cả nhóm”, bà nói.
Tại Mỹ, nhằm hạn chế tiếp xúc, bệnh viện bố trí nhóm bác sĩ nhỏ hơn để lật úp sấp bệnh nhân. Bệnh nhân phải nằm ngửa định kỳ, vì tư thế này vẫn thuận tiện hơn cho công tác điều dưỡng.
4 tư thế sử dụng điện thoại đang âm thầm “bẻ gãy” cột sống của bạn, đáng lo là nhiều người vẫn làm hàng ngày
Ngày nay, điện thoại trở thành vật bất ly thân đối với nhiều người. Tuy nhiên, việc sử dụng nó trong tư thế “vặn vẹo” đang khiến cột sống của bạn dần bị bẻ gập, hỏng hóc theo thời gian.
Không ít lần bạn phải đau đầu do vai, cổ, lưng bị căng cứng, nhức mỏi khó chịu, điều này thường xuất phát từ những tư thế không đúng trong sinh hoạt của chúng ta, gây tổn thương đến hệ cơ xương khớp, thậm chí là hệ thần kinh. Việc điều chỉnh và chú ý những tư thế nguy hiểm này có thể giúp bạn tránh được nhiều nguy cơ phải đối mặt với các căn bệnh nguy hiểm.
Dưới đây, TS. BS Zheng Chunyu, Giám đốc điều hành, bác sĩ điều trị tại Phòng khám Thần kinh Cheng (Trung Quốc) sẽ chỉ ra 4 tư thế sử dụng điện thoại cực xấu, nếu duy trì trong thời gian dài có thể “bẻ gãy” cột sống của bạn, đáng lo là rất nhiều người vẫn làm chúng hàng ngày.
1. Ngồi trên ghế sofa
” Tôi tin rằng hầu hết mọi người sẽ nằm nhoài người khi gặp một chiếc ghế sofa mềm mại. Lúc này, phần lớn lưng dưới của bạn bị treo lơ lửng, và cổ của bạn cũng bị ép, gập hướng về phía trước quá mức, đầu và cổ sẽ rất căng cứng. Nằm lâu trong tư thế này có thể gây ra tình trạng đau lưng, đau cổ nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến thoái hóa, thoát vị đĩa đệm “, bác sĩ Zheng cho biết.
Do đó, ông khuyến cáo mọi người thay vì sử dụng điện thoại với tư thế đó trên ghế sofa, hãy ngồi thẳng lưng và kê một chiếc gối hoặc đệm ở vùng sau bụng (eo), 2 chân đặt vững trên ghế và khoanh chân lại.
2. Ngồi trên ghế thường/ngồi trên tàu, xe
Khi chúng ta đi tàu, xe hoặc đơn giản chỉ là ngồi trên chiếc ghế thông thường, tư thế ngồi quen thuộc sẽ là ngồi vắt chéo chân và đầu cúi xuống để bấm điện thoại. Tuy nhiên, ở tư thế này sẽ khiến cột sống của bạn bị nghiêng vẹp, xương chậu cũng lệch hẳn sang 1 bên gây ra cơn đau từ thắt lưng kéo dài xuống phía sau mông và đùi.
Tư thế ngồi đúng trên ghế thường hoặc trên tàu, xe là giữ 2 chân ngang bằng hông, ngồi ngay ngắn, nhớ hóp bụng dưới để vị trí xương chậu của cơ thể được ổn định một cách tự nhiên. Điện thoại đặt ngang tầm mắt, tránh đặt quá thấp.
3. Ngồi khoanh chân trên giường hoặc mặt sàn
Ở tư thế ngồi này, việc bạn “uốn cong cột sống thắt lưng về phía trước quá mức” và khung chậu nghiêng về phía sau sẽ gây áp lực quá lớn lên đĩa đệm cột sống thắt lưng, tất nhiên sẽ trở thành thủ phạm gây thoát vị đĩa đệm và chèn ép dây thần kinh theo thời gian.
Ngoài ra, ngồi khoanh chân dễ khiến dây chằng quanh đầu gối bị co kéo quá mức, nhiều khả năng tiến triển thành viêm và đau khớp gối. Do đó, tốt nhất bạn không nên ngồi bấm điện thoại ở tư thế này.
4. Nằm sấp
Do vai và cẳng tay phải nâng đỡ sức nặng của cơ thể nên tư thế này dễ gây đau nhức vùng đầu, cổ, vai, lưng. Ngả lưng quá mức cũng có thể gây chèn ép dây thần kinh do bệnh lý cột sống cổ.
Hơn nữa, do khuỷu tay bị chèn ép trong thời gian dài thường gây chèn ép vào dây thần kinh ngoại biên gây tê tay. Vì vậy, đây cũng là tư thế sử dụng điện thoại bạn không nên sử dụng.
Nguồn và ảnh: ilong-termcare.com