Nan giải tình trạng lạm dụng kháng sinh

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Tại Việt Nam, các thống kê cho thấy lượng kháng sinh được nhập khẩu và sản xuất trong nước có chiều hướng tăng hàng năm.

Tại Hội thảo khoa học “Thách thức mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm” diễn ra cuối tuần qua tại TPHCM, một lần nữa vấn đề kháng kháng sinh lại được đặt ra.

Hầu hết các bệnh viện phải sử dụng kháng sinh thế hệ mới trong điều trị cho người bệnh do tình trạng kháng kháng sinh ngày càng gia tăng.

Nhiều vi khuẩn kháng trên 90% các loại thuốc kháng sinh

Hội thảo thu hút hơn 200 đại biểu đến từ các bệnh viện trên địa bàn TPHCM và các tỉnh, thành khu vực phía Nam. Tại Hội thảo, nhiều công trình nghiên cứu khoa học, cập nhật kiến thức về bệnh truyền nhiễm được báo cáo nhằm nâng cao chất lượng trong chẩn đoán, điều trị các bệnh lý truyền nhiễm hiện nay.

Theo TS Nguyễn Văn Vĩnh Châu- Chủ tịch Hội Truyền nhiễm TPHCM, “với tỷ lệ đề kháng kháng sinh ngày càng cao như hiện nay đã gây ra nhiều thách thức lớn trong công tác điều trị bệnh truyền nhiễm bởi có nhiều loại vi khuẩn đã đề kháng trên 90% kháng sinh, chỉ còn nhạy cảm với Colistin”.

Một nghiên cứu của nhóm bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM cho thấy, từ năm 2016-2018, có 5 loại vi khuẩn thường gặp nhất và có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất là A.baumannii, E.coli, S.aureus, K.pneumoniae, P.aeruginosa. Trong các loại vi khuẩn có vi khuẩn A.baumannii kháng hầu hết các loại kháng sinh, kháng luôn cả kháng sinh họ Carbapenem (họ kháng sinh có phổ tác dụng lớn nhất và được ưu tiên sử dụng điều trị các nhiễm khuẩn nặng) và chỉ còn nhạy cảm với Colistin.

Các vi khuẩn khác như K.pneumoniae đề kháng carbapenem trên 30%. Các trực khuẩn gram âm B.pseudomallei, A.eromonas sp., V.vulnificus tuy xuất hiện với tỷ lệ thấp và tỷ lệ đề kháng kháng sinh còn thấp nhưng gây nhiễm khuẩn huyết và viêm mô tế bào nghiêm trọng.

Nguyên nhân của tình trạng kháng kháng sinh được các bác sĩ chỉ ra là do thói quen tự mua thuốc khi mắc bệnh của không ít người dân. Có tới 91% phụ nữ nông thôn và 88% phụ nữ ở thành thị thừa nhận thường xuyên mua thuốc kháng sinh ở các tiệm thuốc tây để điều trị cho con.

50% kháng sinh sử dụng trong bệnh viện không hợp lý

Góp phần vào nguyên nhân kháng kháng sinh còn có tình trạng lạm dụng chỉ định kháng sinh không cần thiết của một số bác sĩ. Ví dụ, bệnh nhân không bị bệnh lý nhiễm khuẩn nhưng lại được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh, hoặc chỉ định sử dụng kháng sinh không thích hợp như chọn kháng sinh khởi đầu không phù hợp, chọn sai liều dùng, sai đường dùng…

Bên cạnh đó, cơ sở y tế cũng là tác nhân gây nên tình trạng kháng kháng sinh khi thực tế nhiều cơ sở không thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm vi sinh trước và trong quá trình điều trị kháng sinh; không tổng kết, thu thập, báo cáo thông tin khi điều trị thất bại; không thực hiện chế độ kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện…

Thời gian qua, tại một số bệnh viện tuyến cuối tại TPHCM như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhân dân Gia Định… đã xây dựng chương trình quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện nhằm giúp các bác sĩ lâm sàng lựa chọn kháng sinh điều trị có hiệu quả hơn, tuy nhiên tỷ lệ gia tăng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn vẫn có khuynh hướng tiếp tục gia tăng, tỷ lệ xuống thang kháng sinh hợp lý còn chưa được cải thiện đáng kể…

Tuy nhiên, một con số thống kê được nêu ra khiến nhiều người lo ngại, đó là có tới hơn 50% kháng sinh sử dụng trong các bệnh viện hiện nay không hợp lý. “Có nhiều trường hợp sử dụng kháng sinh không cần thiết trên bệnh nhân không bị nhiễm khuẩn, chỉ nghi nghi là dùng hoặc dùng theo kiểu dự phòng. Kế đến là sử dụng kháng sinh không thích hợp khi bác sĩ chọn sai yếu tố, sai liều và sai thời điểm. Đặc biệt việc sai này thường xảy ra ở khối ngoại khoa”- bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Chợ Rẫy) khuyến cáo.

Theo bác sĩ Hùng, thực trạng kháng kháng sinh hiện nay đang là vấn đề bức bách của toàn cầu. Việc này kéo theo hàng loạt nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm, nhiễm khuẩn trong bệnh viện, chi phí điều trị và tỉ lệ t.ử v.ong của người bệnh.

Việt Dũng

Theo daidoanket

Kỹ thuật mới giúp người bệnh hẹp van động mạch chủ nặng hồi phục nhanh

Kỹ thuật thay van động mạch chủ qua da được dùng để điều trị các trường hợp hẹp van động mạch chủ nặng.

Kỹ thuật này giúp người giảm thiểu đau đớn, các biến chứng trong và hậu phẫu so với phẫu thuật mổ hở, thời gian phục hồi nhanh, cũng như không để lại sẹo mổ như trước đây.

Ngày 14/10, Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đã được trao chứng nhận Trung tâm độc lập thực hiện thủ thuật thay van động mạch chủ qua da. Đây là trung tâm thứ hai tại Việt Nam nhận chứng nhận này, đ.ánh dấu bước phát triển của bệnh viện trong việc ứng dụng thường quy kỹ thuật thay van tim hiện đại nhất thế giới.

Thủ thuật thay van động mạch chủ qua da được Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM triển khai từ cuối năm 2015 với sự chuyển giao kỹ thuật từ các trung tâm có nhiều kinh nghiệm và các chuyên gia trên thế giới. Một trong những bệnh nhân đầu tiên được áp dụng kỹ thuật này là bà Lê Thị K. (78 t.uổi, ngụ tỉnh Gia Lai). Theo đó, tim của bệnh nhân có tình trạng hẹp khít van động mạch chủ do vôi hóa, van động mạch chủ chỉ có 2 mảnh (van tim bình thường có 3 mảnh).

Các bác sĩ chỉ định mổ để thay van tim cách đây nhiều năm nhưng do sức khỏe yếu nên gia đình chưa quyết định mổ cho bệnh nhân. Sau đó, bệnh nhân được thay van động mạch chủ qua da thành công, sức khỏe hồi phục tốt và được xuất viện.

Từ ca thay van động mạch chủ qua da đầu tiên, đến nay, đã có 15 trường hợp hẹp van động mạch chủ nặng được ê kíp y, bác sĩ bệnh viện cứu chữa thành công nhờ kỹ thuật này.

Ê-kíp y, bác sĩ thực hiện ỹ thuật thay van động mạch chủ qua da cho bệnh nhân

PGS.TS.BS Nguyễn Hoàng Định, Phó Giám đốc Trung tâm tim mạch, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, với người từ 60 t.uổi trở lên, van tim sẽ bắt đầu bị thoái hóa. Các van tim dễ bị tổn thương và gây ra tình trạng hẹp van hoặc hở van. Khi van động mạch chủ bị hẹp, người bệnh thường có triệu chứng mệt, khó thở, có khi đau ngực, ngất. Nếu người bệnh không điều trị thì tỷ lệ t.ử v.ong sau 2-3 năm rất cao.

Theo bác sĩ Định, biện pháp điều trị truyền thống là phẫu thuật đặt van tim. Tuy nhiên, đây là một cuộc phẫu thuật lớn phải mở lồng ngực và dùng máy tim phổi nhân tạo, thường kéo dài từ 3-4 giờ, thời gian nằm viện khoảng 2 tuần, sau 1-2 tháng mới hồi phục. Những người bệnh cao t.uổi, có kèm các bệnh lý khác khó chịu đựng được những phẫu thuật như vậy.

Trong khi đó, với kỹ thuật thay van động mạch chủ qua da (TAVI), người bệnh sẽ được gây tê khi thực hiện kỹ thuật thay cho gây mê. Bác sĩ sẽ dùng ống thông đi qua động mạch đùi vào bên trong tim. Bên trong ống thông có một van tim nhân tạo được để sẵn, khi ống thông và van tim nhân tạo vào đúng vị trí thì van nhân tạo này sẽ được bung ra thay thế cho van động mạch chủ cũ bị hẹp.

Bác sĩ nhấn mạnh, kỹ thuật thay van động mạch chủ qua da giúp người bệnh giảm thiểu đau đớn, các biến chứng trong và hậu phẫu so với phẫu thuật mổ hở, thời gian phục hồi nhanh từ 2-3 ngày, cũng như không để lại sẹo mổ như trước đây. Trong tương lai, kỹ thuật này có thể dùng cho cả những trường hợp hở van động mạch chủ.

Theo phunuvietnam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *