Một tinh thần lạc quan, một lối sống hài hòa, phù hợp sẽ giúp người cao t.uổi đẩy lùi, hạn chế bệnh tật.
Người già nên vận động nhẹ để tăng cường sức khỏe.
SỐNG VUI, SỐNG KHỎE VÀ SỐNG CÓ ÍCH
Đã thành thói quen, hàng ngày cứ đều đặn vào 5h sáng, khi nhạc hiệu của đài phát thanh địa phương vang lên là các cụ ông, cụ bà thuộc Câu lạc bộ Dưỡng sinh thôn Trạm Nội (xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) bắt đầu bài tập dưỡng sinh dành cho người cao t.uổi.
Địa điểm được chọn làm sân tập là khoảng sân của nhà sinh hoạt văn hóa Đội 3A, thôn Trạm Nội. Hầu hết các cụ ông, cụ bà tham gia câu lạc bộ dưỡng sinh này đều là nông dân, để kịp giờ về đi làm đồng cho các hội viên nên câu lạc bộ phải tranh thủ tập khi trời còn tờ mờ sáng. Mỗi ngày, các cụ dành 1 tiếng đồng hồ buổi sáng để tập các bài dưỡng sinh như gậy ngắn, gậy dài, bài tập 54 động tác liên hoàn, tập dưỡng sinh theo bài hát… Mặc dù đã lớn t.uổi, tay chân thô cứng vì làm việc đồng áng nhiều, nhưng khi bước vào các bài tập, động tác của các cụ rất uyển chuyển, khoan thai.
Trước đây, khi chưa biết đến môn thể dục dưỡng sinh, bà Trần Thị Lành (63 t.uổi, thôn Trạm Nội, xã Cẩm Văn) luôn phải chịu những cơn đau khớp, nhức mỏi dày vò. Kể từ khi tập thể dục dưỡng sinh hàng ngày, bà Lành thấy cơ thể khỏe khoắn hơn. “Từ lúc tập thể dục dưỡng sinh đến nay, sức khỏe cải thiện nên tôi cố gắng duy trì đều đặn. Nhiều lúc làm mệt, buổi sáng dậy thấy tê tay, tê chân tưởng không đi nổi nhưng kiên trì vài bữa là đỡ hẳn”, bà Lành chia sẻ.
Còn cụ ông Đào Ngọc Minh, dù đã hơn 80 t.uổi nhưng cũng chưa từng vắng buổi tập dưỡng sinh nào. Theo cụ Minh, t.uổi càng cao thì càng nên chăm chỉ vận động. Các hoạt động không cần mạnh mẽ, chỉ cần nhẹ nhàng nhưng linh hoạt cũng đủ khiến cơ thể có thêm năng lượng. Đối với cụ Minh, tập dưỡng sinh không chỉ khỏe người mà còn có điều kiện được trò chuyện vui vẻ với mọi người, tinh thần thoải mái hơn.
Tập dưỡng sinh mang lại sức khỏe cho người cao t.uổi.
“Câu chuyện t.uổi già thì cũng buồn tẻ lắm, quanh đi quẩn lại chỉ là ốm đau, bệnh tật; giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong việc đồng áng hay thậm chí là những cuộc trò chuyện ngẫu hứng giúp mọi người thư giãn sau những giờ làm việc mệt nhọc. Tôi thấy, sau mỗi buổi tập, mọi người lại trở nên làm việc hăng say hơn, cần mẫn hơn và chuyên tâm hơn. Thật khó có thể phủ nhận được lợi ích của việc tập thể dục dưỡng sinh cho những người già, người cao t.uổi như tôi”, cụ Minh cho biết.
Hiện nay, trên địa bàn xã Cẩm Văn có 4 câu lạc bộ dưỡng sinh ở 3 thôn của xã, mỗi câu lạc bộ đều có từ 20 hội viên tham gia tập mỗi ngày. Hiểu rõ lợi ích của việc tập dưỡng sinh đối với sức khỏe, nhiều người cao t.uổi đã hăng hái tham gia các câu lạc bộ. Ra mắt từ năm 2014 với 32 hội viên đăng ký đến nay đã hơn 120 cụ trong xã thường xuyên tập luyện. Ngoài tập luyện hằng ngày, Hội Người cao t.uổi xã Cẩm Văn còn tổ chức thi múa dưỡng sinh giao lưu giữa các câu lạc bộ trong xã hoặc ngoài xã để vừa tạo sân chơi vừa thu hút đông các cụ tham gia.
Ông Đoàn Xuân Biên, Chủ tịch Hội Người cao t.uổi xã Cẩm Văn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Dưỡng sinh thôn Trạm Nội cho biết, lợi ích của việc tập dưỡng sinh là làm cho người cao t.uổi máu huyết được lưu thông, sức khỏe và tinh thần cũng tốt hơn, phấn chấn hơn. Theo ông Biên, “thực tế đã chứng minh, có rất nhiều hội viên nhờ tham gia sinh hoạt đều đặn tại câu lạc bộ dưỡng sinh của thôn mà duy trì sức khỏe tốt, tránh được những căn bệnh hay gặp ở t.uổi già như huyết áp, tim mạch, khớp, đau nhức mỏi tay chân…”.
Không chỉ tập luyện nâng cao sức khỏe, các thành viên câu lạc bộ dưỡng sinh còn góp sức thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. “Dù đã cao t.uổi, thu nhập không cao nhưng nhiều cụ rất tích cực đóng góp cho bếp ăn từ thiện ở các bệnh viện, chùa chiền như Bệnh viện Lao – Phổi tỉnh Hải Dương…; tặng quà cho người nghèo và học bổng cho học sinh hiếu học, trợ cấp đột xuất…”, ông Biên nói.
Tham gia từ thiện khiến người cao t.uổi cảm thấy có ích.
Cũng theo ông Biên, bình quân mỗi năm, các câu lạc bộ dưỡng sinh trên địa bàn xã làm từ thiện hơn 50 triệu đồng. Ngoài ra, mỗi tháng, các thành viên phải đóng 20.000 đồng “phí câu lạc bộ”. Số t.iền này được dùng để thăm hỏi các thành viên khi ốm đau, bệnh tật hay hỗ trợ các hội viên khó khăn. Bên cạnh đó, câu lạc bộ còn vận động xã hội hóa tạo điều kiện cho các thành viên đi tham quan, du lịch trong và ngoài tỉnh.
Chia sẻ về những việc làm từ thiện của câu lạc bộ thời gian qua, bà Lại Thị Thương (thành viên Câu lạc bộ Dưỡng sinh thôn Trạm Nội) nói: “Nhận thấy các thành viên câu lạc bộ rất tâm huyết với công tác từ thiện xã hội nên tôi đã mạnh dạn đứng ra vận động, đồng thời kêu gọi bạn bè tham gia. Với người cao t.uổi chúng tôi, niềm vui đơn giản là nhìn thấy những mảnh đời bất hạnh được chia sẻ, giúp đỡ để vượt qua khó khăn”.
CÀNG THÊM T.UỔI CÀNG PHẢI NỖ LỰC SỐNG KHỎE
Theo ThS.BS Lê Minh Thu (chuyên ngành Lão khoa, Phòng khám đa khoa Thanh Bình), sau 60 năm sinh sống, cơ thể con người sẽ bị hao mòn về thể lực, lão hóa về mặt vật chất, trục trặc về sức khỏe bởi trong đời sống có quá nhiều sự không thoải mái về tinh thần, về vật chất và về xã hội dù người đó có một cơ thể hoàn hảo, dễ thích nghi với hoàn cảnh.
T.uổi càng cao thì hệ miễn dịch sẽ càng suy giảm và sức khỏe thường giảm sút do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Khả năng miễn dịch kém là nguyên nhân khiến người cao t.uổi dễ bị nhiễm bệnh, đau ốm, thậm chí mắc đồng thời nhiều bệnh.
Không chỉ tăng cường thể dục, BS Thu cho biết, người cao t.uổi còn cần một tinh thần lạc quan, một lối sống hài hòa, phù hợp.
“Làm giàu” cuộc sống tinh thần
Người cao t.uổi cần ở nơi thoáng mát, tranh thủ ra ngoài trời, đi dạo công viên hay nơi râm mát để thưởng thức bầu không khí trong lành, tiếp xúc với thiên nhiên tránh những suy nghĩ không đúng. Lao động trí óc nhưng phải biết phối hợp nhịp nhàng với lao động chân tay để cơ thể khỏe mạnh. Cần tham gia nhiều câu lạc bộ bổ ích như câu lạc bộ thể dục dưỡng sinh, các câu lạc bộ văn nghệ… để “làm giàu” cho cuộc sống.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện bệnh sớm cho người cao t.uổi.
Ngày nay, với những trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến và hiện đại, người cao t.uổi nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm giúp phát hiện sớm một số bệnh để chữa trị kịp thời mà ít tốn kém. Bên cạnh đó, khi phát hiện những bệnh có tính chất mãn tính thì người cao t.uổi sẽ được tư vấn về căn bệnh ấy để có thể “chung sống hài hòa” với nó, tránh được những lo toan không cần thiết. Người cao t.uổi là lứa t.uổi rất dễ mắc các loại bệnh như n.hiễm t.rùng… Do vậy, người cao t.uổi cần lưu ý tới việc chủ động phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Tăng cường trí nhớ
Để tăng cường trí nhớ, người cao t.uổi cần duy trì cuộc sống vận động nói chung và năng chạy bộ hay đi bộ nói riêng. Việc vận động nhẹ nhàng, tập thể dục đều đặn tác động tốt cho hệ tuần hoàn của người cao t.uổi. Ngoài ra, vận động thường xuyên còn giúp tăng cường sức đề kháng, làm chậm lại quá trình lão hóa của cơ thể, giúp hệ cơ xương khớp dẻo dai và ngăn ngừa nhiều bệnh tật. Thường xuyên tập thể dục thể thao giúp người cao t.uổi thêm dẻo dai, khỏe mạnh và yêu đời, đây chính là nguồn “năng lượng” dồi dào giúp người cao t.uổi khỏe mạnh.
Do đặc điểm thể chất nên người lớn t.uổi cần phải có chế độ tập luyện phù hợp với t.uổi tác. Những môn thể dục thể thao thích hợp là dưỡng sinh, đi bộ, đạp xe với tốc độ chậm, bơi lội nhẹ nhàng… Các hoạt động này chỉ nên kéo dài khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày và nên cách giờ ngủ ít nhất 3 tiếng để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, giấc ngủ sâu và ngon hơn.
Bên cạnh đó, người cao t.uổi cũng cần ngủ đủ giấc. Mỗi ngày cần duy trì 7 – 8 tiếng ngủ có chất lượng, kể cả giấc ngủ ban trưa. Để não có thể hoạt động tốt, người cao t.uổi nên thực hiện một số các trò chơi dạng ô chữ, câu đố chữ, câu đố ô chữ, câu đố ghép hình… để giữ cho trí não được khỏe mạnh.
Giữ tinh thần lạc quan
Một số thay đổi nhỏ về thói quen có thể giúp người cao t.uổi thư thái hơn, tăng cường sức khỏe tinh thần, làm cho cuộc sống thêm màu sắc và tươi mới hơn. Chẳng hạn như khi rơi vào tình trạng căng thẳng, việc viết ra cảm xúc thật sự là một liều thuốc tẩy rửa những nặng nề trong đầu để có sức khỏe tinh thần tốt nhất; nên thường xuyên kết nối với bạn bè; cùng bạn bè đi trò chuyện, du lịch, ăn uống…
Người cao t.uổi rất dễ tủi thân. Do vậy, tình yêu thương và sự quan tâm của con cháu là một trong những điều quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ người già.
Niềm vui t.uổi già.
Chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất
Chăm sóc sức khỏe người già không phải là một việc đơn giản. Để chăm sóc tốt sức khoẻ cho người cao t.uổi cần phải hiểu được những nhu cầu dinh dưỡng cũng như cách phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khoẻ cho người cao t.uổi.
Vitamin và khoáng chất chỉ chiếm lượng nhỏ, song lại đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các hoạt động của cơ thể. Vitamin A có ảnh hưởng tới hệ miễn dịch; vitamin E góp phần giảm nguy cơ phát triển bệnh tim nếu nạp đủ lượng. Bổ sung magie và kẽm hợp lý có thể phòng chống suy nhược, giúp ăn ngon ngủ sâu, tăng cường miễn dịch. Các vi chất như canxi và vitamin D cũng giúp hệ xương chắc khỏe và làm chậm quá trình mất xương ở người lớn t.uổi…
Kim Dung
Theo ngaynay
Bệnh viêm thận mà người mẫu Võ Hoàng Yến mắc phải nguy hiểm thế nào?
Người mẫu Võ Hoàng Yến chia sẻ bị viêm thận, phải điều trị ở bệnh viện nhiều ngày là thông tin mới đây khiến nhiều người hâm mộ lo lắng.
Mới đây, người mẫu Võ Hoàng Yến chia sẻ với truyền thông báo giới, cô phải nhập viện nhiều ngày do mắc bệnh viêm thận khiến người hâm mộ không khỏi lo lắng. Theo đó, người mẫu có dấu hiệu sốt cao, đau vùng hông bên trái sau lưng từ 4-5 ngày trước đó.
Tuy nhiên, do lịch quay hình Vietnam’s Next Top Model dày đặc, đến ngày 1/11, cô mới có thời gian đi bệnh viện ở TP HCM để kiểm tra. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán người mẫu bị viêm thận do nhiễm vi khuẩn. Sau đó, cô được giữ lại bệnh viện để theo dõi, uống thuốc và truyền kháng sinh.
Người mẫu Võ Hoàng Yến chia sẻ với truyền thông báo giới, cô phải nhập viện nhiều ngày do mắc bệnh viêm thận khiến người hâm mộ không khỏi lo lắng.
Hiện tại, sức khỏe của người mẫu đã ổn định hơn. Cô trấn an người thân và người hâm mộ rằng mặc dù bị viêm thận nhưng vẫn có thể nằm viện một mình, tự chăm sóc bản thân. Việc giữ vững tinh thần lạc quan của người mẫu giúp fan bớt lo lắng. Cô cũng cho biết, những cơn đau hiện tại giảm đi thấy rõ.
Vậy viêm thận là bệnh gì?
Theo Webmd, viêm thận là tình trạng nhiễm khuẩn ở thận. Bệnh sẽ tiến triển từ cấp tính thành mãn tính. Nếu bệnh viêm thận không được điều trị tốt sẽ khiến tình trạng viêm thận ngày một nặng hơn. Từ đó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Biểu hiện của bệnh viêm thận thường rầm rộ
Nếu bệnh nhân viêm thận sử dụng thuốc hạ sốt thì tình trạng bệnh sẽ giảm đi trong khoảng thời gian ngắn, thông thường chỉ vài giờ. Sau đó, cơn sốt thường bùng phát trở lại. Bên cạnh sốt, bệnh nhân viêm thận cảm thấy đau ở vùng sườn lưng, có thể đau một bên hoặc cả hai bên. Những cơn đau này thường âm ỉ nhưng cũng có khi đau dữ dội, đau lan xuống vùng bàng quang, thậm chí đau lan cả bộ phận s.inh d.ục ngoài.
Trong nhiều trường hợp, đau lan xuống vùng bàng quang sẽ có các biểu hiện đái buốt, cảm giác nóng rát, đái dắt, đái đục, thậm chí là đái ra m.áu. Trong m.áu, bạch cầu tăng, đa nhân trung tính tăng, có thể có nhiễm khuẩn huyết. Khi urê, creatinin m.áu tăng cao là có suy thận cấp hoặc đợt cấp của suy thận mạn .
Ngoài ra, một số bệnh nhân còn có các biểu hiện chán ăn, ăn không ngon, buồn nôn, nôn, bụng trướng, cơ thể mệt mỏi rã rời khi bị viêm thận.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm thận
Theo Medicalnewstoday, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây viêm thận. Trong một số trường hợp, nguyên nhân có thể không rõ ràng.
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây viêm thận.
Viêm thận và bệnh thận nói chung dường như thường xuất hiện có tính di truyền trong một gia đình. Một số bệnh n.hiễm t.rùng, như HIV và viêm gan B hoặc C, cũng có thể gây viêm thận.
Trong một số trường hợp, viêm thận có thể xảy ra do thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng sinh. Tổn thương thận do dùng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến viêm thận. Uống quá nhiều thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc thuốc lợi tiểu cũng có thể gây ra tình trạng này.
Làm thế nào để phòng ngừa viêm thận cũng như những chứng bệnh thận nói chung?
Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa viêm thận, một số thói quen sống lành mạnh có thể làm giảm tình trạng này, bao gồm:
Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa viêm thận, một số thói quen sống lành mạnh có thể làm giảm tình trạng này.
– Duy trì cân nặng hợp lý, ổn định.
– Bỏ hút t.huốc l.á .
– Luôn giữ huyết áp và lượng đường trong m.áu trong giới hạn ổn định khỏe mạnh.
– Tập thể dục thường xuyên.
– Ăn một chế độ dinh dưỡng cân bằng cũng có thể giúp bảo vệ sức khỏe của thận.
Viêm thận là tình trạng viêm ở thận. Nó có một loạt các nguyên nhân, có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Các triệu chứng sớm nhất của viêm thận có thể là sự thay đổi màu sắc của nước tiểu và sưng phù tay, chân. Giới chuyên gia khuyên, bất cứ ai nhận thấy sự thay đổi trong nước tiểu nên đến bác sĩ để kiểm tra thận có gặp vấn đề gì không. Nếu không điều trị, viêm thận ngày càng nặng nề có thể dẫn đến suy thận.
Theo trí thức trẻ