Thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi gây bệnh. Một trong số những bệnh phổ biến thường bùng phát vào thời điểm này là bệnh tiêu chảy.
Tiêu chảy thường là dấu hiệu n.hiễm t.rùng đường ruột; do nhiễm vi khuẩn gây bệnh tả, thương hàn, kiết lỵ; Virus đường ruột: Rotavirus; Ký sinh trùng đường ruột. Ngoài ra, có thể do nhiễm độc hóa chất, dị ứng thức ăn. Bệnh lây nhanh, dễ gây thành dịch lớn và có thể t.ử v.ong cao. Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh nhưng một số đối tượng dễ mắc là trẻ từ 6 tháng đến 2 t.uổi, trẻ suy dinh dưỡng, người bị suy giảm miễn dịch.
Thông tin từ Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TPHCM, số trẻ đến khám do nôn ói, rối loạn tiêu hóa trong đợt nắng nóng tăng khoảng 20% so với trước đó.
Trước đây, mỗi ngày bệnh viện này chỉ tiếp nhận 10-20 trẻ nhập viện do bệnh lý tiêu hóa, thời điểm này tăng gấp 3-6 lần, dao động từ 40-60 trẻ. Riêng khoa Cấp cứu ghi nhận 6-10 trẻ nhập viện thăm khám mỗi đêm vì nôn nhiều, mất nước.
Cùng thời điểm, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cũng cho hay, từ đầu năm đến nay, bệnh viện ghi nhận hơn 1.400 lượt bệnh nhi đến khám, nhập viện do bệnh lý tiêu hóa, trong đó bệnh tiêu chảy phải nhập viện điều trị tăng. Một trong những nguyên nhân chính là do thời tiết nắng nóng khiến thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn khi không được chế biến và bảo quản tốt.
BSCKI Mạc Quốc Dũng – Trưởng Khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai) cho biết, từ đầu năm đến nay, trẻ mắc bệnh tiêu hóa đến khám tăng lên kể cả ngoại trú và nội trú. Tại Khoa Tiêu hóa, số lượng trẻ nhập viện điều trị từ 15- 20 ca mỗi ngày.
Trong khi đó, nền nhiệt cũng đang gia tăng nhanh ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, dự báo năm nay mức độ nắng nóng có thể gay gắt hơn, từ đó, nguy cơ tiêu chảy bùng phát là không nhỏ. BS Dũng lý giải, nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu hóa ở trẻ gia tăng là do thời tiết nắng nóng, thực phẩm bảo quản chưa hợp lý dễ bị ôi, thiu, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Một nguyên nhân nữa là do t.rẻ e.m sức đề kháng kém, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ nặng hơn và có thể kéo dài hơn so với người lớn, do vậy lượng bệnh nhân đi khám và nhập viện điều trị nội trú cũng tăng lên.
“Số lượng bệnh nhân mắc bệnh về tiêu hóa tăng hơn trước đây rất nhiều, đặc biệt năm nay thời tiết thay đổi thất thường, thời gian gần đây bệnh nhân mắc bệnh về tiêu hóa khám và nằm viện cao hơn so với các bệnh khác. Lứa t.uổi bị nhiều nhất là trẻ dưới 5 t.uổi, trong đó nhóm dưới 3 t.uổi dễ chuyển nặng và phải nhập viện nhiều hơn” – BS Dũng cho hay.
BSCKI Lâm Bội Hy – khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa Tâm Anh) cho biết, các bệnh tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm thường do vi khuẩn như E.coli, Botulinum… gây ra. Chúng có đặc điểm chung phát triển mạnh trong môi trường có nhiệt độ từ 5-60 độ C. Thời tiết nóng khiến thực phẩm ôi thiu, hư hỏng nếu không bảo quản đúng. Nếu trẻ tiêu thụ thực phẩm này, vi khuẩn dễ tấn công hệ tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa, nặng hơn là ngộ độc.
“N.hiễm t.rùng đường tiêu hóa chủ yếu lây qua đường ăn uống. Các sinh vật gồm nấm men, vi khuẩn, hoặc ký sinh trùng tấn công cơ thể gây n.hiễm t.rùng đường ruột, dễ biến chứng n.hiễm t.rùng m.áu” – BS Hy cho hay.
Theo các bác sĩ, tiêu chảy là một dạng bệnh dễ mắc phải, nhưng rất nguy hiểm vì tính lan truyền của nó. Tiêu chảy cấp là một trong những nguyên nhân chính làm mất nước và rối loạn điện giải, gây ảnh hưởng tiêu cực và nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
Để phòng bệnh, cha mẹ cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Thường xuyên rửa tay cho trẻ và người chăm sóc trẻ với nước sạch và xà phòng trước và sau khi chăm sóc trẻ; trước khi cho trẻ ăn, trước và sau khi chế biến thức ăn; sau khi đi vệ sinh; sau khi che miệng khi ho, hắt hơi.
Không ăn các loại thức ăn chưa nấu chín như rau sống, tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, không uống nước lã… Tốt nhất nên ăn lúc nào nấu chín lúc đó, không ăn thức ăn đã nấu chín nhưng để thời gian quá lâu mà không được bảo quản cẩn thận vì có thể ruồi, nhặng hoặc gián xâm nhập mang theo mầm bệnh.
Nước dùng để rửa thực phẩm không nên dùng nước ao hồ, sông, suối. Dụng cụ dùng để chế biến thực phẩm, dùng trong bữa ăn như bát, đũa, cốc, chén, muôi, thìa… sau khi rửa sạch bằng nước lã cần được nhúng qua nước đang đun sôi. Trẻ phải được tiêm chủng vaccine đầy đủ theo Chương trình Tiêm chủng quốc gia.
Ăn chín, uống chín để tránh mắc bệnh đường tiêu hóa
Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai ghi nhận hơn 1,4 ngàn lượt bệnh nhi đến khám, nhập viện do bệnh lý tiêu hóa, trong đó chủ yếu là bệnh tiêu chảy.
Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai khám bệnh cho một bệnh nhi bị tiêu chảy. Ảnh: An Yên
Bác sĩ chuyên khoa I Mạc Quốc Dũng, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, cho biết mỗi ngày khoa tiếp nhận và điều trị nội trú cho từ 15-20 bệnh nhi bị bệnh tiêu chảy, phần lớn là trẻ dưới 5 t.uổi, tăng cao so với thời điểm trước Tết Nguyên đán 2024.
Triệu chứng của bệnh tiêu chảy là trẻ bị nôi ói, đau bụng, đau từng cơn và tiêu chảy, có thể kèm sốt hoặc không sốt, có thể đi cầu phân nhầy có m.áu. Khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng kể trên, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị ngay, tránh tình trạng bệnh diễn tiến nặng. Bởi có những trường hợp nhập viện trong tình trạng sốt cao, lừ đừ, mệt lả do ở nhà trẻ đã đi phân lỏng 5-6 lần/ngày trong vòng 2-3 ngày.
Bác sĩ Mạc Quốc Dũng lưu ý, khi trẻ bị tiêu chảy, phụ huynh cần cho trẻ ăn uống bình thường theo chế độ dinh dưỡng của từng lứa t.uổi, hạn chế những thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ. Bữa ăn của trẻ nên được chia nhiều cữ trong ngày, mỗi lần ăn vừa đủ, không nên ép trẻ ăn quá nhiều. Chú ý bù nước cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nước lọc, ăn cháo, uống sữa, dung dịch bù nước điện giải Oresol… Không tự ý sử dụng các loại thuốc cầm tiêu chảy ở t.rẻ e.m khi chưa có chỉnh định của bác sĩ.
Để phòng ngừa các bệnh tiêu hóa, người dân chỉ nên sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, còn tươi, mới sản xuất, không sử dụng thực phẩm đã quá hạn sử dụng hay bị đổi màu, hư hỏng. Quá trình chế biến thực phẩm cũng phải đảm bảo an toàn, sạch sẽ, chỉ nên chế biến lượng thức ăn vừa đủ dùng trong một bữa ăn. Mọi người nên ăn chín, uống chín, không nên ăn thức ăn sống, hạn chế cho trẻ sử dụng nước uống có ga, giảm đồ ăn lạnh. Vệ sinh tủ lạnh sạch sẽ, không để chung thực phẩm tươi sống và thực phẩm nấu chín. Thức ăn đã nấu chín để trong tủ lạnh không quá 24 giờ. Các loại thịt khi mua về cần sơ chế sạch và bảo quản trong ngăn đá.
Người lớn cũng cần hướng dẫn trẻ vệ sinh tay bằng xà phòng với nước sạch hoặc nước diệt khuẩn sau mỗi lần đi vệ sinh, trước khi ăn uống để tránh nguy cơ nhiễm bệnh.