Nắng nóng gay gắt, cần lưu ý về an toàn thực phẩm

Mùa hè năm nay nắng nóng đặc biệt gay gắt, có thể nhiệt độ cao kỷ lục. Nắng nóng và độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, phát sinh vấn đề an toàn thực phẩm.

Theo đó, nhiệt độ tăng cao sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước sạch, trang thiết bị bảo quản không đầy đủ, không bảo đảm vệ sinh; nhu cầu sử dụng các thực phẩm tươi sống, nước giải khát tăng cao ở cả gia đình, bếp ăn tập thể, bữa ăn đông người, nơi du lịch…; nguy cơ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm do rác thải, nước thải và sự phát triển mạnh của côn trùng truyền bệnh như ruồi nhặng, chuột… tất cả đều là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm thực phẩm.

Cần cảnh giác với món ăn đường phố, nhất là trong mùa nắng nóng – Ảnh: P.V

Để đề phòng nguy cơ xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, việc đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm (ATTP) cần phải được quan tâm ở tất cả các khâu từ người sản xuất, kinh doanh, phân phối, đặc biệt là khâu chế biến, đến người phục vụ món ăn cho khách hàng, đều phải được quan tâm hàng đầu.

Về khâu chế biến món ăn, lưu trữ và phục vụ người tiêu dùng, thì người chế biến, người phục vụ phải quan tâm chấp hành tốt vấn đề vệ sinh, ATTP. Cùng với đó, người nội trợ trong mỗi gia đình cần lưu ý khi lựa chọn thực phẩm, chế biến và bảo quản thức ăn để bảo vệ bản thân và gia đình mình…

Những điều cần biết để tránh nguy cơ về ATTP

Mỗi loại thực phẩm có cách lựa chọn và bảo quản khác nhau nhưng có một số điểm chung: Thực phẩm đạt chất lượng tốt phải còn tươi, màu sắc tự nhiên, không có mùi khác thường, không bị dập nát, mốc, hư hỏng. Thực phẩm phải có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ và hạn sử dụng rõ ràng, được bán ở những nơi có địa chỉ tin cậy.

Không nên dự trữ quá nhiều thực phẩm, không để thực phẩm trong môi trường nắng nóng dễ hư hỏng. Cần có biện pháp bảo quản thực phẩm thích hợp, không để lẫn thực phẩm đã qua chế biến với thực phẩm sống.

Nên rút ngắn thời gian chuẩn bị và phục vụ bữa ăn, không nên để thức ăn quá lâu sau khi nấu xong, bảo quản thức ăn kỹ lưỡng tránh côn trùng, bụi bặm xâm nhập; hạn chế hoặc không sử dụng các loại thực phẩm lên men không qua xử lý nhiệt như dưa chua, nộm, tiết canh…, phải có đủ nước sạch trong chế biến.

Thực hiện ăn chín, uống sôi, nên ăn ngay sau khi chế biến xong, đun kỹ lại thức ăn cũ trước khi sử dụng. Không sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn không rõ nguồn gốc, các loại thức ăn lề đường, vỉa hè. Trong những ngày nắng nóng, cần uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả…

Rửa tay sạch trước khi chế biến thực phẩm, đặc biệt sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với những nguồn gây ô nhiễm khác. Đảm bảo dụng cụ, nơi chế biến thực phẩm phải khô ráo, vệ sinh sạch sẽ.

Theo PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan – Giám đốc Sở ATTP TP.HCM, để hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng, người dân cần ăn ngay khi thức ăn vừa được chế biến, nấu chín. Thức ăn chín chỉ có thể để được tối đa 2 giờ trong nhiệt độ bên ngoài; bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ khoảng 5 độ C để ngăn sự phát triển của vi khuẩn. Thực phẩm tươi sống dễ hỏng như cá, thịt, hải sản nên được giữ ở nhiệt độ khoảng 2 – 3 độ C và rã đông thực phẩm đông lạnh an toàn, việc rã đông thực phẩm đông lạnh tốt nhất là trong môi trường mát của tủ lạnh; không nên tái đông lạnh thực phẩm sau khi đã rã đông.

TPHCM: Đổ bệnh vì nắng nóng gay gắt

Từ cuối tháng 3 cho đến nay, thời tiết tại TPHCM nói riêng và khu vực phía Nam nói chung đã chuyển sang nắng nóng gay gắt.

Đặc biệt, trong những ngày gần đây, nhiệt độ cao cộng với nắng khô nóng khiến nhiều người dân đổ bệnh, nhất là ở lứa t.uổi trẻ nhỏ. Sau đây là Ghi nhận tại TPHCM.

Dưới cái nắng chói chang, những người bán hàng trên vỉa hè vì mưu sinh phải vất vả đội nắng, chiều khách. Dù đã “ngụy trang” mấy lớp bảo hộ: 2,3 lớp mũ, khẩu trang, áo chống nắng… nhưng vẫn “say sẩm” vì nắng.

Trong khi đó, ghi nhận tại các bệnh viện, tỷ lệ người mắc bệnh phải nhập viện do nắng nắng tăng cao. Chủ yếu là các bệnh về hô hấp, tiêu chảy,… Đặc biệt là người cao t.uổi và trẻ nhỏ, nhất là khi nhiệt độ ngoài trời có lúc lên tới 40 độ.

Theo bác sĩ thời tiết nóng là điều kiện cho các loại vi khuẩn, vi rút, các côn trùng truyền bệnh như ruồi, muỗi sinh sôi và phát triển. Do đó, tăng nguy cơ mắc các bệnh từ đường hô hấp, tiêu hóa, sốc nhiệt…

Bác sĩ cảnh báo, ở thời điểm này, người dân cần lưu ý, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt khi tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao. Do đó, người dân cần tạo môi trường nhà cửa xung quanh sạch sẽ, thoáng mát; hạn chế ra đường và các hoạt động ngoài trời nắng nóng; bảo quản thực phẩm sau chế biến là rất quan trọng; chủ động phòng bệnh, đặc biệt ở các đối tượng nhạy cảm với thời tiết như người già và t.rẻ e.m.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *