Từng là cô gái nặng nửa tấn vì mắc hội chứng bệnh lạ, cô nàng Aty mặc dù đã phẫu thuật để giảm 300kg nhưng cuối cùng cũng không thoát khỏi bàn tay tử thần.
Eman Ahmed Abd El Aty nổi tiếng thế giới bởi cân nặng lên tới 500kg do cô mắc phải một hội chứng có tên Elephantiasis. Căn bệnh lạ khiến mọi sinh hoạt của Aty đều khó khăn và phải có người trợ giúp. Suốt nhiều năm, Aty chỉ có thể làm bạn với chiếc giường vì cân nặng khiến cô không thể di chuyển được.
Gia đình Eman cho biết thân của hình cô đã nặng nề từ khi còn là một đ.ứa t.rẻ. Năm 11 t.uổi, Eman đã quá nặng nề nên không thể đi lại bình thường mà phải bò. Không lâu sau đó, cô bị đột quỵ não và phải nằm liệt giường suốt vài thập kỷ.
Aty nặng 500kg khó khăn với cuộc sống của chính mình.
Năm 2017, Aty quyết định thực hiện phẫu thuật để trở lại cuộc sống bình thường như biết bao nhiều người thân bên cạnh mình.
Đối với một người có cân nặng trung bình, việc di chuyển đến bệnh viện để làm phẫu thuật chẳng có gì đáng nói nhưng với một người phụ nữ nặng cả nửa tấn như cô Aty thì lại là một vấn đề vô cùng nan giải. Để có thể đưa Aty ra khỏi nhà tại thành phố Alexandria, Ai Cập, người thân đã phải đ.ập bỏ cả một bức tường để các chuyên viên y tế dùng tới cần cẩu đưa cô lên xe di chuyển ra sân bay.
Xe chuyên dụng đưa Aty ra khỏi nhà thu hút sự chú ý của truyền thông.
Chuyến bay dài 7 giờ đưa Aty từ sân bay quốc tế Chhatrapati Shivaji Ấn Độ tới bệnh viện. Đi cùng cô là người chị gái Shaimaa Ahmed và đội ngũ các bác sĩ bệnh viện. Người phát ngôn bệnh viện Saifee ở thành phố Mumbai, Ấn Độ, cho biết: “Aty cùng với chị mình đã tới Mumbai vào khoảng 4 giờ sáng 11/2. Các bác sĩ đã tới Ai Cập từ 10 ngày trước để đảm bảo tình hình sức khỏe của chị Aty ổn định cho việc di chuyển”.
Và đó cũng là lần đầu tiên trong vòng 25 năm Aty được ra khỏi chiếc giường tẻ nhạt để vươn tay nắm không khí ngoài trời. Trước đó, gia đình Aty đã phải gửi một lá thư lên Tổng thống Ai Cập, hy vọng có thể được chính phủ giúp đỡ.
Thế nhưng, visa của cô không được đồng ý, cũng không có hãng hàng không nào chấp nhận chở cô từ Ai Cập tới Ấn Độ. Cuối cùng, hãng hàng không Egypt Air cũng đồng ý chuyên chở cô tới Ấn Độ. Trước chuyến bay, một chiếc giường đặc biệt đã được thiết kế cho Aty để có thể chuyển tới Mumbai một cách an toàn. Các trang thiết bị đặc biệt cũng được lắp đặt bên trong khoang máy bay trong tình huống khẩn cấp.
Tại bệnh viện Saifee, Mumbai, Ấn Độ, các bác sĩ đã tiến hành cắt bỏ lượng mỡ thừa trên người Aty và đưa cô đến thủ đô Abu Dhabi, UAE để tiếp tục điều trị. Tuy nhiên, giấc mơ của Aty không thể thực hiện được mặc dù giảm 300kg trọng lượng cơ thể nhưng cô gái đáng thương đã qua đời vì nhiều biến chứng khác liên quan đến rối loạn tim và viêm thận cấp tính.
Người cao t.uổi và bị đột quỵ não dễ bị hít sặc
Theo thống kê, ở những giờ đầu tiên, ngày đầu tiên, tuần đầu tiên, 50% bệnh nhân bị đột quỵ não thường gặp rối loạn nuốt và dễ bị hít sặc.
Ở người lớn t.uổi, hít sặc thường là một di chứng của đột quỵ não. ThS.BS.CKII Hoàng Ngọc Ánh, Phó Trưởng khoa Khoa Hồi Sức Tích cực Chống độc (ICU), BV Thống Nhất TP.HCM, thời gian qua, nhiều trường hợp bị hít sặc nhập viện nguy kịch thậm chí t.ử v.ong, trong đó nhiều ca liên quan đến tai biến mạch m.áu não hay còn gọi là đột quỵ não.
Tháng 4/2020, khoa ICU của BV Thống Nhất đã tiếp nhận 4 bệnh nhân gồm 3 nam, 1 nữ, trung bình t.uổi từ 82 – 88, trong đó 3 ca có di chứng tai biến mạch m.áu não (đột quỵ não). Bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng ho, khò khè, khó thở, tím tái, suy hô hấp phải hỗ trợ thở máy và nội soi. Kết quả nội soi cho thấy có dịch dạ dày lợn cợn, sữa, cháo, thậm chí có cả chả và trứng…
Chả lụa – một loại dị vật nguy hiểm có thể gây nghẹt đường thở, đặc biệt ở những bệnh nhân lớn t.uổi hay từng bị đột quỵ não (Nguồn: Ảnh BV)
Tất cả bệnh nhân phải điều trị kéo dài, tốn kém. Chỉ một trường hợp may mắn sống sót, còn 3 trường hợp xin về.
Tuy nhiên, theo BS. Ngọc Ánh, nhiều trường hợp với các triệu chứng do hít sặc thường bị bỏ qua và điều trị sơ sài, đặc biệt là ở những ca bị viêm phổi tái đi tái lại. Ước tính khoảng 10 – 20% viêm phổi ở cộng đồng là do hít sặc và hít sặc gây viêm phổi là nguyên nhân t.ử v.ong chủ yếu ở những bệnh nhân khó nuốt vì các tổn thương thần kinh hay đột quỵ não.
Theo thống kê, ở những giờ đầu tiên, ngày đầu tiên, tuần đầu tiên, 50% bệnh nhân bị đột quỵ não thường gặp rối loạn nuốt và dễ bị hít sặc. Tuần sau đó, con số này là 10%; nhưng sau 6 tháng, thống kê lại ghi nhận là 50% bệnh nhân sau điều trị đột quỵ não sẽ có di chứng hít sặc.
Hơn thế nữa, viêm phổi do hít sặc cũng là nguyên nhân thường gặp, chiếm 18% ở những bệnh nhân được chăm sóc tại nhà. Vì vậy, hít sặc là nguyên nhân thường gặp quan trọng gây nên các tình trạng viêm phổi hít nặng và t.ử v.ong ở người lớn t.uổi.
Một bệnh nhân lớn t.uổi bị hít sặc phải điều trị thở máy ở khoa ICU, BV Thống Nhất (Nguồn: Ảnh BV)
Cũng theo ThS.BS.CKII Hoàng Ngọc Ánh, việc đ.ánh giá các yếu tố nguy cơ cũng như những lưu ý khi chăm sóc những nhóm người nguy cơ cao như t.rẻ e.m hay người cao t.uổi với các bệnh nền như đột quỵ não, rối loạn tâm thần t.uổi già thường phải dùng t.huốc a.n t.hần, sẽ giúp phòng ngừa, hạn chế nguy cơ hít sặc, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Điều cần làm là nhận biết rối loạn nuốt: cho ăn uống nước rơi ra ngoài, nước bọt chảy, nhiều đàm; khó khăn khi nhai cắn; ho sặc khi nuốt, khi đang nhai; thay đổi giọng nói hay tốc độ nói sau ăn; viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần…
“Việc chăm sóc cho bệnh nhân tại nhà, cần lưu ý khi chăm sóc cho ăn ở người lớn t.uổi là các món ăn phải mềm, xay nhuyễn; tránh các món ăn quá nhiều xơ, miếng to (xoài, mít, rau muống…), dai dính hay quá đặc (chè trôi nước, xôi).
Cố gắng cho bệnh nhân ăn khi bệnh nhân tỉnh táo, đỡ bệnh nhân ngồi dậy ở một góc 45 hay 60 độ, cho ăn chậm, giúp hỗ trợ mở miệng bệnh nhân như kéo nhẹ hàm ra; nhắc nhở khi người bệnh ngậm thức ăn lâu; vệ sinh răng miệng sau ăn,” ThS. BS. CKII Hoàng Ngọc Ánh khuyến nghị.