nCoV tồn tại trong cơ thể bệnh nhân Covid-19 nặng trung bình 19 ngày và 24 ngày đối với bệnh nhân nguy kịch, theo nghiên cứu mới tại Trung Quốc.
Để có kết luận này, 19 bác sĩ tham gia phân tích bệnh án của 191 bệnh nhân tại Trung Quốc. Đứng đầu nhóm nghiên cứu là bác sĩ Fei Zhou ở Viện Hàn lâm Y khoa Trung Quốc, công bố kết quả trên Lancet hôm 11/3.
Trong số bệnh nhân có 135 người ở Bệnh viện Jinyintan và 56 ở Bệnh viện phổi Vũ Hán. 137 bệnh nhân đã xuất viện, 54 người t.ử v.ong tại bệnh viện. Các thông số được nhóm nghiên cứu phân tích bao gồm nhân khẩu, lâm sàng, phương pháp điều trị và dữ liệu trong phòng thí nghiệm.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy virus tồn tại 19-24 ngày trong cơ thể bệnh nhân nặng hoặc nguy kịch. Với người bệnh sau khi xuất viện, nCoV còn tồn tại trung bình 20 ngày. Thậm chí nCoV có trong đường hô hấp của bệnh nhân cho tới khi họ qua đời.
Thời gian tồn tại ngắn nhất của nCoV trong đường hô hấp của người khỏi bệnh là 8 ngày. Một số trường hợp, virus lưu lại tới 37 ngày.
Các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân ở Bệnh viện Chữ thập đỏ hôm 6/3. Ảnh: AFP.
“Kết quả này có ý nghĩa quan trọng cả trong quyết định cách ly bệnh nhân và hướng dẫn về thời gian điều trị kháng virus”, nhóm nghiên cứu kết luận.
Hiện nay, thời gian cách ly phòng dịch theo khuyến cáo là 14 ngày. Tuy nhiên nếu một người vẫn có khả năng lây bệnh trong thời gian dài sau khi các triệu chứng biến mất, họ có thể gieo rắc mầm bệnh sau khi hết cách ly.
So với Covid-19, chỉ 1/3 số bệnh nhân SARS có tồn tại virus ở đường hô hấp lâu tới 4 tuần.
An Khang (CBS/Bloomberg/vnexpress.net)
Sơ đồ phân loại cách ly người mắc Covid-19, nên biết để làm cho đúng
Dưới đây là những khuyến cáo cụ thể của Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội về sơ đồ phân loại cách ly người nhiễm, nghi nhiễm hoặc tiếp xúc gần và cách thực hiện cách ly tại nhà hoặc cơ sở lưu trú.
Ảnh minh họa: Internet
Theo các chuyên gia y tế, sau khi có tiếp xúc gần, tiếp xúc gián tiếp hoặc trở về từ vùng dịch Covid-19, mỗi cá nhân tự xác định và theo dõi các triệu chứng sức khỏe của mình để có thể được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. Theo đó, sẽ xác định theo các thông tin dưới đây, nếu là:
F0 tức là ca dương tính thì đi điều trị, cố tự phục vụ để hạn chế lây cho mọi người.
F1: báo cho y tế quận và đi cách ly tại bệnh viện. Đồng thời tự báo cho F2 của mình.
F2: báo cho y tế quận rồi làm theo hướng dẫn cách ly. Tự báo cho F3.
F3: tự cách ly tại nhà.
F4, 5: theo dõi cập nhật tình hình các F trên.
Tình trạng F có thể thay đổi tùy kết quả xét nghiệm của các F trên nên cần báo y tế quận để nhận được thông tin sớm nhất.
Không biết mình là F gì thì hãy cách ly khi ho sốt.
Luôn mang theo chai rửa tay bên mình. Hãy rửa tay và thường xuyên lau dọn nhà cửa, đồ dùng. Đặc biệt, trong thời điểm hiện nay đừng chạy đi tị nạn ở chỗ khác vì chỉ khi mình ở nơi thân quen, có nguồn lực và mối quan hệ xã hội tốt thì mới chủ động xử lý các tình huống xấu theo cách tốt nhất.
Nguồn: Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo T.iền phong