Nếu bạn hay bị rụng tóc nên hạn chế ăn những thực phẩm này

Tiêu thụ quá nhiều đồ ăn nhanh, caffeine, nước ngọt và đồ uống có đường,… có thể làm tăng nguy cơ bị rụng tóc.

Theo Doctor NDTV, một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ rụng tóc do ảnh hưởng đến cân bằng nội tiết tố, thiếu hụt chất dinh dưỡng và viêm nhiễm. Những thực phẩm này có thể làm tăng nồng độ insulin, góp phần gây viêm và dẫn đến rụng tóc.

Dưới đây là những loại thực phẩm thường có liên quan hoặc được cho là góp phần gây rụng tóc:

Đường

Tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến tình trạng viêm trong cơ thể, làm gián đoạn chu kỳ phát triển của tóc.

Đồ chiên

Hàm lượng chất béo không tốt cho sức khỏe có trong thực phẩm chiên rán có thể làm tăng tình trạng viêm và tác động tiêu cực đến sức khỏe của tóc.

Đồ ăn nhanh

Thường chứa nhiều chất béo không lành mạnh, đường bổ sung và ít chất dinh dưỡng thiết yếu, thức ăn nhanh có thể góp phần gây rụng tóc.

Nước ngọt và đồ uống có đường

Hàm lượng đường và chất phụ gia cao trong những đồ uống này có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến nang lông.

Chất làm ngọt nhân tạo

Việc sử dụng thường xuyên chất làm ngọt nhân tạo có thể làm gián đoạn quá trình trao đổi chất của cơ thể, có khả năng góp phần gây rụng tóc.

Thịt chế biến

Xúc xích, chà bông, thịt xông khói và các loại thịt chế biến sẵn khác chứa chất béo và chất phụ gia không tốt cho sức khỏe có thể gây hại cho sức khỏe của tóc.

Ngũ cốc tinh chế

Bánh mì trắng, mì ống và các loại ngũ cốc tinh chế khác có chỉ số đường huyết cao, có thể làm tăng lượng đường trong m.áu và góp phần gây viêm.

Rượu

Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng, rối loạn nội tiết tố và cản trở quá trình hấp thụ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho mái tóc khỏe mạnh.

Quá nhiều caffeine

Mặc dù lượng caffeine vừa phải thường an toàn nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến mất nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của sợi tóc.

Điều gì xảy ra khi bạn chỉ uống cà phê phin?

Uống cà phê phin được cho là có thể làm giảm hàm lượng diterpenes có trong cà phê, đây là hợp chất có thể làm tăng cholesterol.

Theo Harvard Health Publishing, trang thông tin sức khỏe cho người tiêu dùng của trường Y thuộc đại học Harvard, cho biết, một nghiên cứu khoa học được đăng tải trên Tạp chí Tim mạch dự phòng Châu Âu vào tháng 4-2020 cho thấy, uống cà phê phin hoặc cà phê giấy lọc sẽ mang lại sức khỏe tốt hơn cách pha cà phê khác, đặc biệt đối với người lớn t.uổi.

Nghiên cứu này đã được kết luận dựa trên việc khảo sát hơn 500.000 người uống cà phê trong khoảng thời gian 20 năm và ở các độ t.uổi 20 tới 79 t.uổi.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những người uống cà phê phin có tỉ lệ t.ử v.ong do bệnh tim mạch thấp hơn những người uống cà phê không lọc, hoặc những người không uống cà phê.


Cà phê phin là cách uống cà phê được cho là tốt cho sức khỏe. Ảnh: Fin

Dù vậy theo Harvard Health Publishing, nghiên cứu này chỉ mang tính quan sát và mang mục đích chứng minh rằng cà phê đã lọc tốt cho sức khỏe hơn cà phê chưa lọc, nhưng ở một khía cạnh nào đó chúng vẫn có ý nghĩa.

Các nhà khoa học nhận thấy, ở cà phê không được pha bằng phin hoặc giấy lọc (cà phê chưa lọc) có chứa diterpenes, hợp chất có thể làm tăng cholesterol. Họ cũng chỉ ra một tách cà phê chưa lọc chứa lượng diterpenes nhiều gấp 30 lần so với một tách cà phê đã lọc, tức cà phê phin hoặc cà phê giấy lọc.

Vì thế, nghiên cứu này đưa ra gợi ý, người tiêu dùng có thể cân nhắc việc pha cà phê bằng phin cũng như giới hạn lượng cà phê khoảng 4 tách mỗi ngày, mỗi tách 240 ml (chứa khoảng 100 mg caffeine), và giới hạn lượng caffeine dưới 400 mg/ngày/người trưởng thành.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *