Nếu chỉ có năng khiếu về bàn tay mà không giỏi trí thức thì cũng chỉ là “thợ mổ”

“Trời phú cho tôi được làm công việc chữa bệnh cứu người nên lúc nào tôi cũng tâm niệm phải phục vụ con người, lúc nào cũng nghĩ làm sao để không một ai bị c.hết oan hay bị tai biến vì mình”, PGS. TS Nguyễn Văn Thạch nói.

PGS. TS Nguyễn Văn Thạch, nguyên là Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức; nguyên Viện trưởng Viện Chấn thương Chỉnh hình Việt Đức; nguyên Chủ tịch Hội Chấn thương Chỉnh hình ASEAN, Chủ tịch Hội Chấn thương chỉnh hình Việt Nam. Với thâm niên 40 năm cầm dao mổ, ông cho biết mình chưa từng nuối tiếc vì đi theo con đường này dù có lúc bị coi “là làm liều, là điếc không sợ s.úng, là thổi phồng quá”. Với ông đến với nghề y là “duyên trời định”.

Nhân duyên nào đã đưa ông đến ngành y?

Thời đi học có người bảo tôi sau này đi làm thầy. Ở nước mình có hai nghề được gọi là thầy: thầy thuốc và thầy giáo nhưng tôi thấy nam giới mà đi làm giáo viên thì có vẻ yếu ớt (cười, đấy là suy nghĩ thời còn bồng bột). Còn thầy thuốc thì lại nghĩ lúc người ta buồn người ta mới đến với mình, người ta vui thì lại đi mất nên cũng không thích.

Nhưng cuối cùng cuộc đời lại đưa đẩy tôi đến với nghề y. Tôi sinh ra lúc đất nước còn chiến tranh nên dù thi đỗ khối A của trường Bách Khoa và Thuỷ Lợi song tôi phải đi bộ đội. Sau này về thì lại nghĩ mình đã không có duyên với khối A rồi thì giờ thi khối B và khi đó thì khối B cũng chỉ có trường Y. Và cũng từ đó tôi bén duyên và giờ thì được làm cả thầy thuốc và thầy giáo.

Thời đó ai cũng nghĩ con trai làm bác sĩ ngoại là rất mạnh mẽ, có bản sắc riêng thế nên tôi chọn làm bác sĩ ngoại. Rồi phẫu thuật bụng là giỏi, có nhiều khám phá còn đi chuyên sâu về xương thì khó. Và vì khó nên tôi mới chọn nó, phẫu thuật chấn thương chỉnh hình. Khi về Bệnh viện Việt Đức, tôi làm ở khoa chấn thương chỉnh hình.

Nhìn tôi giờ chuyên mổ cột sống nhưng hồi mới vào nghề, đi trực tôi tham gia cả cấp cứu m.ổ b.ụng, tiêu hóa, dạ dày, thậm chí mổ tắc ruột… Thách thức với người làm ngoại khoa là cần cả khối óc và bàn tay. Nếu chỉ có năng khiếu về bàn tay mà không giỏi tri thức thì cũng chỉ là “thợ mổ”. Nếu chỉ giỏi lý thuyết mà không có bàn tay thì sẽ rất hạn chế.

Vì khó nên chọn chấn thương chỉnh hình, vậy điều gì khiến ông say mê với phẫu thuật cột sống?

Đó lại là một cái duyên nữa của tôi. Khi tôi sang Đức học thì hầu hết những người thầy trực tiếp dạy, giúp đỡ đều là chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực cột sống. Trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình ngoài xương khớp có lĩnh vực lớn mà Việt Nam chưa phát triển là phẫu thuật cột sống. Vì thế, tôi học lĩnh vực mới mẻ này với hy vọng về nước sẽ phục vụ người dân của mình tốt hơn.

Ở Đức, phẫu thuật cột sống phát triển rất mạnh. Tôi nhớ người thầy cuối cùng của tôi khi học ở Đức, đồng thời cũng là người bạn rất thân, một giáo sư hàng đầu về cột sống đã nói “Mổ xương, mổ khớp đã khó, mổ cột sống còn khó hơn vì nó liên quan đến thần kinh của con người”.

Với tuỷ sống, chỉ cần làm tổn thương dù rất nhẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận động và cảm giác của con người. Chỉ một động tác hơi sơ sẩy là đã có thể gây hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến hạnh phúc một con người, của gia đình.

Ông là một trong những người đặt nền móng cho phẫu thuật cột sống tại Việt Nam. Người đi đầu bao giờ cũng gặp sóng gió, với ông con đường đó như thế nào?

Chính GS Tôn Thất Bách, người anh, người thầy đã chắp cho tôi mầm mống để xây dựng nền phẫu thuật cột sống của Việt Nam phát triển. Nói thật là lúc mới đầu cũng thấy chạnh lòng. Chấn thương cột sống không phải cấp cứu tức thì, được xếp vào là cấp cứu hàng thứ yếu, hầu hết đưa vào mổ theo kế hoạch. Hồi đó phòng mổ của Bệnh viện Việt Đức ít vì thế cứ phải “rình” lúc nào bàn mổ trống như đêm, buổi trưa thì tôi mổ cho bệnh nhân. Thường xuyên có khi cả tuần tôi bắt đầu mổ vào lúc 21h, có hôm mổ thông hai ca suốt đêm.

Tôi nhớ thời điểm “hot” khi dùng sóng cao tần điều trị thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân phải nằm ở rất nhiều khoa trong bệnh viện, cứ chỗ nào trống thì xếp bệnh nhân vào. Nhiều người đùa bảo giải phóng hội trường nào đó cho bệnh nhân nằm, dĩ nhiên điều này là không thể. Chỉ người ở xa mới được nằm viện, còn quanh quanh Hà Nội thì mổ xong, nghỉ mấy tiếng rồi về. Hồi đó không có khoa phẫu thuật cột sống riêng, giường khoa chấn thương chỉnh hình ít.

Cái gì cũng có lần đầu mà lần đầu bao giờ cũng khó khăn vì thế có đồng nghiệp cho tôi là liều, thổi phồng nhiều quá. Họ ngăn cản, thậm chí có bệnh nhân đòi lấy lại t.iền đã nộp. Có khi cả một tuần ngày nào ban Giám đốc Bệnh viện cũng nhận đơn kiện về phương pháp đó.

Không phải mọi bệnh lý thoát vị đĩa đệm đều có thể điều trị bằng sóng cao tần và không phải cứ điều trị bằng sóng cao tần là khỏi tuyệt đối. Việc điều trị thành công có thể lên đến 92% với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, song thất bại cũng rất nhiều trên 30% ở cột sống thắt lưng. Chính con số này đã khiến một số người hiểu sai. Cột sống cổ di động, chỉ tải mỗi phần đầu nên tỷ lệ thành công cao hơn, còn cột sống thắt lưng không chỉ là bệnh lý đĩa đệm mà còn cả bệnh lý về cơ lưng vì cột sống thắt lưng phải tải trọng lượng của gần như cả cơ thể.

Cũng may mắn cho tôi là trong đó có nhiều người bệnh hiểu và chia sẻ, thậm chí tin tưởng mình làm. Về sau chứng minh được tỷ lệ thành công của mình rất cao. Tôi cũng không thể nhớ hết được mình đã mổ cho bao nhiêu người, nhưng tôi đều trân trọng, biết ơn họ vì đã tin tưởng giao tính mạng mình cho tôi.

Bệnh nhân nào để lại cho ông ấn tượng sâu đậm nhất?

Đó là một cô bé bị vẹo cột sống rất nặng, ở một huyện miền núi của Thanh Hóa. Đây là bệnh nhân vẹo cột sống đầu tiên tôi mổ. Lúc đó đúng là mình “điếc không sợ s.úng”. Trong phẫu thuật cột sống, phẫu thuật chỉnh hình cột sống được coi là đỉnh cao. Tôi mổ ca đầu tiên song lại chọn ca khó, bệnh nhân có góc vẹo rất cao 110 độ. Ca mổ kéo dài 10 tiếng. Thời điểm đó cách đây hơn 10 năm, trang thiết bị không được hiện đại và đầy đủ như bây giờ.

Cô bé 13-14 t.uổi bị vẹo rất nặng, bắt đầu từ cột sống ngực kéo dài đến cột sống thắt lưng, chúng tôi phải bắt rất nhiều loại vít. Sau mổ bệnh nhân cao lên được 8 cm. Thế nhưng, sau đó bệnh nhân bỗng “biệt tích”, không đến tái khám. Mình nghĩ trong đầu “Chắc là ca mổ tốt, nếu có tai biến gì như yếu chân tay thì chắc gia đình đã hỏi ngay”. Và rồi run rủi vào một ngày cách đây khoảng 2 năm, tôi gặp lại c.ô b.é đó giờ đã trở thành một giảng viên đại học. Đi vào Bệnh viện Việt Đức thăm người em bị tai nạn phải mổ, cô bé thấy tôi ngồi trong phòng nên đến chào.

Không phải là người chọn nghề y từ ban đầu mà là nghề chọn ông. Với thâm niên 40 năm cầm dao mổ, thời gian ở viện còn nhiều hơn ở nhà, đã có lúc nào ông thấy nuối tiếc về con đường mình đã chọn?

Cho đến lúc này tôi chưa lúc nào thấy mệt và sau này cũng sẽ thế. Tôi chỉ nhớ ký ức hồi học năm thứ 3 đi trực tại bệnh viện nội khoa, có bệnh nhân nặng, bệnh hiểm nghèo t.ử v.ong, tôi cảm thấy rất buồn. Tôi cứ nghĩ là chẩn đoán không chính xác nên bệnh nhân t.ử v.ong.

Dĩ nhiên lúc đó nhìn nhận của mình chưa chính xác song chính điều đó đã thúc đẩy tôi phải phấn đấu, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm của mình trong quá trình công tác để có phương pháp chẩn đoán, điều trị thích hợp để cứu chữa người bệnh.

Động lực nào khiến ông luôn không ngừng cố gắng nâng cao tay nghề, đưa kỹ thuật mới hiện đại về Việt Nam?

Cuộc đời đã đưa đẩy tôi đến với nghề y, mà đã làm nghề y là nghề chữa bệnh cứu người thì một cử chỉ rất nhỏ cũng phải cẩn thận. Đến giờ phút này, tôi vẫn luôn bật điện thoại 24/24, không bao giờ tắt máy. Vì mình được trời phú cho làm công việc chữa bệnh cứu người nên lúc nào mình cũng luôn nghĩ sẽ bất chợt có người cần đến mình và mình cần phải cứu chữa kịp thời.

Vì thế tôi lúc nào cũng suy nghĩ làm sao mình đừng để một con người nào bị c.hết oan, hoặc bị tai biến do mình gây ra. Chính vì thế mình càng phải rèn, từ những cái cơ bản nhất, từ lý thuyết cho đến thực hành.

Người bác sĩ nhất là trong lĩnh vực ngoại khoa có điểm cảnh tỉnh, chỉ cần một tiếng chuông nhỏ thôi là mình tỉnh. Tỉnh hoàn toàn chứ không phải ngủ gà ngủ gật. Vì cấp cứu là không có kế hoạch, là bất thình lình thế nên mới có những cuộc gọi lúc nửa đêm.

Bí quyết để ông không bao giờ thấy mệt mỏi là gì? Nhiều người nói bác sĩ ngoại rất “mê ngủ”.

Đã làm bác sĩ ngoại khoa thì ăn uống, giờ giấc không ai ấn định được. Có hôm 3 rưỡi chiều tôi mới ăn trưa. Ngủ cũng thế, tranh thủ lúc nào rảnh thì chợp mắt lúc đó.

Ông đến với G.iải t.hưởng Nhân tài Đất Việt như thế nào?

Tôi cũng không nhớ rõ năm nào. Song khi báo Dân trí ra đời tôi đã rất yêu, sáng nào cũng mở báo Dân trí ra đọc đầu tiên vì thế mà tôi biết đến G.iải t.hưởng Nhân tài Đất Việt.

Nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ mình tham gia vào G.iải t.hưởng vì trong lĩnh vực y học có biết bao nhiêu người giỏi, những người bạn, người thầy của tôi. Nhưng đó cũng là duyên trời, không ai định trước được cả.

G.iải t.hưởng Nhân tài Đất Việt có ý nghĩa như thế nào với cá nhân ông?

Nói đến G.iải t.hưởng Nhân tài Đất Việt chỉ tên của nó đã có ý nghĩa. Tất cả những đề tài về y học được nhận giải đều là những đề tài xuất sắc, những người thực hiện đều là những người có tâm, có tầm. G.iải t.hưởng có công rất lớn trong lĩnh vực y học, đóng góp trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

G.iải t.hưởng Nhân tài Đất Việt năm 2015 mà tôi nhận được thực sự là một vinh dự lớn lao trong cuộc đời, sự nghiệp làm nghề y của tôi, nhất là khi đây là g.iải t.hưởng duy nhất được trao trong lĩnh vực y dược năm đó. Đó là đề tài về các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm, trong đó có phương pháp điều trị bằng sóng cao tần.

Khi tôi được nhận G.iải t.hưởng điều đầu tiên tôi nói là cảm ơn tất cả những người bệnh đã tin tưởng tôi, giao phó cho tôi chữa bệnh thì tôi mới có được thành công, có được vinh dự này, thậm chí tự hào.

Hiện ông đang ấp ủ điều gì để phát triển các kỹ thuật can thiệp cột sống để chữa căn bệnh nhiều người trước đó nghĩ không bao giờ khỏi?

Lúc nào tôi cũng ấp ủ. Từ trước đến giờ trong lĩnh vực phẫu thuật cũng như trong lĩnh vực điều trị bệnh lý về xương khớp, cột sống, đĩa đệm, tôi vẫn luôn cố gắng đóng góp hết mình để đưa công nghệ tiên tiến thế giới về Việt Nam.

Như sử dụng robot trong điều trị bệnh lý về cột sống, áp dụng tại Bệnh viện Việt Đức từ năm 2012. Số lượng bệnh nhân tăng lên rất nhiều vì đã chứng minh được mình thành công. Cách đây mấy năm tôi nhận kỷ niệm chương của Mỹ là người phẫu thuật cột sống bằng robot nhiều nhất châu Á. Mỹ thực hiện ca phẫu thuật cột sống bằng robot vào năm 2011 thì tôi đưa về Việt Nam thực hiện vào năm 2012.

Mổ cột sống không ai nói giỏi được, cũng như bàn tay có ngón dài ngón ngắn nhưng tất cả những công nghệ mình đưa về đều có sức thuyết phục với đồng nghiệp, với người bệnh.

Ở Việt Nam, phẫu thuật cột sống người bệnh chi trả ít nhất so với thế giới. Một ca phẫu thuật cột sống bằng robot ở Mỹ là vài trăm ngàn USD thì về Việt Nam chỉ dưới 10.000 ngàn.

G.iải t.hưởng Nhân tài Đất Việt chuẩn bị bước sang năm thứ 15. Ông muốn nhắn gửi điều gì tới các thí sinh dự thi năm nay?

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia nên dù trong hoàn cảnh nào thì những nhân tài vẫn luôn cần được trân trọng. Và g.iải t.hưởng Nhân tài Đất Việt chính là cầu nối, giúp tìm ra những hiền tài đó. 15 năm qua G.iải t.hưởng Nhân tài Đất Việt đã chắp cánh cho hàng trăm đề tài nghiên cứu được ứng dụng và phát triển rộng rãi. Tôi cho rằng giá trị mà Nhân tài Đất Việt mang lại là vô cùng to lớn.

Để thành công chúng ta cần phải có những bước đột phá và điều mà tôi nhận thấy cái được lớn nhất khi tham gia G.iải t.hưởng Nhân tài Đất Việt không phải ở giá trị của g.iải t.hưởng mà là chúng ta sẽ thu nhận được những ý kiến đóng góp xác đáng nhất từ Hội đồng ban giám khảo để từ đó giúp chúng ta định hướng và phát triển đề tài hoặc sản phẩm của mình tốt hơn.

Như đề tài nghiên cứu của tôi, với kết quả tốt trong nghiên cứu, tôi đã chuyển giao kỹ thuật này cho các đồng nghiệp, từ các bệnh viện tuyến tỉnh đến cả vùng sâu, vùng xa. Và đó là điều tôi phấn khởi nhất.

Bài viết: Nam Phương

Ảnh: Quý Đoàn

Thiết kế: Khương Hiền

Theo Dân trí

Trách nhiệm cứu người

Đọc bài viết Trạm cấp cứu vệ tinh từ chối đi cứu người đăng trên Báo Thanh Niên ngày 9.7, nhiều người không tránh khỏi cảm giác buồn, lẫn bức xúc.

Ảnh minh họa

Đó là vì một bộ phận hành nghề y chưa làm hết trách nhiệm của mình, thậm chí là vô cảm!

Điển hình của sự vô cảm ở đây là trường hợp Trung tâm cấp cứu 115 (là tổng hành dinh cấp cứu của TP.HCM) gọi trạm cấp cứu vệ tinh 115 đặt tại Bệnh viện (BV) Q.Tân Phú – nơi ở gần bệnh nhân đột quỵ nhất, thế mà nhận được câu trả lời lạnh lùng, vô cảm – xe cấp cứu… bận. Nhiều người đặt câu hỏi BV Q.Tân Phú chỉ cách bệnh nhân cần cấp cứu vài trăm mét, khẩn cấp như thế có thể điều y, bác sĩ chạy xe máy (tầm vài phút) tới sơ cấp cứu ban đầu, giúp người bệnh qua cơn nguy kịch, rồi hỗ trợ người nhà đón xe đưa bệnh nhân đi cấp cứu chắc chắn sẽ nhanh hơn.

Đó là “tổng hành dinh cấp cứu” của thành phố gọi mà như thế, nếu người dân gọi thì trạm cấp cứu vệ tinh ứng xử ra sao!? Để rồi Trung tâm cấp cứu 115 gọi tiếp trạm cấp cứu vệ tinh 115 tại BV Q.Tân Bình và nơi đây cũng báo… bận; trung tâm phải đ.ánh xe đi, mất một khoảng thời gian quý giá trong cấp cứu. Nhiều ca bệnh được cứu sống, hay bệnh tình trở nên nguy kịch chính nhờ vào tinh thần trách nhiệm, y đức của bác sĩ trong tình huống như thế này.

Qua bài viết cũng thấy được thực trạng các trạm cấp cứu vệ tinh 115 thiếu phương tiện, con người. Tuy nhiên, nếu vì người bệnh, nếu làm hết trách nhiệm của mình thì lãnh đạo các BV quận/huyện phải khẩn trương báo cáo, đề xuất cấp trên để trang bị trước những phương tiện cần nhất cho cấp cứu; hoặc tạm thời linh động, vận dụng một số biện pháp cứu người kịp thời (như tình huống bệnh nhân gần kề BV nói trên…).

Chưa dừng lại ở đó, mà còn là trách nhiệm của ngành y tế là: không chỉ lập ra các trạm cấp cứu vệ tinh 115 cho đủ về số lượng, mà cần biết rõ, các trạm cấp cứu vệ tinh 115 có đảm bảo phương tiện, con người cho cấp cứu hay không, nhằm có hướng đầu tư hay phối hợp điều phối cấp cứu để cứu người nhanh nhất. Trong khi có những cá nhân tự bỏ t.iền mua xe cứu thương chở người bệnh miễn phí, thì ngành y tế cần phải làm tốt hơn trách nhiệm cứu người của mình.

Trong 12 điều y đức của ngành y tế, ngay điều 1 có nêu: “Phải có lương tâm nghề nghiệp và trách nhiệm cao…”; và ở điều 5 có nói “Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đun đẩy người bệnh”.

Xã hội rất cảm thông với ngành y – công việc luôn tất bật, áp lực rất nặng nề, nhất là với các BV tuyến trên ở TP.HCM luôn quá tải. Người bệnh sẽ an tâm, ấm áp hơn, quan trọng là tính mạng người bệnh được đảm bảo hơn nếu những người hành nghề y nỗ lực, tận tình với công việc cứu người của mình. Rất mong các thầy thuốc vừa giỏi về y thuật, vừa sáng về y đức.

Theo Thanh niên

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *