Những bất thường ở móng tay có thể là dấu hiệu cảnh bảo một số bệnh như tim mạch, xơ gan hay tuyến giáp.
Một nghiên cứu mới đây phát hiện bất thường ở móng tay cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo tiểu đường.
Nghiên cứu do các nhà khoa học Anh thực hiện, được đăng trên chuyên san Practical Diabetes. Kết quả đã phát hiện mối liên kết bất ngờ giữa móng tay và bệnh tiểu đường, theo Womans World.
Móng tay yếu, dễ gãy có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường. Ảnh SHUTTERSTOCK
Móng tay được tạo thành từ một loại protein gọi là keratin và một số mô sống được gọi là liềm móng. Liềm móng có tên như vậy vì nó là phần lưỡi liềm màu trắng trên móng. Tất cả kết hợp với nhau và cấu thành một móng tay chắc khỏe.
Liềm móng cần được cung cấp đầy đủ ô xy và chất dinh dưỡng từ mạch m.áu để giúp móng phát triển và khỏe mạnh. Nếu không, liềm móng sẽ yếu, từ đó khiến móng trở nên giòn và mỏng.
Ở người bị tiểu đường, đường huyết cao trong thời gian dài sẽ làm tổn thương mạch m.áu. Tình trạng này gây rối loạn chức năng liềm móng. Qua thời gian, móng tay sẽ bị suy yếu. Khi đó, bụi bẩn và môi trường ẩm ướt sẽ dễ gây n.hiễm t.rùng móng. Hệ quả sẽ khiến móng yếu, dễ bị cong và gãy.
Một dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường ở móng tay là nổi mẩn đỏ quanh móng. Đây là biểu hiện của chứng giãn mao mạch quanh móng. Nguyên nhân là do các mao mạch quanh móng bị tổn thương, tiến sĩ Rowan Hillson, chuyên gia tại Phòng Chăm sóc Sức khỏe và Xã hội Anh (DHSC) và là tác giả chính của nghiên cứu, giải thích.
Những người tiểu đường nặng thì tình trạng giãn nở mao mạch quanh móng sẽ nghiêm trọng hơn người mới mắc bệnh. Do đó, móng giòn, yếu và xuất hiện mẩn đỏ quanh móng tay, móng chân là dấu hiệu cảnh báo tiểu đường.
Ở móng chân, tình trạng viêm móng do ảnh hưởng của tiểu đường có thể dẫn đến nấm móng chân. Hệ quả sẽ khiến móng chuyển sang màu trắng bệt, vàng hoặc hơi xanh. Nấm móng cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo quan trọng nhất cùng với tình trạng l.ở l.oét ở chân hay vết thương không lành ở người bị tiểu đường.
Nhóm nghiên cứu lưu ý những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thì cần chú ý đến móng tay, móng chân. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì cần gặp bác sĩ để kiểm tra đường huyết, theo Womans World.
Vì sao trẻ ăn nhiều mà không tăng cân?
Nếu trẻ ăn nhiều nhưng ba tháng không tăng cân thì phụ huynh nên đưa bé thăm khám để bác sĩ đ.ánh giá chế độ dinh dưỡng, có mắc bệnh lý không.
Hỏi:
Bé nhà tôi 10 tháng, được bổ sung D3 và sữa non từ sơ sinh. Bé bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu, sau đó chuyển sữa công thức. Bé ăn dặm 2-3 bữa và uống sữa 750 ml một ngày nhưng ba tháng nay bé không tăng cân, lại hay ốm vặt, nhờ bác sĩ tư vấn giúp. (Thư Hương)
Trả lời:
Đối với trường hợp trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân, trước hết cần xem bé có bệnh lý gì không. Các bé có vấn đề bẩm sinh như bệnh hô hấp, hen suyễn, đường tiêu hóa, tuyến giáp, tim mạch sẽ có tình trạng kém hấp thu hoặc tăng nhu cầu năng lượng. Do đó, nếu bé có bệnh lý thì phải điều trị trước khi đ.ánh giá dinh dưỡng.
Về dinh dưỡng, không phải cứ ăn nhiều là bé sẽ lên cân, quan trọng chế độ ăn đó có phù hợp với bé không. Trẻ 10 tháng t.uổi cần uống khoảng 600-800 ml sữa, ăn ba cữ một ngày. Với trường hợp trên, lượng sữa và số bữa ăn của bé là phù hợp nhưng chất lượng bữa ăn vẫn chưa thể đ.ánh giá. Bé cần được khảo sát chế độ ăn vì đôi khi các mẹ không cho bé ăn chất béo hoặc bé không thích ăn thịt cá.
Ngoài ra, các mẹ có thể cho con ăn mật độ thức ăn chưa phù hợp với hệ tiêu hóa. Vì vậy, bé rất khó lên cân trong giai đoạn đầu ăn dặm. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ rất khó cải thiện. Với bé ba tháng không tăng cân, mẹ nên đưa bé đến khám dinh dưỡng để tìm nguyên nhân chính xác và được điều trị hợp lý.
ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng
Bác sĩ Trưởng Nutrihome Lê Đại Hành, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome