Theo cơ quan thống kê Nga Rosstat, hơn 50% người Nga có xu hướng tăng cân quá mức. Kết luận này dựa trên phân tích chế độ ăn của người Nga được tiến hành năm 2018.
Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matvienko từng tuyên bố ngoài sức khỏe phụ nữ và t.rẻ e.m, còn phải quan tâm đến sức khỏe nam giới – Ảnh: council.gov.ru
Các chuyên gia đã phỏng vấn khoảng 100.000 người, có tính đến lối sống, tình trạng sức khỏe, sự hiện diện của các bệnh liên quan đến dinh dưỡng, chế độ ăn uống. Thêm vào đó, các chuyên gia đã đo trọng lượng và chiều cao của người trả lời.
Theo đó, béo phì ở cấp độ một, hai và ba ở nước này ảnh hưởng đến 17,8% nam giới và 24,5% phụ nữ. Tình trạng dư thừa cân được ghi nhận ở 46,9% nam giới và 34,7% nữ giới. Trong khi đó, chỉ có 34% nam giới và 38,1% nữ giới có trọng lượng cơ thể tương ứng với tiêu chuẩn.
Tổng giá trị năng lượng của chế độ ăn trung bình hàng ngày là 3.031 Kcal ở nam và 2.225,5 Kcal ở nữ. Phần chính trong đó là carbohydrate (44,7% ở nam và 46,2% ở nữ) và chất béo (lần lượt là 41,3% và 39,6%).
Tình trạng béo phì trong dân chúng với những hậu quả về sức khoẻ đáng báo động đến mức trên REN TV, bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng Marijat Mukhina phải tuyên bố gần một nửa số đại biểu Duma quốc gia bị thừa cân.
Bà nêu thí dụ,121 vị đại biểu (26,9%) bị béo phì cấp độ một, trong 64 vị (14,2%) – cấp độ hai và 11 vị (2,4%) – béo phì cấp độ ba.
Marijat Mukhina nói thêm rằng 56% – 253 người trong thành phần Hạ viện có trọng lượng bình thường. Với tư cách một chuyên gia dinh dưỡng, bà cho biết, các đại biểu nam bị béo phì nhiều nhất – vì nam giới chiếm số đông ở Duma quốc gia.
Đồng thời, vị chuyên gia không loại trừ rằng có thể có lỗi trong phân tích của bà, vì chẩn đoán được thực hiện trực quan từ các bức ảnh 3 năm trước. Trong thời gian này, một trong số người đó có thể giảm cân.
Còn chuyên gia dinh dưỡng Elena Solomatina chia sẻ rằng, có thể loại bỏ chất béo bên trong, được gọi là mỡ nội tạng và thường được biểu hiện ở nam giới với “bụng bia”, bằng một chế độ ăn uống cân bằng.
Theo bà, chất béo nội tạng tích tụ xung quanh các cơ quan vùng bụng do lối sống ít vận động và dinh dưỡng không cân đối. Hậu quả có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và khó thở.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Ai cần tăng cân và ai cần giảm cân?
Trọng lượng cơ thể quá nặng chắc chắn gây hại cho sức khỏe. Cơ thể càng nặng nề thì nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao càng tăng.
Giảm mỡ bụng rất tốt cho sức khỏe vì mỡ khu vực này tích tụ nhiều ở các cơ quan nội tạng như tim, gan, tuyến tụy – Ảnh minh họa: Shutterstock
Với những người lớn t.uổi, thừa cân hay béo phì sẽ làm trầm trọng thêm các bệnh mạn tính như viêm khớp, ngưng thở khi ngủ, các vấn đề về tim mạch hay gan, MSN dẫn lời tiến sĩ Alexis Eastman, chuyên gia lão hóa tại Trường Y khoa và Sức khỏe cộng đồng thuộc Đại học Wisconsin (Mỹ).
Chỉ số khối cơ thể hay chỉ số trọng lượng (BMI) từ 25 đến 29,9 được xem là thừa cân, trong khi trên 30 là béo phì. Tuy nhiên, BMI có thể gây một số hiểu nhầm.
Chúng ta hay nghĩ rằng người có chỉ số BMI cao thường sẽ có nhiều mỡ. Trong khi đó, nhiều người nhờ tập luyện thể thao mà cơ thể sở hữu nhiều cơ, ít mỡ. Những người như vậy dù trọng lượng cơ thể có nặng hơn nhiều so với mức trung bình, chỉ số BMI có cao nhưng vẫn rất khỏe mạnh.
Ngược lại, gầy cũng không phải là tốt, đặc biệt là khi bị bệnh hay với người cao t.uổi. Gầy thường đi kèm với tình trạng sức khỏe yếu. Khi mắc bệnh như viêm phổi hay các chấn thương gãy xương do té ngã, người bệnh sẽ không có thể trạng tốt để chiến đấu với bệnh tật, các chuyên gia cảnh báo.
Ai cần tăng cân?
Những người có chỉ số BMI dưới 18,5 cần phải tăng cân. Để tăng cân, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mỗi ngày nên ăn nhiều bữa nhỏ thay vì chỉ ăn 3 bữa lớn.
Không nên ăn các món nhiều đường hay chất béo mà chọn những món ăn lành mạnh, có hàm lượng dinh dưỡng cao như trái bơ, bơ đậu phộng, dầu ô liu và sữa chua. Ngoài ra, họ cũng cần ăn nhiều rau củ, trái cây, thịt cá và những món giàu protein, các chuyên gia khuyến cáo.
Kết hợp việc tập luyện thể thao thường xuyên và ăn món có nhiều protein sẽ giúp tăng cân khỏe mạnh. Vì khi đó, trọng lượng tăng thêm phần lớn là cơ chứ không phải mỡ. Cơ bắp nhiều và chắc khỏe sẽ giúp bảo vệ xương, khớp tốt hơn, theo MSN.
Ai cần giảm cân?
Thừa cân có gây hại cho sức khỏe hay không phụ thuộc vào một số yếu tố. Trước nhất, mỡ thừa tập trung nhiều ở nơi nào trên cơ thể.
Mỡ tập trung nhiều ở bụng là nguy hiểm nhất vì nó bao quanh các cơ quan nội tạng quan trọng như tim, gan, tuyến tụy. Thậm chí, mỡ còn tích tụ nhiều trong động mạch gây ra các mảng xơ vữa.
Nhìn chung, những người có mỡ bụng nhiều nên giảm cân để khỏe mạnh hơn. Theo các chuyên gia, nam giới vòng bụng chỉ nên ở mức tối đa là 101 cm, phụ nữ là 89 cm. Vượt quá mức này sẽ tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm.
Muốn giảm cân nhanh và hiệu quả, các chuyên gia khuyến cáo nên kết hợp cả ăn kiêng và tập luyện thể thao. Mọi người cần tránh các món nhiều đường, chất béo, tinh bột trắng. Ăn trái cây rau củ để có đủ vitamin, khoáng chất. Ưu tiên các món có giàu protein như thịt, đậu. Mỗi kg trọng lượng cơ thể nên ăn 0,8 gram protein/ngày, theo MSN.
Chỉ số thể trọng hay chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index) là một cách nhận định cơ thể của một người là gầy hay béo bằng một chỉ số. Chỉ số này do nhà khoa học người Bỉ Adolphe Quetelet đưa ra năm 1832.
Chỉ số khối cơ thể của một người tính bằng trọng lượng (kg) chia cho bình phương chiều cao (đo theo mét hoặc cm). Con số này có thể tính theo công thức trên hoặc chiếu theo bảng tiêu chuẩn.
Chỉ số này có thể giúp xác định một người bị béo phì hay bị suy dinh dưỡng một cách khoa học căn cứ trên số liệu về hình dáng, chiều cao và cân nặng cơ thể.
Gọi W là khối lượng của một người (tính bằng kg) và H là chiều cao của người đó (tính bằng m), chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức, BMI (kg/m2) = W/H2 – theo wikipedia.
Theo Thanh niên