Nga phát triển phương pháp chữa khỏi hoàn toàn viêm gan B mạn tính

Các phương pháp mới do Viện nghiên cứu dịch tễ học trung ương Nga phát triển có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm gan B mạn tính dựa trên công nghệ chỉnh sửa gien, đảm bảo t.hủ t.iêu tới 99% các thành phần vi rut, nhưng không ảnh hưởng đến bộ gien của người.

Viêm gan là một trong 3 bệnh truyền nhiễm gây ra mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe của người Nga trưởng thành – Ảnh: Istock

Theo Rossijskaja Gazeta, Cơ quan liên bang giám sát bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và phúc lợi Nga Rospotrebnadzor đã công bố các phương pháp mới trong điều trị viêm gan B mạn tính. Bà Anna Popova, phụ trách cơ quan này khẳng định hiện nay, Viện nghiên cứu dịch tễ học trung ương trực thuộc Rospotrebnadzor đã phát triển các phương pháp mới để chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm gan B mạn tính dựa trên công nghệ chỉnh sửa gien, đảm bảo t.hủ t.iêu tới 99% các thành phần vi rut, nhưng không ảnh hưởng đến bộ gien của người.

Thêm vào đó, Viện nghiên cứu dịch tễ học trung ương trực thuộc Rospotrebnadzor đã tạo ra các chất phản ứng nội địa đầu tiên có thể phát hiện khả năng vi rút viêm gan B đột biến đề kháng được liệu pháp chống vi rút.

Báo cáo của cơ quan Rospotrebnadzor cho biết Viện nghiên cứu dịch tễ đã đăng ký và triển khai 190 bộ thuốc phản ứng trong thực hành giám sát dịch tễ học và y tế của Liên bang Nga, hơn 260 bộ thuốc phản ứng được đăng ký tại EU và tuân thủ các tiêu chuẩn châu Âu. Ngày nay, một trong những định hướng chính của viện là tạo ra các hệ thống xét nghiệm sáng tạo để chẩn đoán các bệnh khác nhau.

Trước đó, Bộ y tế Nga đã gọi viêm gan là một trong 3 bệnh truyền nhiễm gây ra mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe của người Nga trưởng thành ( 2 bệnh còn lại là sởi và HIV).

Theo Vladimir Chulanov, chuyên gia về bệnh viêm gan vi rut thuộc Viện nghiên cứu dịch tễ học trung ương của Rospotrebnadzor, tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B và C mạn tính cao nhất là ở những người trong độ t.uổi 35-50. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) có trên 1 triệu người c.hết vì viêm gan B mạn tính hàng năm.

Vũ Trung Hương

Theo motthegioi

5 tín hiệu ít ai ngờ báo hiệu bạn cần đến bệnh viện ngay

Nắm được nguyên nhân và các triệu chứng xơ gan, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được căn bệnh nguy hiểm này và đồng thời có những hành động bảo vệ sức khỏe kịp thời.

Gan được coi là một trong những cơ quan thầm lặng nhất bên trong cơ thể chúng ta, vì thế mà để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh gần như rất khó. Lí do là vì gan không có dây thần kinh ngoại biên và dây thần kinh cảm giác, không nhạy cảm với đau và có khả năng tự điều chỉnh, thích nghi rất tốt.

Ngay cả khi chỉ còn lá gan hoạt động được, nó vẫn đều đặn làm việc như chưa có chuyện gì xảy ra, do đó, xơ gan thường được phát hiện rất muộn và khó chữa.

Nguyên nhân gây xơ gan

Xơ gan là một bệnh gan phổ biến, nhưng không phải là bệnh khởi phát đột ngột. Hầu hết xơ gan có liên quan đến bệnh gan mạn tính, đặc biệt là viêm gan B mạn tính và viêm gan C, rất phổ biến trong bệnh xơ gan.

Gan nhiễm mỡ do rượu cũng có thể gây ra bệnh xơ gan. Những người uống nhiều rượu trong thời gian dài nên chú ý đến nó. Nếu bạn uống 80ml rượu mỗi ngày trong hơn 10 năm, bạn cần cảnh giác với bệnh xơ gan.

Ngoài ra, khoảng 20% gan nhiễm mỡ không cồn phát triển thành xơ gan, vì vậy những người có hơn 5% mỡ gan nên thận trọng.

Nhận biết các nguyên nhân xơ gan để kịp thời phòng tránh

Giai đoạn đầu của bệnh xơ gan có thể được kiểm soát và thậm chí có thể đạt được khả năng điều trị nhanh chóng Tuy nhiên, nếu tiến triển đến giai đoạn từ trung bình đến nặng, sẽ tương đối khó điều trị, vì vậy bạn không nên bỏ qua những bất thường trong cơ thể.

Khi cơ thể có 5 triệu chứng dưới đây, điều đó có nghĩa là gan đã bị tổn thương và bạn nên tìm đến bác sĩ để kiểm tra sớm nhất:

1. Vàng da

Gan là một cơ quan tiết ra mật. Khi mật đi vào túi mật và đi vào ruột non, nó sẽ tham gia vào công việc của đường tiêu hóa.

Nếu gan bị tổn thương, đặc biệt là xơ gan, sự bài tiết và chuyển hóa mật trong gan sẽ bị ảnh hưởng, điều này sẽ dẫn đến việc sử dụng và chuyển hóa không đủ của bilirubin. Lúc này, hàm lượng bilirubin trong m.áu sẽ tăng lên và hiện tượng vàng da cũng sẽ xuất hiện.

2. Rối loạn tiêu hóa

Khi mắc các triệu chứng như buồn nôn và chán ăn, mọi người vẫn lầm tưởng là các bệnh tiêu hóa thông thường. Thực tế, nếu mắc bệnh xơ gan, bệnh nhân sẽ mất cảm giác ngon miệng, tình trạng này là do lưu lượng m.áu trong đường tiêu hóa tăng lên, chức năng hấp thu ban đầu của đường tiêu hóa bị phá hủy và bài tiết gan không thể tham gia vào công việc tiêu hóa.

Nếu mất cảm giác ngon miệng lâu dài, thiếu dinh dưỡng, chức năng miễn dịch sẽ tiếp tục suy giảm, nên đi khám ngay để được chẩn đoán bệnh sớm nhất.

3. Cơ thể cảm thấy mệt mỏi bất thường

Khi bệnh gan phát triển thành xơ gan, bệnh nhân có xu hướng cảm thấy kiệt sức và không có cảm giác nhẹ nhõm sau một thời gian dài nghỉ ngơi.

Điều này là do tổn thương gan ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dẫn đến mức độ trao đổi chất và rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng, trong khi tổn thương gan cũng ảnh hưởng đến sự hấp thụ và chuyển hóa của mật. Vì thế mà sau khi hoạt động, axit lactic cơ bắp được tích lũy quá nhiều, làm bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi.

4. Xuất hiện nốt “mạng nhện” trên da

Cho dù đó là bệnh gan mạn tính hay xơ gan, thì nốt “mạng nhện” là một trong những dấu hiệu dễ dàng gặp phải. Nốt “mạng nhện” thực chất là u mach nôi lên trên bê mặt da. Sự thay đổi này gây ra một chấm đỏ trên bề mặt da, tư nhanh mach nho lan toa ra xung quanh các đường vành nhìn giống như mạng nhện.

5. Đốm nâu trong lòng bàn tay

Xòe lòng bàn tay và kiểm tra vị trí dưới ngón tay cái, nếu bạn tìm thấy những đốm nâu đỏ bất thường, nhạt màu hơn sau khi ấn vào và trở lại bình thường sau khi thả tay ra, thì đây là triệu chứng “báo hiệu từ gan” điển hình mà bạn cần cảnh giác.

Do không có thuốc đặc trị cho bệnh xơ gan, nên ngoài việc ngăn ngừa n.hiễm t.rùng hoặc kiểm soát viêm gan mạn tính, bạn nên bỏ hút thuốc và uống rượu, bỏ thói quen xấu, kiểm soát cân nặng và thường xuyên kiểm tra các bệnh về gan, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình và người thân trong gia đình.

An An (Dịch theo Sohu)

Theo vietnamnet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *